CÔNG AN BẠC LIÊU
Bầu cử Hạ viện và cuộc khủng hoảng trong lòng nước Mỹ
Cập nhật ngày: 9-11-2023
Khi Hạ viện Mỹ bầu hạ nghị sĩ Mike Johnson từ Louisiana làm Chủ tịch thứ 56 của mình, họ đã chấm dứt tình trạng “đóng băng” kéo dài 3 tuần lễ cũng như trao những khó khăn vào tay một nhân vật mới trên chính trường Mỹ.

Ông Johnson lần đầu được bầu vào Hạ viện Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2016, khi mới chỉ 44 tuổi. Ông là một luật sư và là người phát ngôn cho Tổ chức Bảo vệ liên minh (Alliance Defense Group) - nhóm vận động pháp lý có quan điểm phản đối quyền phá thai và quyền của người đồng tính. Với chỉ 7 năm công tác ở Hạ viện, ông Johnson đã trở thành Chủ tịch Hạ viện có thâm niên nghị sĩ ngắn nhất kể từ sau nội chiến Mỹ (1861-1865) tới nay.

Trong suốt quá trình đó, ông Johnson cũng chưa từng đứng đầu một ủy ban lớn của Hạ viện hay giữ vai trò quan trọng trong cơ quan này. Chính vì thế, dù là phó lãnh đạo của phe Cộng hòa tại Hạ viện từ năm 2021 tới nay nhưng ông Mike Johnson chỉ là ứng viên cuối cùng được những người Cộng hòa giới thiệu cho chức vụ mới.

Bầu cử Hạ viện và cuộc khủng hoảng trong lòng nước Mỹ -0
Ông Mike Johnson trở thành tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ.

Đặc điểm của hệ thống chính trị Mỹ có sự phân quyền rất mạnh. Chủ tịch Hạ viện là một vị trí đầy quyền lực, là “người chủ trì Hạ viện, có nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm theo luật pháp cũng như các quy định của Hạ viện” - trích Hiến pháp Mỹ. Với vai trò là người đứng đầu cơ quan lập pháp, Chủ tịch Hạ viện điều hành hoạt động, trực tiếp ký các dự luật chuyển tới các ủy ban hành pháp, bổ nhiệm các thành viên ủy ban, quy định về các điểm và giám sát hoạt động của các ủy ban này. Nói cách khác, người đứng đầu Hạ viện có thể ủng hộ hoặc chống lại các quyết định của tổng thống.

Trong lịch sử chính trị Mỹ, mỗi khi Hạ viện nằm trong tay đảng đối lập thì giữa Chủ tịch Hạ viện và tổng thống sẽ luôn có những thỏa thuận khó khăn để có thể đưa ra bất cứ một quyết định gì. Nói cách khác, đó là tình trạng “trói tay” Tổng thống Mỹ về luật pháp. Tuy nhiên, người đứng đầu vẫn phải điều hành Hạ viện để hỗ trợ cho chính phủ thực thi các nhiệm vụ của mình. Cuộc đối đầu giữa các phe, nhóm lợi ích khác nhau luôn đặt người đứng đầu Hạ viện vào thế trung gian của mọi thỏa thuận. Vai trò đặc thù đó đòi hỏi người đứng đầu Hạ viện phải có kinh nghiệm điều hành, lãnh đạo tổ chức. Chính vì thế, đây là một trong những vị trí đề cao “yếu tố kinh nghiệm” nhất trong hệ thống chính trị Mỹ.

Bầu cử Hạ viện và cuộc khủng hoảng trong lòng nước Mỹ -0
Hạ viện Mỹ vẫn tồn tại nhiều chia rẽ.

Ngoài ra, theo Đạo luật kế vị tổng thống, được thông qua để bổ sung Điều 2 của Hiến pháp, Chủ tịch Hạ viện cũng đứng thứ hai sau phó tổng thống để thay thế vị trí của tổng thống điều hành đất nước trong trường hợp tổng thống không đủ năng lực. Chiếc ghế mà ông Mike Johnson ngồi vào vì thế được đánh giá là chiếc ghế quyền lực thứ 3 của nước Mỹ. Thậm chí, ở nhiều khía cạnh, nó còn quan trọng hơn chiếc ghế phó tổng thống vốn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.

Vị trí quan trọng này đã đặt ông Mike Johnson vào thế rất dễ bị “soi”. Không hề giấu giếm, những nhà phân tích chính trị hàng đầu nước Mỹ đều bày tỏ sự nghi ngờ với khả năng lãnh đạo của ông. Molly Reynolds, chuyên gia nghiên cứu quản trị tại Viện Brookings thẳng thắn: “Ông ấy (Mike Johnson) là người tương đối mới đối với Hạ viện, ít nhất là theo tiêu chuẩn người đứng đầu của Hạ viện”. Trong chương trình truyền hình bình luận chính trị chỉ vài giờ sau khi kết quả bầu tân Chủ tịch Hạ viện được công bố, người dẫn chương trình Jimmy Fallon còn nói “đây như một trò đùa”. Trong khi nhà báo nổi tiếng Stephen Colbert cho rằng: “Đó là nhà lãnh đạo chung chung nhất mà chúng ta có...”.

Nhà báo Colbert không hề quá lời khi nói về vị tân Chủ tịch Hạ viện của mình như vậy. Ông Mike Johnson không đại diện cho nhóm lớn nào trong Quốc hội Mỹ, một thực tế cho thấy ông không hề nổi bật. Thực tế, ông Mike Johnson là lựa chọn thứ 9 trong danh sách các ứng cử viên của đảng Cộng hòa đưa ra cho vị trí lãnh đạo Hạ viện suốt thời gian qua. Trong hai ngày 24 và 25/10, khi chiếc ghế Chủ tịch Hạ viện đã bị bỏ trống 3 tuần, những cuộc họp kín của đảng Cộng hòa để đề cử ứng viên gấp gáp cũng chỉ đưa ông Johnson xuất hiện cuối cùng khi 3 ứng viên khác đã bị loại bỏ do không nhận được sự ủng hộ rộng rãi.

Bầu cử Hạ viện và cuộc khủng hoảng trong lòng nước Mỹ -0
Chia rẽ trong đảng Cộng hòa khiến ông McCarthy phải từ chức.

Trước ông Mike Johnson, những ứng viên được cho là đủ kinh nghiệm để ngồi vào chiếc ghế này như Jim Jordan (Chủ tịch Ủy ban Ngân sách), Steve Scalise (lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện) hay Tom Emmer đều đã tự rút lui khi thấy không nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong nội bộ đảng. Trong vòng bỏ phiếu thứ 3, thậm chí cựu Chủ tịch McCarthy còn nhận được nhiều phiếu hơn ông Mike Johnson.

Đảng Cộng hòa dù đang nắm đa số tại Hạ viện Mỹ nhưng cũng hoàn toàn bị chia rẽ. Lợi thế mong manh (221-212 so với đảng Dân chủ) khiến cho bất cứ sự phản đối nào của chính các thành viên Cộng hòa cũng khiến đảng của họ bị mất quyền quyết định. Phe bảo thủ trong đảng tuy chỉ chiếm số ít nhưng đã phế truất ông McCarthy và hoàn toàn không ủng hộ một nhân vật nào có đường lối tương tự. Trong khi đó đảng Dân chủ đoàn kết với sự lựa chọn của mình khiến cho phe Cộng hòa phải tự thỏa thuận với nhau để tìm ứng viên mới.

Ngay trước cuộc bầu cử tối 25/10, một cuộc thăm dò của tờ Economist cho thấy chỉ 1% những người ủng hộ đảng Cộng hòa chọn ông Johnson là ứng cử viên mà họ mong muốn cho vị trí Chủ tịch Hạ viện. Sự ủng hộ này thấp hơn nhiều những ứng viên khác như Jim Jordan (dẫn đầu với 23%), Donald Trump (đứng thứ hai với 15%) và cả cựu Chủ tịch Kevin McCarthy (đứng thứ ba với 6%). Trong khi đó có tới 40% không đưa ra ý kiến nào. Vấn đề là người ta không thể đưa ông Trump (người không thể nhận chức) hay ông McCarthy (người vừa bị lật đổ) vào vị trí này. Trong khi đó ông Jim Jordan đã tự rút lui từ trước. Và, sau 3 tuần thảo luận bế tắc, việc đưa một ứng viên “dễ được chấp nhận” như ông Mike Johnson trở thành lựa chọn hợp lý. Với việc giành được 220 phiếu hoàn toàn của đảng Cộng hòa, ông Mike Johnson đã trở thành vị Chủ tịch thứ 56 của Hạ viện Mỹ. Một sự lựa chọn vừa đủ và dĩ nhiên cũng không hề an toàn cho chính trị gia đến từ bang Louisiana.

Bầu cử Hạ viện và cuộc khủng hoảng trong lòng nước Mỹ -0
Ông Mike Johnson là đồng minh của cựu Tổng thống Donald Trump.

Ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch Hạ viện ở thời điểm này không dễ dàng gì với ông Johnson. Mức thâm hụt 1,7 nghìn tỷ USD trong năm tài chính vừa qua đang đè nặng ngân sách chính phủ và một cuộc bỏ phiếu nữa để gia hạn nợ sẽ diễn ra ngày 17/11 tới. Trong khi đó những khoản chi lớn liên tiếp được đệ trình lên do những vấn đề phát sinh. Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu Quốc hội cung cấp 105 tỷ USD viện trợ để giúp Israel và Ukraine và củng cố biên giới Mỹ - Mexico. Các chương trình hỗ trợ ngành hàng không và nông nghiệp liên bang cũng sớm hết hạn. Nếu thất bại trong cuộc đàm phán ngăn chặn chính phủ đóng cửa tới đây, rất có thể sự nghiệp chính trị của ông Mike Johnson sẽ kết thúc.

Sự chia rẽ tại Hạ viện Mỹ đã lên đến mức nghiêm trọng khi các thành viên của hai đảng không sẵn sàng làm việc với nhau cho những mục tiêu chung. Việc không có một nghị sĩ Dân chủ nào ủng hộ ông Mike Johnson lên làm Chủ tịch Hạ viện đã vẽ nên viễn cảnh khó khăn cho ông trong bất cứ cuộc thảo luận nào. Ông Mike Johnson được đánh giá cao hơn người tiền nhiệm McCarthy khi ông có sự ủng hộ của nhóm bảo thủ trong đảng Cộng hòa, chính là nhóm đã “gây rối” dẫn đến việc ông McCarthy bị loại bỏ. Sự gần gũi với cựu Tổng thống Donald Trump đã đem đến cho ông Johnson sự ủng hộ này. Tuy nhiên, đây cũng có thể là mầm mống cho những chia rẽ mới bởi hình ảnh của ông Trump luôn đem đến rất nhiều tranh cãi trên chính trường Mỹ. Sự ủng hộ thông qua các hoạt động gây quỹ trong đảng của ông Mike Johnson cũng rất hạn chế. Số liệu cho thấy kỳ bầu cử năm 2020, ông Mike Johnson chỉ gây quỹ cho đảng được 1,3 triệu USD trong khi ông McCarthy gây quỹ nhiều nhất, với 28 triệu USD. Đa số mong manh tại Quốc hội khiến đảng Cộng hòa có rất ít cơ hội để sai sót trong những cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi khác. Việc giữ được sự đoàn kết trong nội bộ đảng là bắt buộc nhưng những dự thảo luật lớn sẽ cần sự ủng hộ của cả những nghị sĩ Dân chủ.

Nhà lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện, ông Hakeem Jeffries sẽ ủng hộ ông Johnson bởi: “Chúng ta phải theo đuổi con đường lưỡng đảng và mở cửa lại Hạ viện”. Đây có thể là cơ hội dành cho ông Mike Johnson bởi như nhà phân tích chính trị Molly Reynolds đã nhận xét: “Sự thiếu kinh nghiệm của ông ấy có thể đem đến ít kẻ thù hơn”.

Nguồn: cand.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 1014
    Trong tuần: 129170
    Trong tháng 480943
    Tất cả: 17037288