CÔNG AN BẠC LIÊU
Thông điệp gì từ chuyến công du châu Âu của Tổng thống Biden?
Cập nhật ngày: 23-03-2022
Chuyến vượt Đại Tây Dương sang châu Âu lần này của Tổng thống Mỹ Joe Biden chất đầy những nhiệm vụ nặng nề, với mục tiêu xử lý nhiều vấn đề hóc búa, cả về đối ngoại lẫn phương diện đối nội. Không chỉ vị thế của nước Mỹ cần được bảo toàn, mà chính địa vị của đảng Dân chủ cũng cần được củng cố, khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đã ở rất gần.

Tâm điểm Ukraine

Theo kế hoạch được thông báo chính thức ngày 21-3 (giờ Việt Nam), Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đến Ba Lan vào ngày 25-3 và hội đàm song phương với người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda. Chuyến thăm Ba Lan này của Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra một ngày sau khi ông tham dự Hội nghị Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), gặp các lãnh đạo Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ).

Cụ thể, ngày 24-3, ông Biden sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO và hội nghị G7 bàn về cuộc khủng hoảng Ukraine. Sau đó, Tổng thống Mỹ sẽ tham dự hội nghị của Hội đồng châu Âu (European Council) để thảo luận về vấn đề này, trong đó có những nỗ lực phối hợp xuyên Đại Tây Dương nhằm gia tăng sức ép kinh tế với Nga, hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine và tháo gỡ những thách thức liên quan đến cuộc khủng hoảng đang diễn ra.

Thông điệp gì từ chuyến công du châu Âu của Tổng thống Biden? -0
Nước Nga luôn là đồng minh truyền thống và có sức tác động lớn đến Iran.

Nhưng, trước hết, từ ngày 21-3, Tổng thống Mỹ đã phải chủ trì cuộc hội đàm trực tuyến với lãnh đạo các nước châu Âu như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Italy Mario Draghi và Thủ tướng Anh Boris Johnson, để thảo luận về các nỗ lực phối hợp ứng phó chung với cuộc khủng hoảng Ukraine.

Có thể thấy, sau khi Tổng thống Ukraine Vlodymyr Zelensky kêu gọi Tổng thống Mỹ có những hành động mạnh mẽ và quyết liệt hơn (trên cương vị là “người lãnh đạo thế giới”, như cách ông Zelensky sử dụng ngôn từ trong bài phát biểu online đọc trước Quốc hội Mỹ ngày 19-3), ông chủ Nhà Trắng không thể tiếp tục ở lại Washington và chỉ giới hạn hành động trong việc ký khoản viện trợ 800 triệu USD. Ông buộc phải có mặt ở gần “hỏa tuyến”, để trực tiếp quan sát, lắng nghe, đánh giá và thảo luận về các vấn đề liên quan, trải dài khắp các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế...

Cho dù “chưa có kế hoạch đến thăm Ukraine trong chuyến công du lần này, như bà Psaki làm rõ, sự hiện diện của Tổng thống Mỹ tại Ba Lan (quốc gia có đường biên giới chung, nơi tập trung lớn nhất của dòng người di tản chạy trốn khỏi chiến sự từ Ukraine, cũng là nước thành viên NATO dễ bị ảnh hưởng trực tiếp nhất bởi các hành động quân sự) là điều vô cùng cần thiết.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, từ ngày 18-3, đã xác nhận rằng ông sẽ đưa ra đề xuất về một sứ mệnh gìn giữ hòa bình, khi các lãnh đạo NATO gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh vào ngày 24-3 tới, ở Brussels. “Tôi nghĩ rằng, cần phải có lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO, cũng có thể là một số cấu trúc quốc tế rộng lớn hơn nhưng là một lực lượng có khả năng tự vệ, hoạt động trên lãnh thổ Ukraine”, Phó Thủ tướng Kaczynski nói tại cuộc họp báo ở Kiyv hôm 15-3. “Đó sẽ là lực lượng phấn đấu vì hòa bình, viện trợ nhân đạo nhưng đồng thời cũng sẽ được các lực lượng vũ trang bảo vệ”.

Vấn đề là, liệu nước Mỹ, trong vai trò cường quốc dẫn đầu NATO, có “hứng thú” với một kế hoạch như thế không?

Thông điệp gì từ chuyến công du châu Âu của Tổng thống Biden? -0
Nhiều bài toán khó đặt ra với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Kể từ khi xung đột quân sự bùng nổ tại Ukraine cho đến tận ngày 20-3, Washington vẫn không thay đổi quan điểm: NATO sẽ không trực tiếp đọ sức với quân đội Nga. Lý do được đưa ra là bởi: Ukraine chưa phải là thành viên NATO, để NATO có thể “đường đường chính chính” phản ứng bằng hành động ở mức độ cao nhất, tự đẩy mình vào một cuộc chiến tranh quy ước toàn diện như thế. Và, cũng như chuyện thiết lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine, một lực lượng gìn giữ hòa bình hoạt động trên lãnh thổ Ukraine dưới danh nghĩa NATO có thể khiến ngọn lửa căng thẳng càng bùng thêm dữ dội.  

Thay vào đó, Lầu Năm Góc cũng như Nhà Trắng hứa hẹn sẽ giúp Ukraine có được các hệ thống phòng không có tầm bắn xa hơn tên lửa Stinger vác vai trên mặt đất mà không gây xung đột trực tiếp với Nga. Hệ thống S-300 sẽ là vũ khí lý tưởng, vì quân đội Ukraine đã quen sử dụng hệ thống này. Bởi vậy, theo một số nguồn tin, Mỹ được cho là đang thuyết phục nước thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S400 (mà nước này mua của Nga) sang cho Ukraine sử dụng. Tuy nhiên, chưa ai quên, quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ từng “dậy sóng” khi Ankara đặt mua từ Nga hệ thống này.

Thông điệp gì từ chuyến công du châu Âu của Tổng thống Biden? -0
NATO đối diện những thách thức không nhỏ và vô cùng “tế nhị”.

Sau những làn khói súng

Chiến sự gia tăng khốc liệt từng giờ từng phút. Nói như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, “Việc Nga sử dụng vũ khí siêu vượt âm Kinzhal đánh dấu một bước leo thang đáng kể trong chiến dịch nhằm buộc Ukraine phải từ bỏ hy vọng xích lại gần phương Tây”. Trong khi đó, đàm phán giữa Ukraine và Nga vẫn trong trạng thái bế tắc.

Không ai dám chắc, với những động thái đã thể hiện, cũng như với những kế hoạch đang được nước Mỹ xúc tiến, việc Tổng thống Mỹ Joe Biden công du đến châu Âu sẽ có thể tác động nhiều đến bối cảnh ấy, nhằm thúc đẩy đối thoại và nhanh chóng vãn hồi hòa bình.

Song, lùi xa khỏi những khu vực giao tranh, không để mình bị hút vào các diễn biến chiến sự, có lẽ bất cứ ai cũng sẽ dễ dàng nhận thấy nhiều “nút thắt” đang chờ đợi được tháo gỡ hơn, trên bàn cờ địa chính trị toàn cầu.

Ngày 21-3, EU chính thức thông qua Định hướng chiến lược (La bàn chiến lược) về an ninh, quốc phòng tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng ở Brussels. Mục tiêu của Định hướng chiến lược là đưa EU trở thành tổ chức có thể cung cấp sự đảm bảo an ninh mạnh mẽ và có năng lực hơn. Định hướng này sẽ nâng cao quyền tự chủ chiến lược của khối và khả năng làm việc với các đối tác để bảo vệ các giá trị và lợi ích của EU.

Theo bản Định hướng này, EU sẽ sử dụng các nhóm tác chiến được thành lập vào năm 2007 để tạo thành lực lượng phản ứng gồm 5.000 binh sĩ. Các nhóm chiến đấu đang hoạt động song chưa bao giờ được sử dụng, vì thiếu ý chí chính trị và phương tiện tài chính, sẽ thực hiện các hành động bên ngoài của EU. Lực lượng này sẽ được tạo thành từ các đơn vị bộ binh, không quân, hải quân và có khả năng vận tải để có thể thực hiện các biện pháp can thiệp, cứu và sơ tán công dân châu Âu trong các cuộc xung đột.

Thông điệp gì từ chuyến công du châu Âu của Tổng thống Biden? -0
Ngày 21-3, Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ tái tranh cử vào năm 2024.

Phát biểu với báo giới, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Joseph Borrell nhấn mạnh: Định hướng chiến lược là kim chỉ nam cho hành động. Theo ông Borrell, nó đặt ra một hướng đi đầy tham vọng cho chính sách an ninh và quốc phòng của liên minh trong thập niên tới, giúp EU đối mặt với trách nhiệm an ninh của mình.

Nói cách khác, đó là một thứ “tuyên ngôn độc lập” thầm kín của châu Âu dành cho NATO, nhằm cải thiện khả năng hành động của riêng EU một cách quyết đoán trong các cuộc khủng hoảng, bảo vệ an ninh quốc phòng của mình và sự an toàn của các công dân. Nói cách khác nữa, động thái này tô đậm thêm những chia rẽ và nghi ngờ về tác dụng đích thực của “chiếc ô an ninh” mà nước Mỹ đã luôn nhắc đi nhắc lại với Paris hay Berlin, hai đầu não lãnh đạo EU.

Ngày 24-3, các vấn đề liên quan đến câu chuyện này sẽ được đề cập tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường của NATO. Từ góc nhìn thực dụng đặt trên căn bản là lợi ích cốt lõi của nước Mỹ, những gì đang diễn ra tại khu vực đồng minh truyền thống Tây Âu còn quan trọng hơn nhiều so với chiến sự ở Ukraine.

Xa hơn, nước Mỹ còn một “cuộc hẹn hò” với Iran, tại cuộc đàm phán vẫn chưa có hồi kết nhằm tái sinh Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), nghĩa là thỏa thuận hạt nhân lịch sử (mà Iran ký với nhóm cường quốc Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) năm 2015. Iran vẫn chưa chấp thuận vị thế thương lượng trực tiếp của Mỹ, bởi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa nước Mỹ rời khỏi thỏa thuận này năm 2018, đồng thời gia tăng tối đa các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Thông điệp gì từ chuyến công du châu Âu của Tổng thống Biden? -0
EU tìm kiếm một con đường riêng nhằm tự bảo đảm an ninh quốc phòng.

Nếu thực sự muốn thúc đẩy tiến trình đàm phán JCPOA, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không chỉ phải siết chặt lại những mối liên hệ với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hay Thủ tướng Đức Olaf Scholz, tức là các nhà lãnh đạo châu Âu, mà còn phải tìm cách dung hòa những mâu thuẫn với Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một nhiệm vụ hoàn toàn mờ mịt trong bối cảnh hiện tại.

Hơn hết, nếu không thể “ghi điểm” bằng các hoạt động mang lại hiệu quả cụ thể và thiết thực ở những điểm nóng toàn cầu như Ukraine hay JCPOA, cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ chuẩn bị diễn ra cuối năm nay sẽ trở thành những cạm bẫy chực chờ đối với đảng Dân chủ của ông chủ Nhà Trắng. Giá dầu thế giới đang tăng vọt bởi các cuộc khủng hoảng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thường nhật của cử tri Mỹ. Và, chỉ thế thôi, nếu không được xử lý gọn gàng, giá xăng ở Mỹ có thể làm thay đổi đáng kể tương quan quyền lực tại trụ sở lưỡng viện Quốc hội Mỹ - Capitol Hill...




Nguồn: cand.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 2043
    Trong tuần: 23181
    Trong tháng 174102
    Tất cả: 17267663