UBND TP Hà Nội vừa quyết định phê duyệt Đề án phát triển kinh tế đô thị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đề án nêu ra nhiều giải pháp để phát triển các ngành kinh tế đô thị, trong đó có việc phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng…
Bên cạnh đó, TP Hà Nội cũng sẽ phát triển các mô hình kinh tế mới như: kinh tế chia sẻ, kinh tế đêm, kinh tế số, kinh tế du lịch, kinh tế thể thao, kinh tế vỉa hè.
Về cải tạo, chỉnh trang đô thị, TP Hà Nội giao Sở Xây dựng phối hợp các sở ngành, UBND quận tham mưu triển khai công tác cải tạo, chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị.
Trong đó, cần cải tạo, chỉnh trang khu vực nội đô để khai thác kinh tế đô thị hiệu quả nhất; biến cả khu vực nội đô lịch sử thành khu vực có thể đi bộ. Theo đó, TP Hà Nội yêu cầu thiết kế, chỉnh trang sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất để đi bộ, để kinh tế vỉa hè, kinh tế cá thể phát triển bên cạnh ngành kinh tế hiện đại, thay vì một số tuyến phố đi bộ như hiện nay.
Để thực hiện phát triển kinh tế đô thị, Hà Nội vạch ra 33 nhiệm vụ, dự án, đề án và các chương trình ưu tiên thực hiện. Trong đó có đề án "Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn TP có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”. Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan hoàn thiện trong giai đoạn 2023 - 2025.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội được giao phối hợp với Công an TP lập đề án "Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030".
Tính đến cuối năm 2022, trên toàn địa bàn TP Hà Nội có khoảng 7,6 triệu phương tiện, trong đó có trên một triệu ô tô, khoảng 6,4 triệu xe máy.
Nguồn cand.com.vn
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 5397 Trong tuần: 14862 Trong tháng 165776 Tất cả: 17259341