CÔNG AN BẠC LIÊU
Đẩy nhanh việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Cập nhật ngày: 12-05-2023
Bộ Công an đã hoàn thành Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam để lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trình Quốc hội cho ý kiến thông qua.

Nhằm góp phần đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc mời, đón người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, Bộ Công an đã hoàn thành Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam để lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trình Quốc hội cho ý kiến thông qua.

Sự cần thiết phải ban hành luật

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 16/6/2014, có hiệu lực ngày 1/1/2015. Sau 4 năm thực hiện Luật số 47, ngày 25/11/2019, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật số 47 (Luật số 51) tại Kỳ họp thứ 8, có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2020.

Đẩy nhanh việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh,  xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam -0
Chính sách về pháp luật xuất nhập cảnh của Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, tạo điều kiện hơn nữa cho người nước ngoài.

Luật số 51 có những quy định nhằm góp phần  tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nước ngoài vào Việt Nam du lịch, đầu tư, trong đó, đặc biệt là việc luật hóa chính sách thị thực điện tử sau thời gian thí điểm. Tuy nhiên, Luật số 51 có hiệu lực vào thời điểm cả thế giới phải đối mặt với dịch COVID-19, Việt Nam đang áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm tăng cường phòng, chống dịch, do đó, hiệu quả đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội còn hạn chế.

Từ ngày 15/3/2022, sau khi Chính phủ khôi phục các chính sách xuất nhập cảnh, cho phép mở cửa du lịch, các hoạt động xuất nhập cảnh đã dần trở lại trạng thái bình thường, lượng người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam có sự gia tăng trở lại, song vẫn rất thấp so với những năm chưa xảy ra dịch bệnh. Đến nay, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nhiều nước đã gỡ bỏ các biện pháp phòng, chống dịch nhằm phục hồi kinh tế, tuy nhiên, đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ trên tất cả các lĩnh vực, nhất là ngành du lịch. Các cơ quan chức năng trên lĩnh vực du lịch, thể thao, ngoại giao, các diễn đàn, hiệp hội doanh nghiệp đã có những kiến nghị cần thông thoáng hơn trong chính sách thị thực của Việt Nam nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh, thu hút khách du lịch quốc tế thời gian tới.

Trước bối cảnh tình hình trên, Chính phủ đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phục hồi du lịch, kinh tế - xã hội, trong đó xác định cần có giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh và đi lại cho khách du lịch quốc tế. Thủ tướng đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu, đánh giá, đề xuất, sửa đổi quy định pháp luật về xuất nhập cảnh, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất để tạo điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục, thời gian, số lượng nhập cảnh, số ngày lưu trú tại Việt Nam nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an đã xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Rõ ràng, việc tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch, chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài… vào Việt Nam, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh sau đại dịch COVID-19 là rất cần thiết và cần sớm được thống nhất ý kiến đưa vào thực thi trong đời sống xã hội.

Những chính sách mới đưa vào luật

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam tập trung vào 2 nhóm chính sách.

Một là, tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay. Mục tiêu đạt được của nhóm chính sách này là nhằm mở rộng đối tượng áp dụng, tăng giá trị, thời hạn của thị thực điện tử; tăng thời hạn lưu trú đối với người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực. Trên cơ sở đó, thu hút người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, nhất là người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam để du lịch, khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư… đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Hai là, hoàn thiện một số quy định nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú người nước ngoài tại Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Mục tiêu của nhóm chính sách này nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, nhất là quản lý cư trú, tạo cơ sở cho công tác phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng chính sách thông thoáng về xuất nhập cảnh của Việt Nam để vi phạm pháp luật.

Cần sự thống nhất cao và sự vào cuộc của các cấp, các ngành

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam dự kiến được Bộ Công an trình Quốc hội khóa XV bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 vào kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và thông qua vào Kỳ hợp thứ 6 (tháng 10/2023) của Quốc hội. Để dự thảo luật thực sự có tính khả thi, cần ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân.

Trên thực tế, nhiều cấp, ngành, địa phương đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Từ những hội nghị này, đã có nhiều ý kiến xác đáng được kiến nghị cho dự thảo luật; tham vấn một số vấn đề cần tập trung sửa đổi, bổ sung vào hai nhóm chính sách như đã nêu ở dự thảo luật. Nhiều cá nhân trong và ngoài nước cũng đã thể hiện quan điểm, ý kiến đóng góp cho dự thảo luật ở nhiều góc độ khác nhau.

Tuy nhiên, để việc đóng góp ý kiến thực sự có chất lượng, đảm bảo tiến độ thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến và sớm ban hành, các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với toàn dân về tính cấp thiết, những điểm mới trong thực hiện chính sách thị thực phù hợp với bối cảnh tình hình mới. Từ đó góp phần lan tỏa, tạo đồng thuận, nhất trí cao trong toàn xã hội về việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Nguồn: cand.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 14644
    Trong tuần: 35800
    Trong tháng 186719
    Tất cả: 17280283