CÔNG AN BẠC LIÊU
Giải pháp giúp đồng bào dân tộc Khmer thoát nghèo
Cập nhật ngày: 27-10-2015
Hiện nay hơn 31,6% số người dân tộc Khmer ở Trà Vinh sinh sống theo các phum, sóc và tập trung nhiều ở khu vực đất trồng các loại cây có gai như: tre gai, trâm bầu, duối… cho hiệu quả kinh tế không cao, đời sống người dân gặp khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao. Vì vậy, giúp đồng bào dân tộc Khmer thoát nghèo là mục tiêu mà tỉnh Trà Vinh nói chung và huyện Tiểu Cần nói riêng đặt ra trong thời gian tới.


Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất triền giồng, gò cao của  các hộ Khmer (xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần).

Cấp “cần câu” thay “con cá”

Tiểu Cần là một trong những huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh Trà Vinh sinh sống, tập trung nhiều ở các xã: Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần, Hùng Hòa, Tân Hùng và có 35 trong số 89 ấp, khóm tỷ lệ người dân tộc Khmer chiếm hơn 30%. Theo Huyện ủy Tiểu Cần, từ năm 2010 đến nay huyện tập trung chỉ đạo thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước có liên quan đến công tác dân tộc, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia trong vùng đồng bào Khmer như: hỗ trợ nhà ở, đất ở, cho vay vốn phát triển sản xuất, trợ giá, trợ cước…, đã giải ngân cho 3.592 lượt hộ với tổng số tiền hơn 44 tỷ đồng.

Đến nay, toàn huyện có bốn xã được công nhận xã nông thôn mới (NTM), trong đó Phú Cần (xã điểm NTM của tỉnh được công nhận vào cuối năm 2013), ba xã Hiếu Trung, Tân Hùng và Tập Ngãi được công nhận vào cuối năm 2014. Và theo kế hoạch, huyện đang phấn đấu xây dựng xã Hiếu Tử đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, theo Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tiểu Cần Nguyễn Văn Hiếu, thời gian tới, nếu không có những giải pháp quyết liệt, hữu hiệu thì tình trạng tái nghèo sẽ diễn ra, nhất là đối với những ấp, xã có tỷ lệ hộ là người dân tộc Khmer cao. Vì vậy, bài toán được đặt ra cho các ngành, địa phương hiện nay là khi đầu tư cần thực hiện theo hình thức cấp “cần câu” cho hộ nghèo chứ không phải cho “con cá” như trước đây.

Mở hướng thoát nghèo

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần Nguyễn Văn Diệp cho biết: Để từng bước cải thiện đời sống kinh tế ở khu vực có đông bà con dân tộc Khmer, bằng nhiều nguồn vốn Phòng Nông nghiệp đang triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm mô hình trồng lạc trên đất giồng cát với quy mô hai ha ở ba xã: Hiếu Tử, Hiếu Trung và Long Thới. Mô hình chọn đầu tư chủ yếu cho những hộ Khmer có điều kiện canh tác tương đối thuận lợi, định mức hỗ trợ giống 100%, 30% chi phí vật tư nông nghiệp. Ngoài ra, những hộ tham gia mô hình còn được tập huấn kỹ thuật canh tác để mang lại hiệu quả trong sản xuất và có thể canh tác ở quy mô lớn hơn sau này.

Ông Thạch Chanh, một nông dân Khmer ở ấp Kinh Xáng, xã Hiếu Tử đã được đầu tư mô hình trồng lạc cho biết: “Chỉ mới trồng lần đầu, nhưng tôi thấy mô hình trồng lạc trên đất giồng cát này hiệu quả lắm, trúng lắm, thấy “mê” lắm. Sau này, gia đình tôi tăng diện tích trồng thêm nữa, có hiệu quả cao là tôi tiếp tục trồng để gia đình thoát nghèo”. Còn anh Thạch Bi, nông dân ấp Cầu Tre, xã Long Thới sau khi đã cải tạo mảnh đất vườn tạp của gia đình và chuyển sang trồng lạc cho biết: Trước đây, khu vực này toàn là cây tre gai với cây trâm bầu, gia đình tôi phá bỏ chúng rồi cải tạo đất, trồng màu được hai vụ. Năm nay được Nhà nước giúp vốn cho trồng lạc, thấy có hiệu quả. Tôi hy vọng mình sẽ được thoát nghèo từ cây trồng này. Bà con Khmer ở đây cảm ơn Nhà nước đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho chúng tôi thoát nghèo.

Ngoài mô hình trồng lạc, xã Hiếu Tử còn được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh hỗ trợ đầu tư cho 16 hộ nông dân Khmer trồng giống ớt chỉ thiên trên diện tích 2,85 ha. Đây cũng là một trong những loại cây trồng thích nghi với loại đất giồng cát và cho hiệu quả kinh tế khá cao, đã được thử nghiệm tại địa phương thời gian qua.

Trưởng phòng NN và PTNT huyện Tiểu Cần Nguyễn Văn Diệp cho biết, hiện nay, huyện đang xây dựng kế hoạch thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Theo đó, huyện sẽ tập trung các biện pháp phát triển diện tích cây lạc trên đất giồng cát và đất trồng lúa kém hiệu quả, nhất là đối với diện tích đất giồng cát ở các xã: Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới, dự kiến từ nay đến năm 2020 đạt khoảng 10 ha.

Ngoài ra, đối với các loại cây trồng khác, huyện sẽ áp dụng khoa học - kỹ thuật để giảm chi phí, sử dụng giống xác nhận chất lượng cao, giống mới kháng sâu bệnh, tập trung triển khai vùng lúa chất lượng cao theo mô hình cánh đồng lớn gắn với liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa.

Nguồn nhandan.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 11322
    Trong tuần: 67413
    Trong tháng 318904
    Tất cả: 17412461