CÔNG AN BẠC LIÊU
Những chuyên gia Việt tại Angola
Cập nhật ngày: 23-10-2015
NDĐT – Ngày 12-11-1975, chỉ sau một ngày nước Cộng hòa Angola tuyên bố độc lập, quốc gia miền nam châu Phi này đã chính thức đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam vừa mới thống nhất toàn vẹn. Nhân dịp hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao sắp tới, NDĐT xin giới thiệu một nét đậm đà trong tình hữu nghị Việt Nam – Angola. Đó là câu chuyện về các chuyên gia giáo dục, y tế Việt Nam đã sang đất nước châu Phi xa xôi để giúp nước bạn. Có người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp phát triển trên đất bạn…

Giai đoạn đầu những năm 1980 - 1990, Chính phủ Việt Nam và Angola có ký kết nhiều hiệp định hợp tác trong đó có hiệp định về việc cử chuyên gia Việt Nam sang Angola công tác trong lĩnh vực giáo dục và y tế.

Từ năm 1986 đến nay, có nhiều lượt chuyên gia đã sang công tác tại Angola. Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn vất vả, đặc biệt trong thời kỳ nội chiến (1976 - 2002), khi các chuyên gia nước khác về nước hết, nhưng chuyên gia Việt Nam vẫn bền bỉ trụ lại lục địa đen này và chung tay góp sức xây dựng Angola như ngày hôm nay. Có những chuyên gia sang từ thời kỳ đầu tiên từ những năm 1988, 1989, đến nay vẫn còn tiếp tục sinh sống và làm việc tại đất nước châu Phi này.

Những người thầy tận tụy...

Nói về thầy Nguyễn Đình Cúc, không ai ở Angola không biết đến. Thầy được Nhà nước Angola nhiều lần tặng bằng khen về công tác giảng dạy, đào tạo và sáng chế khoa học. Hàng năm, thầy và học sinh luôn có sản phẩm đại diện cho trường đóng góp vào Triển lãm Quốc gia toàn ngành giáo dục tại Angola và đoạt rất nhiều giải thưởng như: Lò ấp trứng gà (đầu tiên tại Angola). Hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, Áp dụng hệ thống ống nhiệt để sấy sắn, hệ thống phát điện và dùng năng lượng điện trong ô-tô.

Thầy Cúc cho biết, những thiết bị nhập ngoại có rất ít tác dụng cho việc đào tạo vì không được tháo lắp. Vì vậy, thầy đã kiến nghị với ngôi trường nơi thầy giảng dạy sẽ tự trang bị điều kiện thực hành cho học sinh bằng cách sử dụng các động cơ cũ. Thầy từng nói: "Châu Âu tặng trường 10 cái động cơ, thì riêng thầy kéo về cho trường 5 chiếc mà đã đủ điều kiện để làm việc”. Hàng năm, nhiều học sinh của thầy được cử đi du học bên nước ngoài. Có một bạn học ở Ấn Độ tâm sự lại với thầy: "Thưa thầy, em phải mang quyển vở thầy dạy sang bên đó học, vì bên kia dạy đúng như những chương trình thầy đã dạy". Trong Triển lãm toàn quốc của ngành giáo dục vừa qua, đại diện của Công ty ô-tô Volvo và Công ty dầu mỏ Total của Pháp đã đến tìm các học sinh có năng lực và họ chọn ra được bốn em. Thì cả bốn là học sinh do thầy Cúc đào tạo. Rất nhiều học sinh của thầy Cúc, sau khi ra trường đều được nhận vào làm tại các công ty lớn.

Ngoài ra, còn có các thầy cô Việt Nam khác với nhiều thành tích nổi bật, có nhiều đóng góp cho đất nước Angola cũng như cộng đồng người Việt tại Angola, như thầy Phạm Văn Đức, thầy Phạm Thanh Sơn,… Hiểu được sự khó khăn trong giao tiếp của người Việt khi sinh sống và làm việc tại Angola, thầy Phạm Thanh Sơn đã thiết kế phần mềm quản lý sinh viên, tính điểm bằng tiếng Bồ-Việt, Bồ-Anh-Việt để cho các trường tiện sử dụng

Thầy Khôi là một chuyên gia toán học kỳ cựu bên Angola. Ngoài việc giảng dạy, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, bảo vệ luận văn, hội thảo khoa học hay tổ chức các hoạt cuộc thi như Olympia, thầy Khôi đã biên tập và xuất bản một số đầu sách như: Trigonometria (Lượng giác, 2012), Qaudráticas (Phương trình bậc hai, 2015), Demonstração matemática (Chứng minh toán học, 2015), Generalização em matemática (Tổng quan về toán học) (sẽ được xuất bản năm 2016),… Các cuốn sách của thầy Khôi đã góp phần giảm thiểu khó khăn trong học tập và được học sinh, sinh viên đón nhận nhiệt tình.

Hay thầy Đỗ Công Dần với chuyên môn hóa sinh, ngoài việc giảng dạy cho hàng nghìn học sinh sinh viên Angola và viết sách, thầy còn dạy tiếng Bồ cho nhân viên đại sứ quán và cộng đồng người Việt sinh sống tại Angola. Với đam mê tiếng Bồ, sau khi về Việt Nam, thầy tiếp tục giảng dạy tiếng Bồ Đào Nha tại Galáxia - Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Bồ Đào Nha tại Hà Nội.

Ngoài những người thầy lão làng như đã kể trên, cũng có những thế hệ giảng viên trẻ hơn, sang Angola làm việc và đạt nhiều thành tích cao, được nhà trường và Chính phủ tuyên dương như: thầy Nguyễn Bảo Nghĩa, Phùng Bá Lộc, cô Nguyễn Huyền Trang,…

... và những bác sĩ tận tâm

Cũng theo Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Angola, từ năm 1989, các chuyên gia y tế Việt Nam đã sớm sang Angola giúp đỡ và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân. Như nhiều quốc gia châu Phi ở xứ nóng ẩm, Angola cũng gặp phải rất nhiều dịch bệnh như cúm, sốt rét, ruồi vàng… nên các y, bác sĩ quốc tế gặp phải rất nhiều khó khăn trong đời sống cũng như công việc.

Một chuyên gia y tế sang Angola từ năm 1989, hiện vẫn đang sinh sống tại Angola mà nhắc đến ai cũng biết, đó là bác sĩ Tạ Thị Bích Cầu, năm nay bà đã 80 tuổi. Thời gian đầu, bác sĩ Cầu làm việc tại tỉnh Namibia, sau đó chuyển công tác đến Luanda. Đây cũng là thời gian Angola gặp nội chiến, tình hình rất nguy hiểm. Các chuyên gia nước ngoài khác được Chính phủ đón về. Trong khi đó, Đại sứ quán Việt Nam kêu gọi các chuyên gia tình nguyện ở lại. Và mọi người đã đồng lòng ở lại. Đời sống vất vả, bác sĩ Cầu kể "dân khổ thì người cán bộ cũng khổ". Lương của các chuyên gia y tế lúc đó là 100 đô-la, thì phải nộp lại 45 đô-la cho nhà nước. Nhưng do đã từng trải qua thời kỳ chiến tranh bom đạn tại Việt Nam, nên bác sĩ Cầu vẫn chịu đựng được. Ban đầu, theo chương trình hợp tác, thời hạn công tác sẽ kết thúc sau ba năm. Khi đó, các lãnh đạo Angola thể hiện sự biết ơn các chuyên gia Việt Nam nên đã đề nghị: "Trong thời chiến, các chuyên gia y tế đã chịu nhiều khổ cực và hy sinh rất nhiều, cho nên không thể để các vị về sau ba năm được, các vị hãy tiếp tục ở lại".

Hay bác sĩ Chánh (đã mất), người được phong “Anh hùng dân tộc Angola", vì trong thời gian Angola diễn ra chiến tranh, bác sĩ vẫn không bỏ vị trí, tiếp tục giúp đỡ đồng bào Angola. Bác sĩ Chánh có đóng góp to lớn trong việc giúp đỡ nhân dân Angola chống lại bệnh tật cũng như chữa bệnh cho rất nhiều người.

Năm 2002, Angola kết thúc hoàn toàn nội chiến đẫm máu kéo dài 27 năm khiến cho bốn triệu người bị ảnh hưởng, 1,8 triệu người phải tị nạn và 1,5 triệu người chết. Đất nước Angola bắt đầu bước vào quá trình dân chủ, xây dựng tái thiết đất nước. Bên cạnh các bạn bè anh em, hiện nay có khoảng 2.000 người Việt đang sinh sống tại Angola, trong đó có 300 chuyên gia giáo dục và y tế Việt Nam đang làm việc và sinh sống tại 18 tỉnh, thành phố trên đất nước bạn.

Nguồn nhandan.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 3359
    Trong tuần: 3476
    Trong tháng 379879
    Tất cả: 17473446