CÔNG AN BẠC LIÊU
Không thể để công trình nước sạch 10 tỷ đồng nằm phơi sương
Cập nhật ngày: 23-10-2015
NDĐT - Đó là công trình nước sạch ở xã Kim Hải (huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình) được lập hồ sơ dự án từ năm 2010, với nguồn vốn ban đầu là hơn 9,4 tỷ đồng, chủ đầu tư là Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và người dân xã Kim Hải sẽ đóng góp 939 triệu đồng (tương đương khoảng 10% vốn đầu tư) để mua các thiết bị như đồng hồ, ống dẫn thứ cấp, v.v… Tuy nhiên, từ năm 2013, công trình này đã dừng thi công khiến một số hạng mục chưa hoàn thiện, bỏ hoang đầy cỏ mọc…


Công trình nước sạch ở xã Kim Hải (huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình) đang xây dựng dở dang.

Theo Chủ tịch xã Kim Hải Cao Văn Phú, công trình nước sạch xã Kim Hải nếu đi vào hoạt động sẽ cung cấp nước hợp vệ sinh không chỉ cho gần bốn nghìn người dân địa phương mà còn cung cấp cho một phần dân cư thuộc thị trấn Bình Minh.

Công trình được lập hồ sơ từ tháng 1-2010, do Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là chủ đầu tư, đến năm 2011, thì khởi công xây dựng. “Nếu theo đúng tiến độ, đến năm 2014 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhưng không hiểu vì sao, từ năm 2013 đến nay, công trình ngừng thi công và trở nên hoang tàn, cỏ mọc đầy”, Chủ tịch Cao Văn Phú cho biết.

Cũng từ năm 2013 đến nay, hễ đến kỳ tiếp xúc cử tri hoặc HĐND họp là cử tri và đảng viên ở đây nêu ý kiến, song vẫn chưa có giải pháp nào tháo gỡ để dự án tiếp tục thi công và đưa vào hoạt động.

Vấn đề nước sạch trở thành cấp bách đối với người dân vùng bãi ngang Kim Sơn nói chung và Kim Hải nói riêng. Sáu xã vùng bãi ngang ven biển Kim Sơn là nơi khan hiếm nước ngọt. Nguồn nước ngầm ở đây chứa nhiều sắt, biểu hiện rõ nhất là khi đun nước pha trà thì nước chuyển màu, hoặc giặt quần áo thì bị ố vàng.

Còn nguồn nước mặt thì thường xuyên bị nhiễm phèn do nắng hạn, xâm nhập mặn - Chủ tịch xã Kim Hải cho biết. Kim Hải còn là một trong những xã nghèo nhất bãi ngang vì đất đai thường bị nhiễm mặn, thuần nông, năng suất thấp so với nơi khác.

Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tống Xuân Toán cho biết, năm 2013 sau khi tách giữa Chi cục Phát triển nông thôn thì Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được bàn giao công trình nước sạch xã Kim Hải. Nhưng do thiếu vốn cho nên công trình phải tạm dừng. Việc người dân xót xa, bức xúc là đúng vì công trình tiền tỷ dang dở đang nằm phơi sương.

Theo ông Toán, căn cứ Quyết định số 1473/QĐ-KHĐT ngày 11-9-2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình, về việc phê duyệt lại báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn xã Kim Hải (Kim Sơn) được nâng tổng mức đầu tư từ hơn 9,4 tỷ đồng (theo hồ sơ thiết kế dự án) lên 13,967 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp từ Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn hợp pháp khác là hơn 12,57 tỷ đồng (chiếm 90%) và 10% còn lại tương đương hơn 1,3 tỷ đồng do nhân dân đóng góp.

“Tính đến hết năm 2013, tổng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp qua chương trình mục tiêu quốc gia cho dự án là hơn 10,516 tỷ đồng. Đến nay, dự án thiếu 3,541 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước là 2,054 tỷ đồng và nhân dân đóng góp là 1,397 tỷ đồng” - Giám đốc Tống Xuân Toán cho biết.

Trước câu hỏi, công trình dự án dang dở thế, bao giờ tiếp tục thi công? Ông Toán cho biết thêm, có hai phương án: Một là, cấp vốn đầu tư để hoàn thiện công trình. Hai là, thực hiện xã hội hóa theo văn bản số 1085, ngày 19-12-2014 của UBND tỉnh Ninh Bình, giao 51 công trình cấp nước sạch cho xã quản lý và thực hiện xã hội hóa.

Trong tình trạng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho chương trình mục tiêu quốc gia ngày càng hạn hẹp (cụ thể, năm 2015, giảm hơn 4 tỷ đồng so với nhu cầu) thì việc đầu tư vốn vào công trình dự án nước sạch ở xã Kim Hải càng khó thực hiện. Vì vậy, việc xã hội hóa công trình kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vốn để hoàn thiện và đưa vào sử dụng là phương án tối ưu trong giai đoạn hiện nay. Song điều quan trọng, doanh nghiệp có đủ “can đảm” để đầu tư vào lĩnh vực này (cung cấp nước sạch - PV) hay không, bởi nguồn vốn đầu tư lớn, mức thu hồi chậm từ việc bán nước hợp vệ sinh cho người dân.

Cũng có nguồn tin cho rằng, hễ giao việc cung cấp nước sạch ở khu vực Kim Hải nói riêng và các xã bãi ngang nói chung cho Công ty CP nước sạch tỉnh Ninh Bình thì liệu đơn vị này có “dũng cảm” nhận công trình đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng mới xây được phần thô, nếu hoàn thiện thì cũng phải đầu tư số tiền tương đương thế, nguồn vốn lấy từ đâu?

Hy vọng, UBND tỉnh Ninh Bình sớm tìm giải pháp hợp lý để công trình nước sạch xã Kim Hải sớm đưa vào sử dụng, cung cấp nước hợp vệ sinh, bảo đảm sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân vùng bãi ngang ven biển huyện Kim Sơn.

Nguồn nhandan.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 8137
    Trong tuần: 8262
    Trong tháng 384669
    Tất cả: 17478232