CÔNG AN BẠC LIÊU
Những lưu ý trong dự phòng phơi nhiễm HIV
Cập nhật ngày: 31-07-2017
Tình huống dẫn đến nghi phơi nhiễm HIV rất dễ gặp trong cuộc sống thường ngày. Vụ việc 24 người bị phơi nhiễm sau khi tiếp xúc với nạn nhân nhiễm HIV bị tai nạn giao thông ở Kon Tum vừa qua là thí dụ mới nhất. Các chuyên gia khuyến cáo, việc bình tĩnh xử lý điều trị dự phòng trong thời gian "vàng" có thể giúp thoát căn bệnh thế kỷ.

TS Hoàng Ðình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum, người nhiễm HIV trong vụ tai nạn giao thông ở Kon Tum đã điều trị thuốc kháng vi-rút (ARV) nhiều năm. Về mặt khoa học, người nhiễm HIV được điều trị ARV từ sáu tháng trở lên thì nồng độ vi-rút HIV trong máu ở mức rất thấp (dưới ngưỡng ức chế), ít có khả năng lây truyền sang người khác. Mặt khác, những người tiếp xúc với nạn nhân khi cấp cứu, vận chuyển nạn nhân về bệnh viện đã được điều trị dự phòng phơi nhiễm ngay, cho nên khả năng nhiễm HIV là rất thấp.

Về nguyên tắc, những người nghi phơi nhiễm HIV phải được điều trị dự phòng càng sớm càng tốt, nhất là trong vòng 72 giờ, tối ưu là sáu giờ đầu. Sau 72 giờ, việc điều trị dự phòng không còn có giá trị. Trong vụ tai nạn giao thông ở Kon Tum nêu trên, cả 24 người nghi phơi nhiễm HIV đều được điều trị ARV trong vòng 48 giờ đầu sau phơi nhiễm. Hiện Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Kon Tum đã xét nghiệm cho 24 người và bước đầu kết quả âm tính với HIV.

Các chuyên gia về phòng, chống HIV/AIDS cho biết, trong cuộc sống, tình huống dẫn đến việc nghi phơi nhiễm HIV rất dễ gặp. Ths Phạm Bá Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Ðống Ða (Hà Nội), nơi được biết đến là cơ sở hàng đầu của Thủ đô trong tiếp nhận, xử trí dự phòng phơi nhiễm, điều trị bệnh nhân HIV cho biết: Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng năm người bệnh nghi phơi nhiễm HIV đến xét nghiệm chẩn đoán HIV. Ngoài ra, khá nhiều người gọi điện thoại hoặc đến xin tư vấn về các vấn đề có liên quan. Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội, từ năm 2016 đến nay đã có hàng chục người bị phơi nhiễm HIV do tai nạn, rủi ro nghề nghiệp, trong đó có cả cán bộ y tế, công an... Tất cả những trường hợp bị phơi nhiễm HIV đã được điều trị dự phòng bằng ARV trong 72 giờ đầu.

Theo Ths Phạm Bá Hiền, những người có nguy cơ cao phơi nhiễm HIV như: Cán bộ y tế (tiếp xúc với dịch, máu của người bệnh nhiễm HIV/AIDS hoặc nghi nhiễm HIV); cán bộ công an trong quá trình điều tra truy bắt tội phạm nhiễm HIV, nghi nhiễm HIV; các công nhân vệ sinh môi trường khi thu gom rác bị bơm kim tiêm đã qua sử dụng đâm phải; các đối tượng sau khi quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình nhiễm HIV hoặc nghi nhiễm HIV.

Các chuyên gia khuyến cáo, do tình huống phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp rất đa dạng và nguy cơ khác nhau, vì vậy, người bị phơi nhiễm HIV ngoài cộng đồng cần phải đến ngay các cơ sở y tế để đánh giá về tình trạng nhiễm HIV; phạm vi, tần suất và thời gian có nguy cơ phơi nhiễm; nhiễm HIV của nguồn lây nhiễm… Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dự phòng bằng thuốc ARV. TS Hoàng Ðình Cảnh cho biết, hiện nay thuốc ARV được lựa chọn điều trị HIV khá an toàn với người sử dụng và có rất ít tác dụng phụ. Tuy vậy một số người mới uống có thể có cảm giác mệt mỏi, xong triệu chứng này sẽ qua nhanh. Vì thế, người bệnh không nên ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ; trong trường hợp có các tác dụng phụ nặng cần đến ngay các cơ sở y tế và có thể đổi phác đồ điều trị. Ðiều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV kéo dài liên tục trong 28 ngày. Sau ba tháng xét nghiệm lại, nếu âm tính với HIV thì có thể khẳng định chắc chắn là họ không nhiễm HIV.

Theo PGS,TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS, những người bị phơi nhiễm HIV nên sử dụng dịch vụ Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là dịch vụ giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống một viên thuốc mỗi ngày như một phần của chiến lược dự phòng HIV kết hợp. Ðây cũng là một loại thuốc kháng vi-rút. Khi một người phơi nhiễm với HIV qua quan hệ tình dục hoặc tiêm chích ma túy, biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV qua đường uống này có thể bảo vệ họ khỏi bị nhiễm HIV. Nếu được dùng đều đặn và thường xuyên, PrEP sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm HIV ở những người có nguy cơ cao tới 92%.

Dịch vụ PrEP là mục tiêu lâu dài do Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ hỗ trợ thông qua Dự án Healthy Markets của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Việc lồng ghép PrEP vào các dịch vụ HIV tại Việt Nam sẽ giảm mạnh các ca nhiễm HIV mới ở các nhóm có nguy cơ cao. Mục tiêu của chương trình thí điểm PrEP là tìm ra mô hình cung cấp dịch vụ tốt và có tính bền vững. Chương trình thí điểm được thực hiện từ tháng 3-2017 đến tháng 9-2018. Kết quả thí điểm sẽ được sử dụng để xây dựng hướng dẫn quốc gia và cơ chế tài chính cho PrEP trong tương lai.


Nguồn nhandan.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 2851
    Trong tuần: 114471
    Trong tháng 443541
    Tất cả: 17988534