CÔNG AN BẠC LIÊU
Không thể phủ nhận tính nhân văn của Chương trình “Sóng và máy tính cho em”
Cập nhật ngày: 30-09-2021
Trong lúc cả nước đang căng sức chống đại dịch COVID-19 và cuộc sống của hàng triệu trẻ em ở độ tuổi đến trường đang chịu tác động mạnh mẽ từ việc giãn cách xã hội thì sự ra đời của Chương trình “Sóng và máy tính cho em” là rất kịp thời và giàu tính nhân văn.

Đây là chương trình lớn, liên quan trực tiếp đến học sinh và cuộc sống của người dân trên phạm vi toàn quốc, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta đối với trẻ em trong bối cảnh đại dịch.

Trong phát biểu phát động chương trình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ với những khó khăn, vất vả về điều kiện học tập của học sinh, giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Khẳng định chương trình “Sóng và máy tính cho em” có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, Thủ tướng cho rằng, ngoài việc hỗ trợ cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn ở vùng dịch thiết bị học trực tuyến, chương trình còn góp phần để chúng ta hướng tới phủ sóng Internet ở những vùng còn chưa có sóng và nâng cao chất lượng sóng nhằm mục tiêu ứng dụng phát triển khoa học trong giáo dục, nâng cao dân trí, mở mang tri thức xã hội và nhất là phát triển xã hội số, chuyển đổi số.

“Chương trình “Sóng và máy tính cho em” là thông điệp thích ứng phù hợp và lan tỏa lòng nhân ái của mỗi chúng ta. Tôi tin tưởng rằng chương trình sẽ truyền đi năng lượng tích cực, ý nghĩa nhân văn đến với cộng đồng để góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn trong kỷ nguyên số và đặc biệt làm cho các học sinh vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các em học sinh khó khăn được tiếp cận việc học tập bình đẳng” - Thủ tướng khẳng định.

“Sóng và máy tính cho em” có ba cấu phần rất rõ ràng, đó là: Có sóng, có Internet đến tất cả các hộ gia đình; có máy tính cho các em thuộc các hộ nghèo; có giá cước phù hợp cho các máy tính.

Theo đó, mục tiêu của chương trình trước hết là nhằm trực tiếp và nhanh chóng giúp đỡ, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không có phương tiện học tập trực tuyến trong bối cảnh nhiều địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội. Từ đó góp phần bảo đảm công bằng trong tiếp cận với phương thức dạy và học mới.

Nhưng nhìn xa hơn, “Sóng và máy tính cho em” với mục tiêu có Internet đến tất cả các hộ gia đình với giá cước phù hợp cũng chính là nền tảng cơ bản để thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Khi có Internet chất lượng tốt với giá cả phù hợp cũng đồng nghĩa với việc Nhà nước đã mang lại nhiều hơn những cơ hội đối với mỗi người dân trong việc tham gia các chương trình an sinh xã hội, dịch vụ số trên không gian mạng như: Tư vấn khám chữa bệnh từ xa; tham gia dịch vụ công trực tuyến; thực hiện thuận lợi các giao dịch thương mại điện tử...

Tuy nhiên, ngay sau khi chương trình được Thủ tướng Chính phủ phát động, các thế lực thù địch, phản động đã lập tức xuyên tạc ý nghĩa nhân văn và tính chiến lược của “Sóng và máy tính cho em”. Trên mạng xã hội, các trang Facebook có nội dung tiêu cực, phản động như RFA, VOA, Việt Tân… liên tục phát tán nhiều bài viết, hình ảnh xuyên tạc rằng “Chính phủ, lãnh đạo các địa phương đã dùng mọi thủ đoạn để người dân góp tiền vào Quỹ vaccine nhưng thiếu minh bạch, không dám công khai số tiền đó cho người dân biết mà tự bỏ vào túi riêng. Đến nay, lại tiếp tục phát động ra chương trình “Sóng và máy tính cho em” để mị dân và vơ vét”.

Chúng cho rằng, trong khi nhân dân đang gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn thì Bộ Giáo dục và Đào tạo “lại nghĩ ra chiêu trò ép học sinh học trực tuyến bằng máy tính, điện thoại thông minh” để có thêm cơ hội mua bán thu lợi bất chính… Từ đó, các bài viết kêu gọi người dân yêu cầu Chính phủ phải gỡ bỏ phong tỏa ngay lập tức; hỗ trợ để đời sống người dân được đảm bảo và kêu gọi người dân không nên ủng hộ cho “Sóng và máy tính cho em” cũng như các chương trình khác của Nhà nước, mà Nhà nước phải dùng từ tiền thuế và ngân sách để bảo đảm.

Đây là những hành động xuyên tạc trắng trợn, đi ngược lại với giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta được thể hiện trong Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Thực tế khách quan đã và đang cho thấy cuộc chiến với đại dịch COVID-19 là cuộc chiến vô cùng cam go, nhiều thách thức và tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường. Trong bối cảnh đó, Chính phủ và các địa phương, nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo đảm tính mạng nhân dân với phương châm “tính mạng của nhân dân là trên hết”.

Việc giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh là tất yếu, chính vì vậy việc các em học sinh không thể đến trường học tập như bình thường cũng là hệ quả có tính bất khả kháng. Để khắc phục những hạn chế, thiệt thòi có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các em học sinh, Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp, cố gắng và nỗ lực cao nhất để các em được học tập trong điều kiện phòng, chống dịch. Đặc biệt là triển khai học trực tuyến tại các địa phương đang có dịch diễn biến nghiêm trọng. Đây chính là những cố gắng, nỗ lực thể hiện rõ nhất quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong việc “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tuy nhiên, khi triển khai học trực tuyến thì cũng phát sinh những vấn đề mới. Đặc biệt là các hộ dân còn gặp khó khăn về kinh tế, chưa thể đáp ứng yêu cầu về máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng để con em mình có thể thực hiện hình thức này. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay cả nước có gần 20 triệu học sinh phổ thông, trong đó có hơn 7.350.000 học sinh, thuộc 26/63 tỉnh thành phố trong cả nước đang triển khai học trực tuyến.

Tuy nhiên, tính tới ngày 12/9/2021, có khoảng hơn 1,5 triệu học sinh thuộc 213 quận, huyện trên cả nước không thể tham gia lớp học cùng các bạn do thiếu thiết bị. Bên cạnh đó là những vấn đề khác như một bộ phận người dân và các em học sinh còn thiếu kỹ năng về máy tính, gói dịch vụ Internet hạn chế dung lượng, tốc độ đường truyền Internet một số nơi chưa cao, chưa đồng đều, phần mềm dạy học hoạt động chưa tốt… Chương trình “Sóng và máy tính cho em” ra đời chính là để khắc phục những hạn chế này.

Trên thực tế, Chương trình “Sóng và máy tính cho em” có thể được coi là bản nâng cấp chiến lược và toàn diện của Chương trình “Internet học đường” mà ngành Thông tin - Truyền thông và ngành Giáo dục đã triển khai cách đây 8 năm khi có tất cả trên 40.000 trường học đã được các nhà mạng kết nối và miễn phí Internet. Chương trình “Internet học đường” đã được Liên minh Viễn thông thế giới của Liên hợp quốc đánh giá rất cao.

“Sóng và máy tính cho em” nhưng cũng chính là cho tương lai của đất nước. Bởi các em chính là những mầm non, là tương lai của đất nước. Chính vì vậy, đầu tư cho “Sóng và máy tính cho em” cũng chính là bài toán chiến lược cần được thực hiện tốt ngay từ ngày hôm nay. Giá trị của chương trình không chỉ nằm ở những chiếc máy tính, những nguồn tài chính ủng hộ ngày hôm nay mà hơn hết đó chính là đầu tư cho con người, cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. Với tính chiến lược và ý nghĩa nhân văn to lớn đó, Chương trình “Sóng và máy tính cho em” đến nay đã nhận được sự hưởng ứng của tất cả các bộ, ngành Trung ương, các địa phương, doanh nghiệp và người dân trong cả nước.

Với hàng triệu máy tính và hàng nghìn tỷ được ủng hộ, chắc chắn nhiều học sinh sẽ được học hành, được tiếp cận với tri thức để mở ra các cơ hội thay đổi cuộc sống ngay trong bối cảnh đại dịch. Các giá trị về sự yêu thương sẽ luôn chạm đến trái tim và sẽ đi xa, đi nhanh. Sự xuyên tạc, cố tình bôi lem “Sóng và máy tính cho em” không vì thế mà làm giảm đi giá trị và tầm vóc của chương trình này.


Nguồn: cand.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 6680
    Trong tuần: 61
    Trong tháng 516858
    Tất cả: 17073203