Tại sao cần sửa đổi Luật Căn cước công dân?
Cập nhật ngày: 22-05-2023
Luật Căn cước công dân năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 đã xuất hiện một số tồn tại và các vấn đề phát sinh cần phải được xem xét để sửa đổi, bổ sung. Do đó, Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 tới đây.
Để tìm hiểu kỹ hơn về dự án Luật này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Thượng tá Lê Quốc Cường, Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh xoay quanh một số điểm mới cũng như sự cần thiết phải ban hành Luật Căn cước công dân (sửa đổi).
Phóng viên: Thưa đồng chí, được biết dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung từ Luật Căn cước công dân năm 2014, vậy đồng chí có thể cho biết cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn cần thiết phải ban hành Luật mới này như thế nào?
Thượng tá Lê Quốc Cường, Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bạc Liêu:
Thứ nhất là về cơ sở chính trị, pháp lý. Luật Căn cước công dân năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch của Nhân dân, phục vụ công tác Công an. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp quản lý Căn cước công dân được xây dựng, hoàn thiện, đưa vào vận hành, khai thác, sử dụng đã tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức hoạt động, quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, bỏ Sổ hộ khẩu giấy, xác lập danh tính điện tử của công dân thông qua mã số định danh cá nhân, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 – 2030) đã xác định nhiệm vụ: (1) Phát triển mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Thực hiện chuyển đổi số trong quản trị quốc gia, quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội và quản lý tài nguyên quốc gia. (2) Đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tích hợp, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu lớn, nhất là dữ liệu về dân cư, y tế, giáo dục, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, nhà ở, phục vụ kịp thời, hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân. Thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng Chính phủ số, đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử, kinh tế số.
Thứ hai là về cơ sở thực tiễn. Trong quá trình triển khai thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 đã xuất hiện một số tồn tại và các vấn đề phát sinh cần phải được xem xét để sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:
Một là, hiện nay, công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau như thẻ Căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy khai sinh, giấy phép lái xe, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hội viên, thẻ hành nghề... Việc có quá nhiều loại giấy tờ khác nhau được cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân gây ra khó khăn nhất định cho công dân trong lưu trữ, sử dụng, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, sử dụng các tiện ích, dịch vụ công; không phù hợp với xu hướng chuyển đổi số đang ngày càng phát triển ở nước ta. Trong khi đó, Luật Căn cước công dân không có các quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin trên thẻ Căn cước công dân (bao gồm thông tin về căn cước công dân và các thông tin trên giấy tờ khác của công dân được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân qua chíp điện tử và mã QR-code) nên việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ tiện ích của thẻ Căn cước công dân vào giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đồng bộ, thống nhất.
Hai là, theo quy định Luật Căn cước công dân năm 2014, thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chỉ bao gồm một số nhóm thông tin; tuy nhiên, qua triển khai Đề án 06/CP, việc mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là rất cần thiết; trực tiếp phục vụ cho việc ứng dụng tiện ích của thẻ Căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử, kết nối, chia sẻ, chứng thực dữ liệu công dân, phân tích, thiết lập bản đồ số dân cư.
Ba là, Luật Căn cước công dân năm 2014 không quy định về cấp số định danh cá nhân cho trường hợp người gốc Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Do nhiều yếu tố liên quan đến lịch sử, chiến tranh nên thực tế hiện nay còn rất nhiều trường hợp nêu trên cần phải có chính sách, quy định pháp luật để giải quyết, quản lý chặt chẽ; bảo đảm cơ chế để họ có thể tham gia vào các giao dịch dân sự, dịch vụ công, nhất là các dịch vụ thiết yếu bảo đảm cuộc sống. Luật Căn cước công dân chưa có quy định về việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với trường hợp công dân có quyết định thôi quốc tịch, công dân được nhập trở lại quốc tịch Việt Nam; chưa có quy định về cấp lại thẻ Căn cước công dân theo hồ sơ đề nghị cấp thẻ gần nhất trên hệ thống cấp Căn cước công dân nên có trường hợp công dân vừa được cấp thẻ Căn cước công dân nhưng bị thất lạc, hư hỏng... đều phải trực tiếp đến cơ quan Công an để thực hiện cấp lại thẻ Căn cước công dân khác.
Phóng viên: Thưa đồng chí, được biết dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung từ Luật Căn cước công dân năm 2014, vậy đồng chí có thể cho biết cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn cần thiết phải ban hành Luật mới này như thế nào?
Thượng tá Lê Quốc Cường, Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bạc Liêu:
Thứ nhất là về cơ sở chính trị, pháp lý. Luật Căn cước công dân năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch của Nhân dân, phục vụ công tác Công an. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp quản lý Căn cước công dân được xây dựng, hoàn thiện, đưa vào vận hành, khai thác, sử dụng đã tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức hoạt động, quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, bỏ Sổ hộ khẩu giấy, xác lập danh tính điện tử của công dân thông qua mã số định danh cá nhân, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 – 2030) đã xác định nhiệm vụ: (1) Phát triển mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Thực hiện chuyển đổi số trong quản trị quốc gia, quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội và quản lý tài nguyên quốc gia. (2) Đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tích hợp, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu lớn, nhất là dữ liệu về dân cư, y tế, giáo dục, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, nhà ở, phục vụ kịp thời, hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân. Thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng Chính phủ số, đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử, kinh tế số.
Thứ hai là về cơ sở thực tiễn. Trong quá trình triển khai thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 đã xuất hiện một số tồn tại và các vấn đề phát sinh cần phải được xem xét để sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:
Một là, hiện nay, công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau như thẻ Căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy khai sinh, giấy phép lái xe, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hội viên, thẻ hành nghề... Việc có quá nhiều loại giấy tờ khác nhau được cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân gây ra khó khăn nhất định cho công dân trong lưu trữ, sử dụng, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, sử dụng các tiện ích, dịch vụ công; không phù hợp với xu hướng chuyển đổi số đang ngày càng phát triển ở nước ta. Trong khi đó, Luật Căn cước công dân không có các quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin trên thẻ Căn cước công dân (bao gồm thông tin về căn cước công dân và các thông tin trên giấy tờ khác của công dân được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân qua chíp điện tử và mã QR-code) nên việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ tiện ích của thẻ Căn cước công dân vào giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đồng bộ, thống nhất.
Hai là, theo quy định Luật Căn cước công dân năm 2014, thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chỉ bao gồm một số nhóm thông tin; tuy nhiên, qua triển khai Đề án 06/CP, việc mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là rất cần thiết; trực tiếp phục vụ cho việc ứng dụng tiện ích của thẻ Căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử, kết nối, chia sẻ, chứng thực dữ liệu công dân, phân tích, thiết lập bản đồ số dân cư.
Ba là, Luật Căn cước công dân năm 2014 không quy định về cấp số định danh cá nhân cho trường hợp người gốc Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Do nhiều yếu tố liên quan đến lịch sử, chiến tranh nên thực tế hiện nay còn rất nhiều trường hợp nêu trên cần phải có chính sách, quy định pháp luật để giải quyết, quản lý chặt chẽ; bảo đảm cơ chế để họ có thể tham gia vào các giao dịch dân sự, dịch vụ công, nhất là các dịch vụ thiết yếu bảo đảm cuộc sống. Luật Căn cước công dân chưa có quy định về việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với trường hợp công dân có quyết định thôi quốc tịch, công dân được nhập trở lại quốc tịch Việt Nam; chưa có quy định về cấp lại thẻ Căn cước công dân theo hồ sơ đề nghị cấp thẻ gần nhất trên hệ thống cấp Căn cước công dân nên có trường hợp công dân vừa được cấp thẻ Căn cước công dân nhưng bị thất lạc, hư hỏng... đều phải trực tiếp đến cơ quan Công an để thực hiện cấp lại thẻ Căn cước công dân khác.
Công an tỉnh Bạc Liêu quyết liệt thực hiện chỉ tiêu cấp CCCD
cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh trước ngày 30/5/2023
cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh trước ngày 30/5/2023
Bốn là, Luật Căn cước công dân năm 2014 là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, quy định việc chuyển đổi từ cấp, sử dụng Chứng minh nhân dân sang cấp, sử dụng bằng thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, nhiều cơ quan, tổ chức đã yêu cầu công dân bắt buộc phải thực hiện các thủ tục để cập nhật, điều chỉnh lại thông tin trên giấy tờ, tài liệu đã cấp trước đây cho công dân có thông tin về Chứng minh nhân dân bằng thông tin về thẻ Căn cước công dân (như trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng...) gây khó khăn, phiền hà cho công dân. Do vậy, cần bổ sung quy định chuyển tiếp để bảo đảm việc sử dụng, thay thế từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân của công dân được thuận lợi hơn; hạn chế phát sinh các thủ tục khác đối với công dân.
Bên cạnh đó, Quyết định số 942/QĐ-TTg, ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dữ liệu số quốc gia tạo nền tảng cho triển khai Chính phủ số, bảo đảm cung cấp, chia sẻ dữ liệu chất lượng thông suốt giữa các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để hỗ trợ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số đã xác định nhiệm vụ nâng cao việc ứng dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị của thẻ Căn cước công dân vào các hoạt động quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia theo Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Do vậy, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ xác định cụ thể nêu trên, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân để tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta.
Phóng viên: Vậy mục đích, quan điểm xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) là gì thưa đồng chí?
Thượng tá Lê Quốc Cường: Việc xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) nhằm mục đích sau: Một là, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu như lĩnh vực cư trú, hộ tịch, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, đất đai, lao động... để phục vụ người dân, doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ bằng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Hai là, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu, triển khai việc ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ Căn cước công dân đối với các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước; mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm… Ba là, phục vụ công dân số. Hiện nay, công dân có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau, như Căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, các loại bằng cấp, chứng chỉ… Nhằm tạo điều kiện cho công dân, cần phải xác thực 100% các thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNeID hoặc qua thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử như: Thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, giấy phép lái xe, đăng ký xe… từng bước thay thế các giấy tờ của công dân trong một số các giao dịch theo quy định pháp luật. Cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thương mại phục vụ tiện ích số của công dân trên ứng dụng VNeID như: Dịch vụ cư trú, căn cước công dân, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các dịch vụ khác. Bốn là, hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư. Triển khai hiệu quả việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã có như: Cơ sở dữ liệu giáo dục, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu thuế…, bảo đảm giải quyết các thủ tục phục vụ công dân chính xác và thuận lợi. Năm là, phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các thông tin đã được tích hợp, sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin để phục vụ việc điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạch định chính sách kinh tế - xã hội.
Lực lượng Công an cơ sở đến từng nhà trao trả thẻ CCCD
và hướng dẫn người dân kích hoạt, sử dụng các tiện ích từ tài khoản định danh điện tử
và hướng dẫn người dân kích hoạt, sử dụng các tiện ích từ tài khoản định danh điện tử
Quá trình xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được thực hiện trên cơ sở bảo đảm xuyên suốt theo các quan điểm sau: Một là, quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về căn cước công dân; phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hai là, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân hiện nay và những năm tiếp theo; phục vụ chuyển đổi số quốc gia, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số. Ba là, việc xây dựng dự án Luật được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong những năm qua; kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những tồn tại, hạn chế; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong đi lại, giao dịch, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, yêu cầu quản lý dân cư, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật. Bốn là, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn cho công tác quản lý căn cước công dân; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ tùy thân của công dân. Năm là, tham khảo có chọn lọc pháp luật về quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý và sử dụng căn cước công dân của một số nước, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
Phóng viên: Thưa đồng chí, về tổng quan, dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) gồm những nội dung trọng tâm gì?
Thượng tá Lê Quốc Cường: Qua nghiên cứu, dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) bao gồm những nội dung lớn sau:
Thứ nhất về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Dự án Luật quy định về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; quản lý, sử dụng thẻ Căn cước công dân; quản lý người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch; căn cước công dân điện tử; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Ngoài áp dụng đối với công dân Việt Nam, dự án Luật này còn áp dụng đối với người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, quy định việc cấp giấy chứng nhận căn cước và số định danh cho những người này.
Thứ hai về thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Dự án Luật quy định theo hướng mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để trực tiếp phục vụ cho việc ứng dụng tiện ích của thẻ Căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử, kết nối, chia sẻ, thông tin công dân, phân tích, thiết lập bản đồ số dân cư, như bổ sung thông tin về diện chính sách (lao động, thương binh, xã hội; giáo dục – đào tạo; y tế; bảo hiểm và các diện chính sách khác theo quy định pháp luật), thông tin về số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử, thông tin khác được chia sẻ từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành… để bảo đảm hiệu quả triển khai Đề án 06/CP.
Thứ ba về nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ Căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú... việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho công dân trong quá trình sử dụng thẻ Căn cước công dân, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ Căn cước công dân và bảo đảm tính riêng tư của công dân. Các thông tin căn cước của công dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ Căn cước công dân. Đối với những thẻ Căn cước công dân đã cấp thì vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.
Thứ tư về tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước công dân. Dự án Luật bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của công dân vào thẻ Căn cước công dân. Thẻ Căn cước công dân có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về công dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ Căn cước công dân để giúp giảm giấy tờ cho công dân, tạo thuận lợi cho công dân trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính như: Thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn…
Theo dự án Luật mới, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,
cơ quan quản lý căn cước phải cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho người dân
Thứ năm về trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân. Dự án Luật đã sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định tách riêng trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 14 tuổi và công dân từ đủ 14 tuổi trở lên. Theo đó, đối với công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, trình tự, thủ tục cấp cơ bản không thay đổi. Đối với công dân dưới 06 tuổi nhưng chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân đồng thời khi đăng ký khai sinh. Trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh thì cha, mẹ hoặc người giám hộ đến cơ quan quản lý căn cước và thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Luật này (không thu nhận thông tin sinh trắc học đối với công dân dưới 06 tuổi). Trường hợp công dân từ đủ 06 tuổi trở lên thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải đưa công dân đó đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận đặc điểm nhân dạng và thông tin sinh trắc học như người từ đủ 14 tuổi trở lên khi thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân.
Thứ sáu về trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, được thực hiện trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (công dân không phải đến cơ quan quản lý căn cước để thực hiện thủ tục); cơ quan quản lý căn cước công dân sử dụng thông tin đã cấp thẻ Căn cước công dân lần gần nhất để cấp lại thẻ cho công dân. Về thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, dự án Luật đã sửa đổi theo hướng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn 07 ngày làm việc (đây là quy định chung, áp dụng trên toàn quốc, không phân biệt theo địa bàn cư trú của công dân như Luật Căn cước công dân năm 2014).
Thứ bảy về căn cước công dân điện tử. Đây là nội dung được bổ sung so với quy định của Luật Căn cước công dân hiện hành. Dự án Luật quy định mỗi công dân chỉ có 01 căn cước công dân điện tử là tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử phải sử dụng căn cước công dân điện tử. Căn cước công dân điện tử có giá trị sử dụng tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ, tài liệu của công dân đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử của công dân để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Thứ tám về quy định chuyển tiếp. Dự án Luật quy định chuyển tiếp theo hướng Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024; các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước không được quy định các thủ tục về thay đổi, điều chỉnh thông tin liên quan đến Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân trong các giấy tờ đã cấp. Hiện nay, Bộ Công an đã cấp được gần 80 triệu thẻ Căn cước công dân cho người đủ điều kiện nên việc quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của Chứng minh nhân dân cơ bản không tác động đến công dân. Quy định này sẽ hạn chế việc tiếp tục sử dụng Chứng minh nhân dân cũ, có tính bảo mật không cao và không có nhiều tiện ích bằng thẻ Căn cước công dân; thúc đẩy người dân thay đổi thói quen sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử./.
Trọng Nguyễn
Các tin khác
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 14515 Trong tuần: 42523 Trong tháng 187783 Tất cả: 16337087