Mở đầu cuộc đàm phán, ông Putin cho biết sẵn sàng thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc cùng nhiều vấn đề khác. Tổng thống Nga Putin hồi tháng 7 đã từ chối gia hạn thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biên Đen do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc làm trung gian đạt được năm 2022.
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại khu nghỉ dưỡng Sochi của Nga ở Biển Đen. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine diễn ra hơn một năm rưỡi.
Kể từ khi Nga rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc, ông Erdogan đã nhiều lần cam kết gia hạn các thỏa thuận giúp tránh khủng hoảng lương thực ở một số khu vực ở châu Phi, Trung Đông và châu Á. Ukraine và Nga là những nhà cung cấp chính lúa mì, lúa mạch, dầu hướng dương và các hàng hóa khác của các nước đang phát triển.
Dữ liệu từ Trung tâm Điều phối chung ở Istanbul, nơi tổ chức các chuyến hàng từ Ukraine, cho thấy, 57% ngũ cốc từ Ukraine đến các quốc gia đang phát triển, trong đó điểm đến hàng đầu là Trung Quốc, quốc gia nhận gần 1/4 lượng lương thực.
Trong suốt hơn một năm rưỡi chiến tranh, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga. Thổ Nhĩ Kỳ chưa từng tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga, ngoài ra, Ankara đang nổi lên như một đối tác thương mại và trung tâm hậu cần chính cho hoạt động thương mại ở nước ngoài của Nga.
Tuy nhiên, là thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ cũng ủng hộ Ukraine, gửi vũ khí và ủng hộ nỗ lực gia nhập NATO của Kiev.
Hội nghị tại Sochi diễn ra sau cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hôm 31/8, trong đó Nga đã đưa ra một danh sách các hành động mà phương Tây sẽ phải thực hiện để xuất khẩu từ Biển Đen của Ukraine được tiếp tục.
Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres gần đây đã gửi cho Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nêu “những đề xuất cụ thể” nhằm đưa hàng xuất khẩu của Nga sang thị trường toàn cầu và cho phép nối lại Sáng kiến Biển Đen.
Nguồn: cand.com.vn
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 10465 Trong tuần: 51352 Trong tháng 302839 Tất cả: 17396398