CÔNG AN BẠC LIÊU
"Vị cứu tinh" giúp châu Âu thoát khỏi khủng hoảng khí đốt
Cập nhật ngày: 4-04-2022
Giới quan chức một số quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Bỉ và Italia đang đàm phán với "vị cứu tinh" này về việc mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên cơ sở dài hạn, nhằm sớm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga.

Có thể bù đắp lượng LNG thiếu hụt cho châu Âu 

Trung tuần tháng 3, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã tới Qatar, một quốc gia thuộc khu vực Trung Đông để thảo luận về quan hệ đối tác năng lượng và cam kết xây dựng kho dự trữ đầu tiên, nhằm nhập khẩu các chuyến hàng LNG từ nước này cũng như các nhà sản xuất khí đốt khác, trong bối cảnh châu Âu đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga. 

Ngoài Đức, nhiều nước châu Âu khác như Pháp, Bỉ, Italia cũng có động thái tương tự sau khi Qatar công bố kế hoạch chi 28,7 tỷ USD nhằm tăng công suất sản xuất khí đốt lên 40%, tương đương khoảng 33 triệu tấn khí đốt mỗi năm vào năm 2026. Điều này sẽ có thể bù đắp toàn bộ lượng LNG của Nga xuất khẩu sang châu Âu.

Qatar từ lâu đã muốn mở rộng thị trường sang châu Âu. Ảnh: Profit.

Là quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn thứ hai thế giới, trong hai thập kỷ qua, Qatar đã trở nên giàu có nhờ việc bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên cơ sở dài hạn cho nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. 

Nước này từ lâu cũng muốn mở rộng thị trường sang châu Âu nhưng bên mua lại lựa chọn nguồn cung rẻ hơn từ Nga với loạt đường ống sẵn có và các hợp đồng linh hoạt. Còn hiện tại, Qatar đang tỏ ra khá thận trọng trong việc đảm bảo các hợp đồng với châu Âu và có lẽ các bên cần đàm phán trong nhiều tháng để đi tới việc ký kết.

Nhận định về vấn đề này, Giáo sư Steven Wright thuộc Đại học Hamad Bin Khalifa ở Doha cho biết: "Về cơ bản, Qatar đã xuất hiện đúng chỗ, đúng thời điểm với các nguồn lực phù hợp. Nhiều nhà sản xuất khác đang bơm hết công suất, nhưng cũng chưa thể cung cấp nhiều khí đốt hơn cho châu Âu". 

Theo Wall Street Journal, khí đốt của Qatar sẽ không thay đổi nguồn cung khí đốt của châu Âu ngay lập tức. Bởi nước này hiện đang bơm hết công suất và gửi các lô LNG đã được đặt hàng từ lâu tới châu Á. Tuy nhiên, nước này có thể chuyển khoảng 10-15% lượng LNG của họ sang châu Âu trong ngắn hạn và những lô hàng này sẽ có giá cao hơn so với khí đốt của Nga.

“Chúng tôi có kế hoạch tăng các hợp đồng dài hạn tới châu Âu trong nhiều năm. Nhìn chung, chúng tôi sẽ có nhiều khả năng cung cấp khí đốt hơn trong một vài năm tới, vì vậy những cuộc thảo luận về việc sắp xếp các hợp đồng dài hạn sẽ giúp đảm bảo châu Âu không phải trải qua tình trạng thiếu năng lượng một lần nữa", một quan chức Qatar cho hay. 

Những thách thức trước mắt

Qatar không có sẵn đường ống dẫn khí sang châu Âu. Ảnh: Tomorrowsworld.

Nếu như việc nhập khẩu khí đốt từ Nga vào châu Âu được thực hiện qua các đường ống dẫn khí sẵn có, thì việc nhập khẩu từ Qatar lại không đơn giản bởi không có đường ống dẫn khí nào kết nối hai khu vực này. Do đó, quốc gia này sẽ phải vận chuyển khí đốt tới lục địa già ở dạng hóa lòng. 

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cấp cao Yousef Alshammari tại Đại học Hoàng gia London cho biết, việc hóa lỏng khí tự nhiên tiêu tốn nhiều năng lượng, thải ra nhiều khí carbon và làm mất đi những lợi ích về khí hậu. Do vậy, các nhà hoạch định châu Âu có thể sẽ đau đầu vì chương trình nghị sự đầy tham vọng về khí hậu và các mục tiêu đạt phát thải khí bằng 0. 

Vận chuyển khí đốt từ Qatar có thể dễ dàng hơn đối với các quốc gia đã có cơ sở hạ tầng như Anh và Tây Ban Nha. Nhưng với những nước còn lại, việc xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận các lô hàng khí hóa lỏng cũng sẽ tiêu tốn nhiều thời gian.

“Vấn đề là châu Âu đang bước vào một thị trường LNG không thể đáp ứng nhu cầu ngay lập tức về khối lượng lớn. Tất nhiên, Qatar có thể cung cấp nhiều khí đốt hơn đến châu Âu, nhưng họ vẫn chưa làm dù giá khí đốt ở châu Âu đang rất cao. Điều này cho thấy dòng chảy khí đốt của Qatar có thể gắn bó với châu Á hơn chúng ta nghĩ”, nhà phân tích năng lượng Nikos Tsafos tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho hay.

Hồi tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố muốn lập nhóm mua chung khí đốt để tăng vị thế trong nỗ lực giảm phụ thuộc Nga, nhưng kế hoạch hiện đối mặt rất nhiều khó khăn. Giới chuyên gia cho rằng, một nền tảng mua chung khí đốt cũng có thể phá vỡ quy tắc cạnh tranh của EU. Việc các nước EU bắt tay với nhau để ép giá khí đốt có thể được coi là một hành động bất hợp pháp. 

Hơn nữa, việc phân chia khí đốt cũng sẽ trở thành vấn đề cần lưu tâm, bởi không có gì đảm bảo các nước lưu trữ khí đốt sẽ chuyển chúng cho các quốc gia láng giềng theo cam kết, nếu họ phải đối mặt với một đợt lạnh nghiêm trọng hoặc vấn đề về nguồn cung.



Nguồn: cand.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 3296
    Trong tuần: 145
    Trong tháng 132060
    Tất cả: 17225616