CÔNG AN BẠC LIÊU
Đức nghèo đi vì chiến sự Ukraine
Cập nhật ngày: 1-04-2022
Bộ trưởng Kinh tế Đức thừa nhận nước này "sẽ nghèo đi" vì tình hình chiến sự ở Ukraine, trong bối cảnh lạm phát do giá năng lượng tăng cao có thể khiến Đức rơi vào suy thoái.

"Chúng ta sẽ nghèo đi", CNN ngày 31/3 dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói. "Cuộc chiến Ukraine không thể kết thúc mà không gây tốn kém cho xã hội Đức. Nhưng tôi tin rằng chúng ta sẵn sàng trả cái giá đó so với những gì mà người ta phải hứng chịu ở Ukraine".

Đức nghèo đi vì chiến sự Ukraine -0
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck. Ảnh: CNN

Theo lời ông Habeck, nước Đức là một bên của cuộc chiến – cuộc chiến về kinh tế, nhưng không nói rõ phía còn lại của cuộc chiến là ai. "(Ở Ukraine) họ đang chết, họ phải rời bỏ nhà cửa, họ bị pháo kích, còn chúng ta thì đối mặt với lạm phát cao", ông nói.

Số liệu sơ bộ của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức cho thấy lạm phát tại nước này đã chạm mức 7,3% trong tháng 3/2022, mức cao nhất được ghi nhận trong 40 năm qua. "Thủ phạm" chính được cho là giá khí đốt và dầu tăng vọt, hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá năng lượng vốn đã trở thành vấn đề từ trước khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, việc các nước phương Tây, bao gồm Đức, siết chặt trừng phạt Nga đã dẫn đến nguy cơ khan hiếm nguồn năng lượng hóa thạch, từ đó đẩy giá khí đốt và dầu mỏ tới vùng đỉnh lịch sử.

Đức hiện là nhà nhập khẩu khí đốt hàng đầu của Nga ở châu Âu với trên 40% nhu cầu khí đốt của nền kinh tế hàng đầu châu lục đến từ Nga. Berlin cùng các nước Liên minh châu Âu (EU) lập đủ kế hoạch để giảm phụ thuộc vào Nga, nhưng đây là một quá trình tốn kém và tốn thời gian.

"Sự phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga dẫn đến rủi ro đáng kể về sản lượng kinh tế thấp hơn và thậm chí là suy thoái với tỷ lệ lạm phát cao hơn đáng kể", Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức hôm 30/3 cảnh báo.

Cũng trong ngày 30/3, Bộ trưởng Habeck xác nhận nước này đã buộc phải kích hoạt giai đoạn đầu trong kế hoạch khẩn cấp ứng phó tình huống cạn kiệt năng lượng do lo ngại Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt, trong bối cảnh Moscow gần đây yêu cầu EU thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.

Lãnh đạo các doanh nghiệp và nghiệp đoàn Đức lập tức cảnh báo bất cứ gián đoạn nào với nguồn cung khí đốt có thể sẽ tàn phá nền kinh tế Đức, vốn chưa hồi phục hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng hậu COVID-19.

Đến cuối ngày 30/3, truyền thông Đức loan báo, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó, nhà lãnh đạo Nga dường như đã cam kết cho phép các nước châu Âu tiếp tục thanh toán khí đốt bằng đồng Euro và USD.

Theo DW, Nga nêu phương án Đức có thể thanh toán bằng đồng Euro, sau đó sẽ được chuyển đổi thành đồng ruble thông qua Ngân hàng Gazprom, vốn không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt. Ông Scholz chưa đồng ý với phương án này và đã yêu cầu Nga cung cấp thêm thông tin bằng văn bản.



Nguồn: cand.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 5834
    Trong tuần: 5
    Trong tháng 134601
    Tất cả: 17228155