Trước tiên, đối với phần lớn Mỹ Latin, mối quan hệ ngày càng tăng với Trung Quốc được thúc đẩy hơn hết bởi thương mại và các cân nhắc kinh tế - chứ không phải địa chính trị. Bên cạnh đó, kể từ khi đại dịch bùng phát vào tháng 3-2020, sự gián đoạn chuỗi cung ứng do COVID-19 gây ra (bao gồm cả sự gia tăng lớn về chi phí vận tải quốc tế) và các hạn chế về chính sách thương mại đã một lần nữa gây căng thẳng cho thương mại toàn cầu, với những tác động sâu sắc đến Mỹ Latin trong ngắn hạn và lâu dài.
Thương mại giữa Trung Quốc với các nước Mỹ Latin và Caribe (LAC) giữ ổn định ở mức xấp xỉ 315 tỷ USD vào năm 2020, thực tế không thay đổi so với năm 2019. Đây là điều rất đáng chú ý vì đại dịch đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới xuất khẩu của LAC nói chung vào năm 2020, gây ra sự sụt giảm ước tính 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, một Trung Quốc đang phục hồi nhanh chóng là ngoại lệ duy nhất trong số các thị trường điểm đến chính của LAC khi xuất khẩu của LAC sang Trung Quốc tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo xu thế hiện nay, Trung Quốc có thể soán ngôi Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của LAC trong hai thập niên tới. Trong bối cảnh COVID-19, hơn 100 triệu liều vaccine của Sinovac, Cansino và Sinopharm dự kiến sẽ được chuyển đến khu vực này, cùng với lượng lớn thiết bị bảo vệ cá nhân và vật tư y tế. Điều này khiến Trung Quốc trở thành đồng minh chính trong cuộc chiến của LAC chống lại COVID-19. Các công ty Trung Quốc cũng đã đầu tư vào sản xuất vaccine tại địa phương, bao gồm cả một nhà máy Sinovac mới được công bố gần đây ở Chile. Gần đây, Mỹ cũng bắt đầu tiến hành “ngoại giao vaccine”, với việc phân phối khoảng 38 triệu liều trong khu vực tính đến giữa tháng 8.
Tuy nhiên, bất chấp những động lực cạnh tranh nói trên, các cuộc thảo luận về sự cạnh tranh trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc trong LAC dường như bị phóng đại khi được xem xét chặt chẽ qua lăng kính thương mại. Trên thực tế, LAC là một khu vực đa số không đồng nhất, đặc biệt là do sự phân chia Bắc - Nam. Nếu đi sâu hơn vào các số liệu thống kê tiểu vùng và quốc gia cụ thể, có thể thấy rằng Trung Quốc đang và sẽ cố gắng để cạnh tranh với sự thống trị thương mại của Mỹ ở Mexico và Trung Mỹ. Tương tự, trên thực tế Mỹ không thể thay thế nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng hóa Nam Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ Latin không tránh khỏi tác động gián tiếp của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Khu vực này chịu ảnh hưởng không đồng đều và không được hưởng lợi từ những căng thẳng thương mại này, trái ngược với một số đánh giá. Trong khi một số ngành nhận được tăng trưởng (ví dụ như sản xuất đậu tương của Brazil và Mexico) thì các lĩnh vực và quốc gia khác lại vấp phải nhiều thiệt hại.
Đáng chú ý, những bất ổn về nhu cầu, thương mại và đầu tư toàn cầu trong thời kỳ cao điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (2018-2019) càng làm trầm trọng hơn quỹ đạo đi xuống của giá hàng hóa (ngoại trừ quặng sắt), cũng như sự trì trệ về kim ngạch xuất khẩu.
Trong tương lai gần, căng thẳng có thể sẽ còn tồn tại trong mối quan hệ thương mại song phương lớn nhất thế giới. chính quyền ông Trump trước đây đã tổ chức 13 vòng đàm phán thương mại chính thức với Trung Quốc trước khi đạt được thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1. Mặc dù Chính quyền Tổng thống Joe Biden bày tỏ nghi ngờ về thỏa thuận này, nhưng họ vẫn giữ nguyên hầu hết các mức thuế quan của Trung Quốc thời ông Trump. Cho đến nay, thuế suất trung bình giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tăng ở mức xấp xỉ 20%, bao gồm hơn 58% hàng hóa thương mại song phương. Song song đó, như được thấy qua cuộc gặp cấp cao gây tranh cãi ở Anchorage hồi đầu năm, xích mích chính trị Mỹ - Trung hiện không có dấu hiệu lắng xuống. Điều này có thể tiếp tục kìm hãm sự trao đổi và phối hợp song phương có ý nghĩa trong các lĩnh vực khác, bao gồm cả thương mại.
Trong quan hệ với cả 2 bên, LAC phải thực hiện các bước để giảm thiểu “thiệt hại chung” có thể xảy ra do căng thẳng Mỹ - Trung. Các công ty cần xem xét cẩn thận việc cấp phép, rà soát và các yêu cầu khác có thể có ở Mỹ, đặc biệt là đối với những công ty kinh doanh với các công ty và cá nhân Trung Quốc bị thêm vào danh sách đen của chính phủ Mỹ.
Khi Trung Quốc vật lộn để đáp ứng mục tiêu mua hàng đầy tham vọng và Mỹ vất vả để khắc phục thâm hụt thương mại song phương gia tăng, chính quyền của ông Biden có thể phải đối mặt với áp lực trong nước để tái can thiệp và đàm phán lại thỏa thuận với các đối tác Trung Quốc. Trung Quốc đã cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trước ngày 31-12-2021 (trên đường cơ sở năm 2017) và đã hoàn thành mục tiêu 31% vào tháng 6-2021. Những nỗ lực của Trung Quốc để tăng cường mua hàng hóa của Mỹ có thể có những tác động đối với các nhà xuất khẩu LAC.
Về phía Trung Quốc, tín hiệu chính sách rõ ràng và toàn diện nhất sẽ đến từ diễn đàn cấp bộ trưởng tiếp theo giữa Trung Quốc và Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC), dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.
Theo: cand.com.vn
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 4384 Trong tuần: 160 Trong tháng 145139 Tất cả: 17238701