CÔNG AN BẠC LIÊU
Thiên tai ngày càng khốc liệt và thường xuyên trên toàn cầu
Cập nhật ngày: 2-09-2021
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc (LHQ), ngày 1/9 đưa ra cảnh báo rất đáng lo ngại về biến đổi khí hậu rằng số lượng các thảm họa thiên nhiên đã tăng gấp 5 lần trong nửa thế kỷ qua và gây thiệt hại gấp 7 lần so với những năm 1970.

Để đưa ra báo cáo này, WMO đã nghiên cứu số liệu từ hơn 11.000 thảm họa thiên nhiên trong nửa thế kỷ qua. Trong cuộc họp báo ngày 1/9, Tổng thư ký WMO Petteri Taalas nhận định rằng báo cáo đưa ra một tin tốt và một tin xấu. Về mặt tích cực, số lượng người thương vong do các thảm họa thiên nhiên giảm đáng kể bất chấp thiên tai xảy ra ngày một thường xuyên và khốc liệt hơn, từ nắng nóng bất thường, lũ lụt, hạn hán hay những siêu bão trên khắp Trái đất.

Những năm 1970, trung bình mỗi năm có hơn 700 hiện tượng thiên tai, trong khi từ năm 2000 đến 2009, mỗi năm ghi nhận hơn 3.500 vụ, tương đương với khoảng 10 vụ mỗi ngày. Trong những năm 2010, trung bình mỗi năm ghi nhận 3.165 vụ thiên tai. Số người thiệt mạng trong những năm gần đây có giảm so với thời kỳ cách đây 50 năm. Trong những năm 1970 và 1980, thảm họa tự nhiên giết chết trung bình khoảng 170 người mỗi ngày trên toàn thế giới, trong khi con số này vào năm 2010 chỉ là 40 người.

Các hiện tượng như bão, lũ lụt và hạn hán là nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong và thiệt hại nhất trong 50 năm qua. Đáng chú ý, hơn 90% trong số khoảng 2 triệu người thiệt mạng vì thiên tai được LHQ xác định là ở các nước đang phát triển trong khi 60% thiệt hại kinh tế lại được ghi nhận ở các nước giàu có hơn. Nửa thế kỷ trước, các thảm họa thời tiết gây thiệt hại toàn cầu khoảng 175 triệu USD mỗi năm. Con số này tăng lên trung bình 1,38 tỷ USD trong những năm 2010.

Các quan chức về khí hậu của LHQ cho rằng, mức độ tàn phá của các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng dần theo thời gian là do ngày càng có nhiều người chuyển đến những khu vực có nguy cơ cao trong khi biến đổi khí hậu đang khiến thiên tai trở nên khốc liệt và diễn ra thường xuyên hơn.

WMO cũng nhận định rằng việc khả năng dự báo thời tiết được nâng cao đã giúp người dân và chính quyền ở những khu vực có nguy cơ chuẩn bị tốt hơn cho các thảm họa. Susan Cutter, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về mối nguy hiểm tại Đại học South Carolina, Mỹ, cho biết “người dân ở nhiều khu vực trên thế giới đã học được cách thích ứng và sống chung với thiên tai” và “đây là một điều đáng mừng”.

flood.png -0
Trận mưa lớn ngày 30/8 dẫn đến lũ lụt khiến TP Trùng Khánh, Trung Quốc chìm trong biển nước. Ảnh: AP .

5 thảm họa thời tiết gây thiệt hại về tài sản lớn nhất kể từ năm 1970 đều là những cơn bão ở Mỹ, đứng đầu là cơn bão Katrina năm 2005 với thiệt hại tổng cộng lên đến 163 tỷ USD. 5 thảm họa thời tiết gây ra nhiều thương vong nhất là ở châu Phi và châu Á, trong đó, đứng đầu là hạn hán và nạn đói ở Ethiopia vào giữa những năm 1980 khiến 1,2 triệu người chết, và cơn bão Bhola ở Bangladesh vào năm 1970 khiến hơn 500.000 người thiệt mạng.

Báo cáo của WMO được đưa ra sau khi thế giới trải qua một mùa hè với quá nhiều thiên tai được ghi nhận ở nhiều nơi. Một ví dụ điển hình là Mỹ khi nước này đồng thời hứng chịu siêu bão Ida ở khu vực Đông Nam trong khi miền Tây lại trải qua các trận cháy rừng lớn và dai dẳng do hạn hán. Siêu bão Ida mạnh cấp 4 trên thang gồm 5 cấp, đã quét qua bang Louisiana và khiến ít nhất 1,3 triệu hộ gia đình tại bang này và một số khu vực lân cận mất điện, trong khi thiệt hại về tài sản chưa thể được kiểm kê do các thiết bị, đường sá bị hư hại do bão.

Cũng trong những ngày qua, trận cháy rừng có tên Caldor, bùng phát từ giữa tháng 8 ở vùng núi phía Đông thành phố Sacramento, bang California, vẫn đang lan rộng và gây nhiều khó khăn cho lực lượng cứu hỏa, buộc chính quyền ra lệnh di tản diện rộng đối với người dân sống tại ranh giới hai bang California và Nevada. Ước tính, đám cháy Caldor đã thiêu rụi hơn 77.300ha rừng khô hạn và khiến khoảng 50.000 người phải sơ tán, theo Cục Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy California. Cháy rừng cũng xảy ra ở một loạt nước từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Algeria, Hy Lạp và Italy, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Lũ lụt cũng trở thành nỗi ám ảnh đối với châu Âu và Trung Quốc trong thời gian qua. Giữa tháng 7, Đức chứng kiến trận lũ được cho là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất tại nước này trong 6 thập kỷ qua, khiến ít nhất 157 người thiệt mạng. Tại nước láng giềng Bỉ, lũ lụt liên tiếp trong nhiều ngày đã khiến ít nhất 37 người chết, khoảng 37.000 hộ gia đình không có điện và hàng nghìn người khác thiếu nước sạch, điều tưởng như khó xảy ra tại một quốc gia châu Âu phát triển.

Ngày 30/8, mưa lớn đã dẫn đến lũ lụt trên 4 con sông ở Trùng Khánh, phía Tây Nam Trung Quốc, khiến 2.000 người phải sơ tán. Hồi giữa tháng 7, nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc đã trải qua đợt lũ lụt tồi tệ. Riêng tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc có hơn 300 người chết và 50 người mất tích kể từ đợt mưa bão và lũ lụt trong năm nay.

WMO hy vọng rằng những phân tích chi tiết về từng khu vực sẽ giúp chính phủ các nước đưa ra các chính sách kịp thời nhằm bảo vệ người dân cũng như tránh thiệt hại tài sản do thiên tai, đang tăng dần về cường độ và mức độ tàn phá.

Nguồn cand.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 2121
    Trong tuần: 130280
    Trong tháng 482055
    Tất cả: 17038398