Ảnh minh họa Reuters. |
Tuyên bố này là động thái mới nhất về sự xoay trục của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với chủ nghĩa đa phương và dần loại trừ cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” của cựu Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump đã rút khỏi hội đồng vào năm 2018, cáo buộc hội đồng có thành kiến chống Israel và cho phép các quốc gia lạm dụng nhân quyền kinh niên làm thành viên.
Ngoại trưởng Blinken cũng cho rằng hội đồng gồm 47 thành viên này còn “thiếu sót”. Hồi đầu tháng này, ông cảnh báo rằng sự vắng mặt của Mỹ đã tạo ra một “khoảng trống” lãnh đạo đã bị lạm dụng bởi “các quốc gia có chương trình nghị sự độc tài”.
Các nhà lập pháp Mỹ từ lâu đã chỉ trích việc Eritrea, Venezuela, Trung Quốc, Nga và Uzbekistan là thành viên của hội đồng.
Các cuộc bầu cử thành viên định kỳ 3 năm một lần dự kiến sẽ diễn ra trong kỳ họp Đại hội đồng LHQ vào tháng 10 tới. Mỹ vẫn có vai trò là quan sát viên cho đến thời điểm đó.
Đây là động thái mới nhất của chính quyền Biden nhằm tái tập trung vào LHQ và các tổ chức quốc tế nói chung, mặc dù vẫn còn phải xem Washington sẽ theo đuổi vai trò lãnh đạo đến mức nào trong cơ quan này.
Tuần trước, Mỹ đã chính thức quay trở lại thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đồng thời cam kết 4 tỷ USD cho việc phân phối vaccine toàn cầu. Ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận này hồi năm 2017.
Chính quyền Biden cũng đã đảo ngược việc Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới, cam kết sẽ thực hiện tốt việc tài trợ bị tạm dừng dưới thời chính quyền Trump.
Ứng viên cho chức Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Linda Thomas-Greenfield, sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức trong ngày 24/2 (giờ Mỹ), trước Thượng viện. Đây cũng được coi là một động thái nhằm nâng tầm quan hệ giữa Mỹ và LHQ, vốn dĩ đi xuống dưới thời người tiền nhiệm.
Nguồn: cand.com.vn
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 9600 Trong tuần: 19071 Trong tháng 169990 Tất cả: 17263553