CÔNG AN BẠC LIÊU
Hy vọng hòa bình
Cập nhật ngày: 14-02-2019
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ P.Sa-na-han đã có chuyến công du bất ngờ tới Áp-ga-ni-xtan, với mục tiêu thúc đẩy tiến trình hòa bình tại quốc gia Nam Á này. Những ngày qua, hàng loạt nỗ lực ngoại giao "con thoi" nhằm tăng cường đối thoại về tình hình Áp-ga-ni-xtan được Mỹ và các bên liên quan đẩy mạnh, làm dấy lên hy vọng về một nền hòa bình lâu dài cho quốc gia Nam Á bị chiến tranh, xung đột tàn phá.

Trong khuôn khổ chuyến công du bất ngờ tới Áp-ga-ni-xtan, ngày 11-2, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ P.Sa-na-han đã gặp Tổng thống nước chủ nhà A.Ga-ni cùng các quan chức quốc phòng hàng đầu của Áp-ga-ni-xtan, thảo luận về tình hình an ninh tại quốc gia Nam Á này. Ngay sau cuộc gặp, Phủ Tổng thống Áp-ga-ni-xtan ra thông cáo báo chí nêu rõ, giới chức hai nước nhất trí tiếp tục thúc đẩy tiến trình hòa bình và cuộc chiến chống khủng bố, cho đến khi hòa bình được lập lại vĩnh viễn tại Áp-ga-ni-xtan.

Chuyến thăm Áp-ga-ni-xtan của ông P.Sa-na-han được nhận định là nhằm xoa dịu mối quan ngại đang gia tăng của chính quyền Ca-bun. Bởi, thời gian qua lực lượng phiến quân Ta-li-ban liên tục từ chối thảo luận trực tiếp với đại diện Chính phủ Áp-ga-ni-xtan, mặc cho Mỹ và nhiều nước trong khu vực nhấn mạnh rằng, tiến trình hòa bình phải do người Áp-ga-ni-xtan dẫn dắt và làm chủ. Hồi tháng 1-2019 vừa qua, cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ta-li-ban về vấn đề hòa bình ở Áp-ga-ni-xtan đã diễn ra tại Ca-ta mà không có sự góp mặt của đại diện chính quyền Tổng thống A.Ga-ni. Hiện Đặc phái viên Mỹ về hòa giải Áp-ga-ni-xtan D.Kha-lin-dát đang dẫn đầu một phái đoàn liên ngành thực hiện chuyến công du dài ngày tới Bỉ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Ca-ta, Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-xtan, với quyết tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tiến trình hòa bình tại Áp-ga-ni-xtan và đưa tất cả các phe phái của nước này tham gia đối thoại, trước khi cuộc bầu cử tổng thống Áp-ga-ni-xtan diễn ra vào mùa hè tới.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ P.Sa-na-han đã có chuyến công du bất ngờ tới Áp-ga-ni-xtan, với mục tiêu thúc đẩy tiến trình hòa bình tại quốc gia Nam Á này. Những ngày qua, hàng loạt nỗ lực ngoại giao "con thoi" nhằm tăng cường đối thoại về tình hình Áp-ga-ni-xtan được Mỹ và các bên liên quan đẩy mạnh, làm dấy lên hy vọng về một nền hòa bình lâu dài cho quốc gia Nam Á bị chiến tranh, xung đột tàn phá.

Trong khuôn khổ chuyến công du bất ngờ tới Áp-ga-ni-xtan, ngày 11-2, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ P.Sa-na-han đã gặp Tổng thống nước chủ nhà A.Ga-ni cùng các quan chức quốc phòng hàng đầu của Áp-ga-ni-xtan, thảo luận về tình hình an ninh tại quốc gia Nam Á này. Ngay sau cuộc gặp, Phủ Tổng thống Áp-ga-ni-xtan ra thông cáo báo chí nêu rõ, giới chức hai nước nhất trí tiếp tục thúc đẩy tiến trình hòa bình và cuộc chiến chống khủng bố, cho đến khi hòa bình được lập lại vĩnh viễn tại Áp-ga-ni-xtan.

Chuyến thăm Áp-ga-ni-xtan của ông P.Sa-na-han được nhận định là nhằm xoa dịu mối quan ngại đang gia tăng của chính quyền Ca-bun. Bởi, thời gian qua lực lượng phiến quân Ta-li-ban liên tục từ chối thảo luận trực tiếp với đại diện Chính phủ Áp-ga-ni-xtan, mặc cho Mỹ và nhiều nước trong khu vực nhấn mạnh rằng, tiến trình hòa bình phải do người Áp-ga-ni-xtan dẫn dắt và làm chủ. Hồi tháng 1-2019 vừa qua, cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ta-li-ban về vấn đề hòa bình ở Áp-ga-ni-xtan đã diễn ra tại Ca-ta mà không có sự góp mặt của đại diện chính quyền Tổng thống A.Ga-ni. Hiện Đặc phái viên Mỹ về hòa giải Áp-ga-ni-xtan D.Kha-lin-dát đang dẫn đầu một phái đoàn liên ngành thực hiện chuyến công du dài ngày tới Bỉ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Ca-ta, Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-xtan, với quyết tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tiến trình hòa bình tại Áp-ga-ni-xtan và đưa tất cả các phe phái của nước này tham gia đối thoại, trước khi cuộc bầu cử tổng thống Áp-ga-ni-xtan diễn ra vào mùa hè tới.

Chỉ trong hơn nửa tháng qua, những "tia hy vọng" về giải pháp hòa bình lâu dài tại Áp-ga-ni-xtan đã được thắp lên sau các cuộc đàm phán, đối thoại. Cuối tháng 1-2019, Mỹ và Ta-li-ban đạt được nhất trí trên nguyên tắc về khuôn khổ một thỏa thuận hòa bình, nhằm hướng tới việc chấm dứt cuộc chiến kéo dài 17 năm tại Áp-ga-ni-xtan. Trả lời phỏng vấn báo chí về những tiến triển tích cực trong đàm phán, Đặc phái viên Mỹ về hòa giải Áp-ga-ni-xtan D.Kha-lin-dát nêu rõ, điều khiến Oa-sinh-tơn hài lòng là Ta-li-ban đã cam kết làm mọi điều cần thiết để ngăn đất nước Áp-ga-ni-xtan trở thành "mảnh đất màu mỡ" của các phần tử khủng bố quốc tế. Tiếp đó, đầu tháng 2-2019, cuộc đàm phán giữa phiến quân Ta-li-ban và một số chính trị gia Áp-ga-ni-xtan cũng khép lại tại thủ đô Mát-xcơ-va của Nga với những kết quả khả quan.

Ý định rút binh sĩ Mỹ khỏi "vũng lầy" Áp-ga-ni-xtan của Tổng thống Mỹ Đ.Trăm đã gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Đây cũng là nội dung mà Oa-sinh-tơn và phiến quân Ta-li-ban tập trung đàm phán. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Pom-peo, dù quyết định rút quân, Oa-sinh-tơn vẫn luôn nghiêm túc đối với việc tìm kiếm hòa bình và ngăn chặn Áp-ga-ni-xtan tiếp tục trở thành "hang ổ" của các phần tử khủng bố quốc tế. Trên thực tế, tuyên bố này của ông M.Pom-peo chưa đủ để xóa bỏ tâm lý hoang mang của dư luận chung quanh "nước cờ" rút quân mà Oa-sinh-tơn đưa ra. Giới quan sát lo ngại rằng, sự mất kiên nhẫn của Tổng thống Mỹ Đ.Trăm về cuộc chiến dai dẳng tại Áp-ga-ni-xtan có thể dẫn tới động thái rút quân quá sớm, đẩy đất nước Nam Á vào "vòng xoáy" của một cuộc nội chiến mới và gây mất ổn định trong khu vực. Áp-ga-ni-xtan hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của nước ngoài để bảo đảm an ninh trong nước, nên việc người đứng đầu Nhà trắng công bố kế hoạch rút về nước khoảng 7.000 binh sĩ, tức là một nửa số binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Áp-ga-ni-xtan, chắc chắn sẽ khiến chính quyền Ca-bun đối mặt nhiều sóng gió.

Trước nguy cơ bất ổn gia tăng sau khi Mỹ rút quân, các nước láng giềng của Áp-ga-ni-xtan, trong đó có Pa-ki-xtan - quốc gia có chung đường biên giới dài hơn 1.400 km với Áp-ga-ni-xtan, đã tức tốc siết chặt an ninh khu vực biên giới. Hiện I-xla-ma-bát đang triển khai một lực lượng bán quân sự lên đến hơn 50.000 người ở dọc biên giới, nhằm chuẩn bị cho "kịch bản" làn sóng người tị nạn từ Áp-ga-ni-xtan tràn sang.

Đại tá Đ.Bất-lơ, người phát ngôn của lực lượng liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu tại Áp-ga-ni-xtan từng tuyên bố, với những bước tiến đạt được trong các cuộc đàm phán hòa bình gần đây, có thể nói, năm 2019 sẽ mở ra cơ hội đặc biệt cho nền hòa bình tại Áp-ga-ni-xtan. Theo kế hoạch, vòng đàm phán tiếp theo giữa Mỹ và phiến quân Ta-li-ban được tổ chức vào ngày 25-2 tới. Việc chấm dứt cuộc xung đột dai dẳng tại Áp-ga-ni-xtan chắc chắn không thể đạt được "một sớm một chiều" bởi có những bất đồng không dễ hóa giải, song nỗ lực thúc đẩy đối thoại của các bên cùng những kết quả tích cực của các cuộc đàm phán thời gian qua đã được dư luận hoan nghênh, thắp lên hy vọng về một cơ hội hòa bình lâu dài cho quốc gia Nam Á.

Nguồn nhandan.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 4983
    Trong tuần: 40253
    Trong tháng 548865
    Tất cả: 18093857