Thứ trưởng Phạm Thế Tùng cho biết, nhiều loại tội phạm về trật tự xã hội, tội phạm về tham nhũng, kinh tế gia tăng, tội phạm trên không gian mạng rất khó xác minh, xử lý. Đây là áp lực rất lớn với các cơ quan chức năng, trong đó có lực lượng Công an.
Thứ trưởng Phạm Thế Tùng trình bày báo cáo tại phiên họp. |
Lý giải nguyên nhân của thực trạng trên, Thứ trưởng Phạm Thế Tùng cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, một bộ phận người dân không có việc làm, thất nghiệp, nhiều người trong tình trạng túng quẫn, không hiểu biết pháp luật nên dẫn đến vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả; nhiều mâu thuẫn âm ỉ trong nhân dân, tại cơ sở dẫn đến phát sinh nguy cơ phạm tội…
Thứ trưởng Phạm Thế Tùng cho biết, tội phạm lừa đảo gia tăng chủ yếu là lừa đảo qua mạng, có những vụ án do đối tượng ở nước ngoài cầm đầu, đặt trụ sở ở một số nước láng giềng; sau đó, tuyển chọn người ở trong nước sang để thực hiện hành vi lừa đảo. “Vừa qua, Công an Hà Tĩnh, Nghệ An đã phối hợp với Campuchia bắt giữ hàng trăm đối tượng có hành vi lừa đảo qua mạng” – Thứ trưởng Phạm Thế Tùng cho biết.
Về công tác đấu tranh với tội phạm ma tuý, đặc biệt là liên quan đến việc người dân được thuê vận chuyển ma túy, Thứ trưởng Phạm Thế Tùng nêu rõ, quan điểm của Bộ Công an là xử lý đúng quy định của pháp luật. “Trước đây, đồng chí Bộ trưởng Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) đã chỉ đạo khi đấu tranh các chuyên án ma tuý phải “đánh” tận gốc, bắt đối tượng cầm đầu, chủ mưu chứ không “đánh” khúc giữa. Quán triệt tinh thần chỉ đạo trên, chúng tôi đã triển khai rất nghiêm túc, đồng thời phối hợp với các nước bạn để đấu tranh. Cụ thể, đã phối hợp với Lào, Campuchia đấu tranh rất thành công nhiều chuyên án ma tuý, bắt được đối tượng cầm đầu, điều hành đường dây ở bên kia biên giới” – Thứ trưởng Phạm Thế Tùng nói.
|
|
Các đại biểu tại phiên họp. |
Thứ trưởng Phạm Thế Tùng chia sẻ, để phòng ngừa tội phạm ma tuý, lực lượng Công an triển khai rất hiệu quả đề án phòng chống tội phạm ma tuý ở các xã biên giới. Theo đó, tất cả các xã biên giới triển khai làm sạch ma tuý, cai nghiện cho các đối tượng nghiện, quan tâm đến an sinh xã hội, chú trọng tuyên truyền người dân không tham gia các hành vi vi phạm. Từ đó, giảm thiểu tội phạm ma tuý ở các địa bàn này.
Báo cáo về việc xử lý một số người nghèo ở các địa bàn miền núi, giáp biên, do thiếu hiểu biết pháp luật tham gia vận chuyển thuê ma tuý, Thứ trưởng Phạm Thế Tùng cho rằng, tình trạng này tuy rất đau xót nhưng về mặt pháp luật vẫn phải xử lý. “Họ chỉ vận chuyển thuê ma tuý, lợi nhuận không đáng bao nhiêu, chỉ 5 -10 triệu đồng nhưng số lượng ma tuý thì lại vào khung hình phạt rất cao, lên đến khung tử hình" - Thứ trưởng Phạm Thế Tùng nêu.
Về việc mua bán ma tuý qua fly cam, đồng chí Thứ trưởng cho rằng, đây không phải là tội phạm mới mà là phương thức thủ đoạn mới của tội phạm mua bán ma tuý nhỏ lẻ. Lực lượng Công an đã nhận diện các phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm để tổ chức đấu tranh, xử lý.
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 8727 Trong tuần: 66233 Trong tháng 318014 Tất cả: 16467316