Đại diện các công ty, doanh nghiệp, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh thực hiện ký kết bao tiêu sản phẩm tôm
Phát biểu chào mừng Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Lê Tấn Cận cho biết, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ công nhận chỉ dẫn địa lý năm 2013 và cuối năm 2020, nghề muối tỉnh Bạc Liêu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Bạc Liêu có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao. Đến nay, muối Bạc Liêu cũng là sản phẩm duy nhất được đưa vào thị trường Nhật, điều đó cho thấy, muối Bạc Liêu đã khẳng định được thương hiệu và có một vị trí nhất định trên thị trường trong, ngoài nước.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu - Lê Tấn Cận phát biểu tại Hội thảo
Đối với ngành Thủy sản, tỉnh Bạc Liêu hiện là một trong 06 tỉnh trọng điểm tôm của cả nước và được đánh giá có vai trò đóng góp khá lớn trong nhiều khâu của chuỗi cung ứng tôm của Đồng bằng sông Cửu Long cũng như của cả nước; là tỉnh đứng thứ hai cả nước về diện tích, sản lượng và có quy mô sản xuất tôm giống với sản lượng sản xuất 34 - 35 tỷ con tôm giống/năm, chiếm thị phần 50% so sản lượng giống khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và 30% thị phần giống so cả nước.
Tuy nhiên, nghề muối và nuôi tôm đang gặp nhiều khó khăn, do đó, Hội thảo này có ý nghĩa và quan trọng trong việc tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong quản lý, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản, phổ biến cách làm hay, triển khai nhân rộng những mô hình sản xuất có hiệu quả, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định, bền vững, bảo vệ môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị các đại biểu trao đổi, thảo luận những kết quả đạt được, các hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện, giúp cho Bạc Liêu sớm trở thành “Trung tâm công nghiệp tôm của cả nước” hướng đến tạo thương hiệu “tôm sạch Bạc Liêu”, và nghề muối tỉnh Bạc Liêu xứng đáng là di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia, hướng tới làm giàu bằng nghề muối.
Quang cảnh Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu tham luận, đánh giá thực trạng, tìm giải pháp sản xuất kinh doanh muối ở Bạc Liêu; định hướng phát triển liên kết chuỗi giá trị ngành tôm Bạc Liêu; vai trò của doanh nghiệp tham gia xây dựng chuỗi giá trị phát triển và đa dạng hóa sản phẩm muối; nghiên cứu, ưng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi tôm công nghệ cao; giải pháp liên kết, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất muối của Hợp tác xã; ứng dụng công nghệ Nano để phòng bệnh cho tôm; chia sẻ quy trình nuôi tôm siêu thâm canh hiệu quả, an toàn môi trường; quản lý môi trường trong sản xuất nông nghiệp…
Dịp này, các công ty, doanh nghiệp trong tỉnh đã ký kết bao tiêu sản phẩm tôm và muối.
Nguồn: baclieu.gov.vn
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 8583 Trong tuần: 20265 Trong tháng 369229 Tất cả: 16518520