Vì một địa bàn không tiếng nổ
Cập nhật ngày: 22-11-2024
Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác phòng ngừa xã hội, trong đó chú trọng tuyên truyền tác hại của các loại vũ khí, vật liệu nổ gây ra cho xã hội; đồng thời vận động Nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; nên tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được kéo giảm đáng kể, góp phần bảo đảm ANTT tại địa phương.
Mỗi người dân là một tuyên truyền viên trong thu hồi vũ khí
Theo chân các anh Công an xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi; chúng tôi có mặt tại nhà anh Phan Văn Tính, ngụ ấp Nhà Dài A, xã Châu Hưng A. Là một nông dân quanh quẩn bên ruộng đồng, mỗi khi đến mùa lúa chín, anh Tính không khỏi đau đầu vì đám chuột bọ cắn phá. Thấy vậy, anh đã tự chế ra các khẩu súng thô sơ bằng gỗ và ống nhựa dùng để bắn chuột vào ruộng lúa của mình. Tuy nhiên kể từ khi được Công an xã và chính quyền địa phương đến tuyên truyền, thì anh đã nhận ra tác hại của việc sử dụng các loại vũ khí tự chế này và tự nguyện giao nộp lại cho cơ quan chức năng.
Được Công an xã tuyên truyền, anh Phan Văn Tính đã tự nguyện
giao nộp 2 khẩu súng tự chế cho cơ quan chức năng theo quy định
Anh Phan Văn Tính, ngụ ấp Nhà Dài A, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi chia sẻ: “Tôi chế ra mấy cây súng bằng gỗ, dây thun để bắn mấy con chuột vào cắn lúa thôi. Nay được mấy anh Công an xã và chú Trưởng ấp đến nhà tuyên truyền, tôi mới biết việc làm của mình là vi phạm pháp luật, hơn nữa lỡ bắn trúng người dân đi thăm đồng thì hậu quả là rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nữa. Nên tôi đã giao nộp lại 2 khẩu súng tự chế cho Công an xã xử lý”.
Bên cạnh các loại vũ khí thô sơ, súng tự chế của người dân; hiện nay tại một số ao hồ, kênh rạch vẫn còn một vài đầu đạn, vỏ bom mìn, pháo chưa qua xử lý, thu gom triệt để. Những vật liệu này là tàn tích chiến tranh còn sót lại, có tính xác thương rất cao, nên khi tự ý cất giữ tại nhà sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của chính mình. Do đó, nhiều người dân trong quá trình canh tác nông nghiệp hoặc thu mua phế liệu, khi phát hiện các vũ khí, vật liệu nổ này đã nhanh chóng đem đến cơ quan Công an để giao nộp.
Nhặt được khẩu súng lúc xới đất ruộng, anh Quách Chí Linh
nhanh chóng đến giao nộp cho cơ quan Công an
Mang khẩu súng quân dụng đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bạc Liêu giao nộp, anh Quách Chí Linh (ngụ xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) cho biết: “Hôm đó tôi đi xới đất ruộng, đào một hồi thì trúng gì cứng cứng nên đem về rửa sạch thì phát hiện là cây súng. Coi tivi thấy Công an đang tuyên truyền, vận động thu hồi các loại súng như này, nên hôm nay tôi đến đây để giao nộp cho mấy anh Công an, chứ tôi cũng không dám giữ ở nhà lâu nữa”.
Hiện nay tại một số địa phương, nhiều cán bộ thời chiến đến nay vẫn còn cất giữ các loại vũ khí quân dụng – những vật đã đồng hành cùng các bác, các chú qua nhiều năm kháng chiến. Đó là câu chuyện của ông Nguyễn Văn Thi và Nguyễn Văn Hòa ở ấp Minh Thìn, xã An Phúc, huyện Đông Hải. Là những cựu chiến binh từng chiến đấu tại nhiều chiến trường, ông Thi và ông Hòa, cũng gắn bó hàng chục năm trời với những khẩu súng quân dụng được xem như kỷ vật thời chiến của mình. Tuy nhiên khi được lực lượng Công an tuyên truyền, vận động, ông Thi và ông Hòa đã vui vẻ giao nộp lại vì xem đây cũng là trách nhiệm mà một cựu chiến binh cần phải làm trong công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ. Không chỉ vậy, việc giao nộp lại các khẩu súng quân dụng này cũng góp phần hạn chế tối đa các nguy hiểm mang lại trong quá trình họ tự bảo quản tại nhà.
Ông Nguyễn Văn Hòa đến Công an xã An Phúc giao nộp
lại khẩu súng AK từng gắn bó hàng chục năm tham gia kháng chiến
Ông Nguyễn Văn Hòa, ngụ ấp Minh Thìn, xã An Phúc, huyện Đông Hải chia sẻ: “Thời tôi tham gia kháng chiến, được cấp cho khẩu súng AK, từ hồi giải phóng đến nay, mấy chục năm tôi cất giữ cẩn thận trong tủ, lâu lâu lấy ra lau chùi cho sạch sẽ, xem đây như là kỷ vật cho một thời mình chinh chiến khắp các chiến trường. Nhưng nay nghe được chủ trương Nhà nước vận động người dân giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ; nên tôi nhanh chóng đem khẩu súng đến Công an xã An Phúc để giao nộp theo quy định”.
Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về vũ khí
Để hạn chế tối đa các vụ việc đáng tiếc do vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây ra, thời gian qua, Công an Bạc Liêu đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến việc tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Thư kêu gọi “Vận động toàn dân thực hiện giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo”. Lực lượng Công an toàn tỉnh đã tổ chức 251 buổi tuyên truyền tại các khu dân cư, sinh hoạt các tổ chức quần chúng với hơn 6.100 lượt người tham dự; phát hơn 6.300 tờ rơi tuyên truyền; tổ chức cho hơn 1.300 người dân ký cam kết không tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo. Đặc biệt, Công an tỉnh cũng đã xây dựng thí điểm mô hình Dân vận khéo “Tuyên truyền, vận động, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ” tại xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi và nhân rộng tại nhiều xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Công an tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình Dân vận khéo “Tuyên truyền,
vận động, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ” trên địa bàn tỉnh
Trung tá Nguyễn Minh Đức, Đội trưởng, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã tham mưu Giám đốc Công an tỉnh xây dựng kế hoạch tăng cường công tác vận động, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo đang cất giữ cho cơ quan chức năng. Đồng thời, tích cực tố giác qua đường dây nóng Cảnh sát 113, ứng dụng VNelD hoặc đến trực tiếp trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất, cung cấp thông tin các đối tượng nghi vấn cất giữ, chế tạo, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo”.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, lực lượng Công an cũng tăng cường triển khai các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình các tài khoản mạng xã hội, website có hành vi rao bán, hướng dẫn chế tạo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo để xử lý nghiêm theo quy định. Phối hợp với các sở, ngành chức năng yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet ngăn chặn các trang mạng đăng tải thông tin, bài viết, hình ảnh hoạt động mua bán, hướng dẫn, chế tạo, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc ngăn chặn hiểm họa từ các “chợ vũ khí online” trên mạng xã hội.
Nhờ làm tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ, phòng ngừa xã hội, trong 10 tháng đầu năm 2024, Công an tỉnh đã vận động, thu gom 35 súng quân dụng, 51 súng tự chế, 106 công cụ hỗ trợ, 203 vũ khí thô sơ, 02 lựu đạn, 02 đạn cối, 1.262 viên đạn các loại, 02 linh kiện dùng để lắp ráp vũ khí, 07 đồ chơi nguy hiểm; xử phạt hành chính hành chính 06 trường hợp vi phạm với tổng số tiền là 80 triệu đồng.
Công an các địa phương tăng cường tuyên truyền,
vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ
“Ngay khi Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày 29/6/2024 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025; Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã tham mưu Giám đốc Công an tỉnh xây dựng kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến những quy định mới của Luật đến cán bộ, công chức, viên chức cũng như tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư để nắm và thực hiện; góp phần phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn toàn tỉnh” - Trung tá Nguyễn Minh Đức chia sẻ thêm.
Thiết nghĩ bên cạnh sự quyết liệt của lực lượng Công an và các ngành, các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động thu hồi, thì rất cần sự chung tay của chính người dân trong việc tự nguyện giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, góp phần hạn chế tối đa những tai nạn thương tâm, không để những tiếng nổ trở thành nỗi ám ảnh vùng quê./.
Trọng Nguyễn
Theo chân các anh Công an xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi; chúng tôi có mặt tại nhà anh Phan Văn Tính, ngụ ấp Nhà Dài A, xã Châu Hưng A. Là một nông dân quanh quẩn bên ruộng đồng, mỗi khi đến mùa lúa chín, anh Tính không khỏi đau đầu vì đám chuột bọ cắn phá. Thấy vậy, anh đã tự chế ra các khẩu súng thô sơ bằng gỗ và ống nhựa dùng để bắn chuột vào ruộng lúa của mình. Tuy nhiên kể từ khi được Công an xã và chính quyền địa phương đến tuyên truyền, thì anh đã nhận ra tác hại của việc sử dụng các loại vũ khí tự chế này và tự nguyện giao nộp lại cho cơ quan chức năng.
Được Công an xã tuyên truyền, anh Phan Văn Tính đã tự nguyện
giao nộp 2 khẩu súng tự chế cho cơ quan chức năng theo quy định
Anh Phan Văn Tính, ngụ ấp Nhà Dài A, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi chia sẻ: “Tôi chế ra mấy cây súng bằng gỗ, dây thun để bắn mấy con chuột vào cắn lúa thôi. Nay được mấy anh Công an xã và chú Trưởng ấp đến nhà tuyên truyền, tôi mới biết việc làm của mình là vi phạm pháp luật, hơn nữa lỡ bắn trúng người dân đi thăm đồng thì hậu quả là rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nữa. Nên tôi đã giao nộp lại 2 khẩu súng tự chế cho Công an xã xử lý”.
Bên cạnh các loại vũ khí thô sơ, súng tự chế của người dân; hiện nay tại một số ao hồ, kênh rạch vẫn còn một vài đầu đạn, vỏ bom mìn, pháo chưa qua xử lý, thu gom triệt để. Những vật liệu này là tàn tích chiến tranh còn sót lại, có tính xác thương rất cao, nên khi tự ý cất giữ tại nhà sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của chính mình. Do đó, nhiều người dân trong quá trình canh tác nông nghiệp hoặc thu mua phế liệu, khi phát hiện các vũ khí, vật liệu nổ này đã nhanh chóng đem đến cơ quan Công an để giao nộp.
Nhặt được khẩu súng lúc xới đất ruộng, anh Quách Chí Linh
nhanh chóng đến giao nộp cho cơ quan Công an
Mang khẩu súng quân dụng đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bạc Liêu giao nộp, anh Quách Chí Linh (ngụ xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) cho biết: “Hôm đó tôi đi xới đất ruộng, đào một hồi thì trúng gì cứng cứng nên đem về rửa sạch thì phát hiện là cây súng. Coi tivi thấy Công an đang tuyên truyền, vận động thu hồi các loại súng như này, nên hôm nay tôi đến đây để giao nộp cho mấy anh Công an, chứ tôi cũng không dám giữ ở nhà lâu nữa”.
Hiện nay tại một số địa phương, nhiều cán bộ thời chiến đến nay vẫn còn cất giữ các loại vũ khí quân dụng – những vật đã đồng hành cùng các bác, các chú qua nhiều năm kháng chiến. Đó là câu chuyện của ông Nguyễn Văn Thi và Nguyễn Văn Hòa ở ấp Minh Thìn, xã An Phúc, huyện Đông Hải. Là những cựu chiến binh từng chiến đấu tại nhiều chiến trường, ông Thi và ông Hòa, cũng gắn bó hàng chục năm trời với những khẩu súng quân dụng được xem như kỷ vật thời chiến của mình. Tuy nhiên khi được lực lượng Công an tuyên truyền, vận động, ông Thi và ông Hòa đã vui vẻ giao nộp lại vì xem đây cũng là trách nhiệm mà một cựu chiến binh cần phải làm trong công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ. Không chỉ vậy, việc giao nộp lại các khẩu súng quân dụng này cũng góp phần hạn chế tối đa các nguy hiểm mang lại trong quá trình họ tự bảo quản tại nhà.
Ông Nguyễn Văn Hòa đến Công an xã An Phúc giao nộp
lại khẩu súng AK từng gắn bó hàng chục năm tham gia kháng chiến
Ông Nguyễn Văn Hòa, ngụ ấp Minh Thìn, xã An Phúc, huyện Đông Hải chia sẻ: “Thời tôi tham gia kháng chiến, được cấp cho khẩu súng AK, từ hồi giải phóng đến nay, mấy chục năm tôi cất giữ cẩn thận trong tủ, lâu lâu lấy ra lau chùi cho sạch sẽ, xem đây như là kỷ vật cho một thời mình chinh chiến khắp các chiến trường. Nhưng nay nghe được chủ trương Nhà nước vận động người dân giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ; nên tôi nhanh chóng đem khẩu súng đến Công an xã An Phúc để giao nộp theo quy định”.
Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về vũ khí
Để hạn chế tối đa các vụ việc đáng tiếc do vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây ra, thời gian qua, Công an Bạc Liêu đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến việc tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Thư kêu gọi “Vận động toàn dân thực hiện giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo”. Lực lượng Công an toàn tỉnh đã tổ chức 251 buổi tuyên truyền tại các khu dân cư, sinh hoạt các tổ chức quần chúng với hơn 6.100 lượt người tham dự; phát hơn 6.300 tờ rơi tuyên truyền; tổ chức cho hơn 1.300 người dân ký cam kết không tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo. Đặc biệt, Công an tỉnh cũng đã xây dựng thí điểm mô hình Dân vận khéo “Tuyên truyền, vận động, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ” tại xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi và nhân rộng tại nhiều xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Công an tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình Dân vận khéo “Tuyên truyền,
vận động, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ” trên địa bàn tỉnh
Trung tá Nguyễn Minh Đức, Đội trưởng, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã tham mưu Giám đốc Công an tỉnh xây dựng kế hoạch tăng cường công tác vận động, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo đang cất giữ cho cơ quan chức năng. Đồng thời, tích cực tố giác qua đường dây nóng Cảnh sát 113, ứng dụng VNelD hoặc đến trực tiếp trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất, cung cấp thông tin các đối tượng nghi vấn cất giữ, chế tạo, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo”.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, lực lượng Công an cũng tăng cường triển khai các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình các tài khoản mạng xã hội, website có hành vi rao bán, hướng dẫn chế tạo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo để xử lý nghiêm theo quy định. Phối hợp với các sở, ngành chức năng yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet ngăn chặn các trang mạng đăng tải thông tin, bài viết, hình ảnh hoạt động mua bán, hướng dẫn, chế tạo, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc ngăn chặn hiểm họa từ các “chợ vũ khí online” trên mạng xã hội.
Nhờ làm tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ, phòng ngừa xã hội, trong 10 tháng đầu năm 2024, Công an tỉnh đã vận động, thu gom 35 súng quân dụng, 51 súng tự chế, 106 công cụ hỗ trợ, 203 vũ khí thô sơ, 02 lựu đạn, 02 đạn cối, 1.262 viên đạn các loại, 02 linh kiện dùng để lắp ráp vũ khí, 07 đồ chơi nguy hiểm; xử phạt hành chính hành chính 06 trường hợp vi phạm với tổng số tiền là 80 triệu đồng.
Công an các địa phương tăng cường tuyên truyền,
vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ
“Ngay khi Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày 29/6/2024 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025; Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã tham mưu Giám đốc Công an tỉnh xây dựng kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến những quy định mới của Luật đến cán bộ, công chức, viên chức cũng như tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư để nắm và thực hiện; góp phần phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn toàn tỉnh” - Trung tá Nguyễn Minh Đức chia sẻ thêm.
Thiết nghĩ bên cạnh sự quyết liệt của lực lượng Công an và các ngành, các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động thu hồi, thì rất cần sự chung tay của chính người dân trong việc tự nguyện giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, góp phần hạn chế tối đa những tai nạn thương tâm, không để những tiếng nổ trở thành nỗi ám ảnh vùng quê./.
Trọng Nguyễn
Các tin khác
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 2271 Trong tuần: 58356 Trong tháng 309846 Tất cả: 17403404