Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác xây dựng, triển khai thi hành và áp dụng pháp luật trên thực tiễn
Cập nhật ngày: 13-10-2024
Chiều ngày 11/10, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm thi hành Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021); Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) theo hình thức trực tuyến từ Hội trường Bộ Công an đến Công an các địa phương. Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có các đồng chí: Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XV; đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, các học viện, trường CAND; Công an các địa phương tại các điểm cầu.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Công an Bạc Liêu
Tại điểm cầu Công an Bạc Liêu, dự hội nghị có Đại tá Bùi Xuân Khởi, Phó Giám đốc Công an tỉnh; đại diện lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh; đại diện lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương và kết nối trực tuyến đến Công an các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cho biết, thời gian qua, việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Theo đó, công tác phòng, chống tội phạm đạt nhiều chỉ tiêu quan trọng mà Quốc hội đề ra; mục tiêu kéo giảm tội phạm được thực hiện quyết liệt, theo hướng bền vững; trật tự, an toàn xã hội có chuyển biến tích cực; sự ổn định về chính trị, xã hội tiếp tục được giữ vững đã và đang tạo môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước.
Theo Báo cáo tại hội nghị, việc triển khai, thi hành các đạo luật đã góp phần đưa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về phòng, chống tội phạm vào cuộc sống, cụ thể là đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; chủ động phòng ngừa, tấn công tội phạm, lấy phòng ngừa là chính, kết hợp với răn đe, giáo dục chung; tạo ra cơ chế hữu hiệu để bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức; đổi mới nhận thức về chính sách tư pháp hình sự mà trọng tâm là đổi mới quan niệm về tội phạm, về điều tra, xử lý tội phạm, đảm bảo các quy định của luật không chỉ là công cụ pháp lý để các cơ quan chức năng đấu tranh, trấn áp tội phạm mà còn là cơ sở pháp lý để bảo vệ sự phát triển lành mạnh các quan hệ kinh tế - xã hội.
Theo đó, đối với Bộ luật Hình sự, 05 năm qua, Bộ Công an đã chủ trì xây dựng hoặc phối hợp với các bộ ngành có liên quan xây dựng 03 nghị định của Chính phủ, 01 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao để xây dựng và ban hành 15 nghị quyết hướng dẫn quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015; 18 công văn giải đáp, hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với các cơ quan tiến hành tố tụng.
Đối với Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ Công an đã chủ trì xây dựng hoặc phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, ban hành 03 Nghị định của Chính phủ, 8 Thông tư liên tịch của liên ngành tư pháp Trung ương và 22 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an.
Đối với Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, đến nay, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định; chủ trì xây dựng và ban hành 10 Thông tư để triển khai theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.
Ngoài ra, việc triển khai, thi hành các đạo luật đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn trong việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong suốt quá trình tố tụng; đảm bảo các hoạt động tố tụng được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Theo thống kê, trong 05 năm, các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận 617.272 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; trong đó, đã giải quyết 585.068 tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố, đạt tỷ lệ từ 94.78 %...
Đồng thời, việc triển khai, thi hành các đạo luật đã tạo những cơ chế để Cơ quan điều tra hoạt động theo hướng tinh, gọn, mạnh, đảm bảo sự tập trung, chuyên sâu, gắn với loại tội phạm. Cùng với đó, thông qua việc triển khai, thi hành các đạo luật, mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát và Toà án các cấp cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi, thống nhất cho công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, nhất là những vụ án nhạy cảm được dư luận quan tâm...
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá thực tiễn triển khai thi hành các bộ luật, luật nêu trên với nội dung như: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định của Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự; Tổ chức, thẩm quyền của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Quân đội nhân dân; Thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự của Cơ quan An ninh điều tra; Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về các tội thuộc thẩm quyền điều tra của lực lượng Cảnh sát hình sự; Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khởi tố, điều tra vụ án hình sự về các tội thuộc thẩm quyền của Cơ quan Cảnh sát điều tra… Đồng thời, các đại biểu cũng đã cùng nhau đưa ra các giải pháp, đề xuất cụ thể nhằm khắc phục, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác xây dựng, triển khai thi hành và áp dụng pháp luật trên thực tiễn.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cho biết, thời gian qua, việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Theo đó, công tác phòng, chống tội phạm đạt nhiều chỉ tiêu quan trọng mà Quốc hội đề ra; mục tiêu kéo giảm tội phạm được thực hiện quyết liệt, theo hướng bền vững; trật tự, an toàn xã hội có chuyển biến tích cực; sự ổn định về chính trị, xã hội tiếp tục được giữ vững đã và đang tạo môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước.
Theo Báo cáo tại hội nghị, việc triển khai, thi hành các đạo luật đã góp phần đưa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về phòng, chống tội phạm vào cuộc sống, cụ thể là đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; chủ động phòng ngừa, tấn công tội phạm, lấy phòng ngừa là chính, kết hợp với răn đe, giáo dục chung; tạo ra cơ chế hữu hiệu để bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức; đổi mới nhận thức về chính sách tư pháp hình sự mà trọng tâm là đổi mới quan niệm về tội phạm, về điều tra, xử lý tội phạm, đảm bảo các quy định của luật không chỉ là công cụ pháp lý để các cơ quan chức năng đấu tranh, trấn áp tội phạm mà còn là cơ sở pháp lý để bảo vệ sự phát triển lành mạnh các quan hệ kinh tế - xã hội.
Theo đó, đối với Bộ luật Hình sự, 05 năm qua, Bộ Công an đã chủ trì xây dựng hoặc phối hợp với các bộ ngành có liên quan xây dựng 03 nghị định của Chính phủ, 01 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao để xây dựng và ban hành 15 nghị quyết hướng dẫn quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015; 18 công văn giải đáp, hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với các cơ quan tiến hành tố tụng.
Đối với Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ Công an đã chủ trì xây dựng hoặc phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, ban hành 03 Nghị định của Chính phủ, 8 Thông tư liên tịch của liên ngành tư pháp Trung ương và 22 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an.
Đối với Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, đến nay, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định; chủ trì xây dựng và ban hành 10 Thông tư để triển khai theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.
Ngoài ra, việc triển khai, thi hành các đạo luật đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn trong việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong suốt quá trình tố tụng; đảm bảo các hoạt động tố tụng được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Theo thống kê, trong 05 năm, các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận 617.272 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; trong đó, đã giải quyết 585.068 tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố, đạt tỷ lệ từ 94.78 %...
Đồng thời, việc triển khai, thi hành các đạo luật đã tạo những cơ chế để Cơ quan điều tra hoạt động theo hướng tinh, gọn, mạnh, đảm bảo sự tập trung, chuyên sâu, gắn với loại tội phạm. Cùng với đó, thông qua việc triển khai, thi hành các đạo luật, mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát và Toà án các cấp cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi, thống nhất cho công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, nhất là những vụ án nhạy cảm được dư luận quan tâm...
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá thực tiễn triển khai thi hành các bộ luật, luật nêu trên với nội dung như: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định của Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự; Tổ chức, thẩm quyền của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Quân đội nhân dân; Thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự của Cơ quan An ninh điều tra; Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về các tội thuộc thẩm quyền điều tra của lực lượng Cảnh sát hình sự; Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khởi tố, điều tra vụ án hình sự về các tội thuộc thẩm quyền của Cơ quan Cảnh sát điều tra… Đồng thời, các đại biểu cũng đã cùng nhau đưa ra các giải pháp, đề xuất cụ thể nhằm khắc phục, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác xây dựng, triển khai thi hành và áp dụng pháp luật trên thực tiễn.
Bộ trưởng Lương Tam Quang phát biểu kết luận hội nghị
(Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Công an)
Phát biểu kết luận hội nghị, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, Bộ trưởng Lương Tam Quang nhiệt liệt biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao những thành tích, kết quả của Công an các đơn vị, địa phương đã đạt được; trân trọng cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ngoài Công an nhân dân trong thực hiện Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021); Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021); đồng thời, mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp, ủng hộ, tạo điều kiện của các đơn vị trên các mặt công tác phòng, chống tội phạm nói riêng và các mặt công tác bảo đảm an ninh, trật tự nói chung trong thời gian tới.
Bộ trưởng Lương Tam Quang đề nghị trong thời gian tới, Công an các đơn vị, địa phương tập trung phối hợp xây dựng các văn bản hướng dẫn, với mục tiêu cao nhất là hướng dẫn kịp thời đầy đủ những vấn đề chưa rõ đã phát hiện qua sơ kết, ưu tiên trước hết đối với những vấn đề thực tiễn đòi hỏi thường xuyên. Đồng thời, rà soát phát hiện cụ thể những vấn đề cần có hướng dẫn ngay để trao đổi, phối hợp với những đơn vị chức năng thuộc liên ngành tư pháp Trung ương, các bộ, ngành có liên quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng hoặc quy định chi tiết các luật. Đặc biệt là các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và các thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng quy trình tố tụng hình sự.
Tiếp tục chủ động rà soát, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong triển khai, thi hành và áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự qua thực tiễn công tác; kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ bổ sung kết quả sơ kết và phục vụ tổng kết, sửa đổi, bổ sung các đạo luật khi có chương trình.
Bên cạnh những vấn đề đã nêu ra qua sơ kết, Bộ trưởng Lương Tam Quang cũng đề nghị Công an các đơn vị, địa phương đặc biệt lưu ý bảo đảm tính dự báo trong đề xuất bổ sung các quy định của pháp luật, nhất là những hành vi hoặc vấn đề hình sự mới xuất phát từ trí tuệ nhân tạo, phát triển số, phát triển xanh. Đồng thời, khẩn trương thu thập thông tin, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế có liên quan và thực tiễn ở Việt Nam để chủ động tham mưu, phối hợp hoàn thiện pháp luật hình sự…./.
Bộ trưởng Lương Tam Quang đề nghị trong thời gian tới, Công an các đơn vị, địa phương tập trung phối hợp xây dựng các văn bản hướng dẫn, với mục tiêu cao nhất là hướng dẫn kịp thời đầy đủ những vấn đề chưa rõ đã phát hiện qua sơ kết, ưu tiên trước hết đối với những vấn đề thực tiễn đòi hỏi thường xuyên. Đồng thời, rà soát phát hiện cụ thể những vấn đề cần có hướng dẫn ngay để trao đổi, phối hợp với những đơn vị chức năng thuộc liên ngành tư pháp Trung ương, các bộ, ngành có liên quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng hoặc quy định chi tiết các luật. Đặc biệt là các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và các thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng quy trình tố tụng hình sự.
Tiếp tục chủ động rà soát, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong triển khai, thi hành và áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự qua thực tiễn công tác; kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ bổ sung kết quả sơ kết và phục vụ tổng kết, sửa đổi, bổ sung các đạo luật khi có chương trình.
Bên cạnh những vấn đề đã nêu ra qua sơ kết, Bộ trưởng Lương Tam Quang cũng đề nghị Công an các đơn vị, địa phương đặc biệt lưu ý bảo đảm tính dự báo trong đề xuất bổ sung các quy định của pháp luật, nhất là những hành vi hoặc vấn đề hình sự mới xuất phát từ trí tuệ nhân tạo, phát triển số, phát triển xanh. Đồng thời, khẩn trương thu thập thông tin, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế có liên quan và thực tiễn ở Việt Nam để chủ động tham mưu, phối hợp hoàn thiện pháp luật hình sự…./.
Văn Bào
Các tin khác
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 9264 Trong tuần: 137442 Trong tháng 489225 Tất cả: 17045571