CÔNG AN BẠC LIÊU
Luật Căn cước năm 2023 – Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
Cập nhật ngày: 4-05-2024
Luật Căn cước công dân năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, sau 09 năm triển khai thực hiện đã góp phần không nhỏ trong nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Từ đó, đem lại hiệu quả và tiện ích cho Nhân dân cũng như các cơ quan hành chính nhà nước. Tính đến nay, Bộ Công an đã cấp được hơn 80 triệu thẻ Căn cước công dân; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 Bộ, ngành và 63 địa phương, qua đó, bước đầu góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính, thời gian đi lại và một số giấy tờ cá nhân của người dân.
Tuy nhiên, trước sự phát triển của công nghệ số, những quy định của Luật Căn cước công dân hiện hành không đủ và không còn phù hợp để điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan. Trong đó, một số hạn chế, bất cập điển hình như: thiếu các quy định về khai thác, sử dụng thông tin trên thẻ Căn cước công dân; thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân chưa đầy đủ; chưa có quy định về cấp số định danh cá nhân cho người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch… Chính vì vậy, việc sửa đổi, điều chỉnh và ban hành Luật Căn cước năm 2023 là việc làm cần thiết, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước về dân cư.
 

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Căn cước (Ảnh nguồn: Internet)
 
Giải quyết tồn tại, vướng mắc của Luật Căn cước công dân hiện hành

Luật Căn cước năm 2023 quy định việc khai thác, sử dụng thông tin trên thẻ Căn cước công dân (bao gồm những thông tin về Căn cước công dân, các thông tin trên giấy tờ khác của công dân được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân qua chíp điện tử và mã QR code); đẩy mạnh việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ tiện ích của thẻ Căn cước vào giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính một cách đồng bộ, thống nhất.

Theo quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014 thì thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân chỉ bao gồm một số nhóm thông tin. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện Đề án 06/CP, việc mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân là rất cần thiết; trực tiếp phục vụ cho việc ứng dụng tiện ích của thẻ Căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử, kết nối, chia sẻ, chứng thực dữ liệu công dân, phân tích, thiết lập bản đồ số dân cư. Do vậy, Luật Căn cước ra đời góp phần đẩy mạnh việc thực hiện Đề án số 06/CP, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phục vụ lợi ích của người dân, lợi ích của quốc gia.
 

Việc sử dụng thẻ Căn cước theo mẫu mới giúp hạn chế việc phải cấp đổi thẻ,

bảo đảm tính riêng tư của người dân

Luật Căn cước công dân không quy định về cấp số định danh cá nhân cho trường hợp người gốc Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch; chưa có quy định về việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với những trường hợp công dân có quyết định thôi quốc tịch, công dân được nhập tịch trở lại quốc tịch Việt Nam… Do nhiều yếu tố liên quan đến lịch sử, chiến tranh nên thực tế hiện nay còn rất nhiều trường hợp nêu trên cần phải có chính sách, quy định pháp luật, bảo đảm cho họ có thể tham gia giao dịch dân sự, dịch vụ công, nhất là các dịch vụ thiết yếu bảo đảm cuộc sống.

Luật Căn cước công dân hiện hành chỉ tập trung việc quản lý công dân qua Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua thẻ Căn cước công dân mà chưa có quy định về tài khoản định danh điện tử đối với tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử. Các vấn đề trên chủ yếu được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật, văn bản dưới luật. Trong khi đó, đây là vấn đề lớn, tác động rộng rãi đến nhiều chủ thể khác nhau (các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp được giao thực hiện một số dịch vụ công và tổ chức, cá nhân khác) nên cần được luật hóa để bảo đảm đúng tinh thần của Hiến pháp, đó là, các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân cần ban hành dưới hình thức Luật (khoản 2 Điều 14 Hiến pháp). Theo đó, Luật Căn cước năm 2023 ra đời đã giải quyết được vấn đề cơ bản này, góp phần bảo đảm quyền, lợi tích chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Tác động tích cực của Luật Căn cước đối với người dân

Luật Căn cước năm 2023 ra đời góp phần phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến thiết yếu trên các lĩnh vực như: lĩnh vực cư trú, hộ tịch, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, đất đai, lao động… Phục vụ người dân, doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia vể dân cư để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Luật Căn cước tạo điều kiện cho nghiên cứu, triển khai việc ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ Căn cước đối với các lĩnh vực tài chính, ngân hàng (ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, thanh toán điện, nước…); tích hợp các thông tin, dịch vụ (y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ứng dụng khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm…) thông qua ứng dụng VNeID, mã QR của thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử. Giúp từng bước thay thế các loại giấy tờ của công dân trong thực hiện các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư. Triển khai hiệu quả việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, bảo đảm giải quyết các thủ tục phục vụ người dân chính xác và thuận lợi.

Có thể khẳng định, Luật Căn cước năm 2023 được Quốc hội thông qua đã đáp ứng được những mục tiêu đặt ra trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Khi Luật có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/7/2024) sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai và xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta. Điều này phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới./.
 
Phương Thảo    
Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 2561
    Trong tuần: 210
    Trong tháng 143317
    Tất cả: 17236879