Nâng cao bản lĩnh của người chiến sĩ Công an trong bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo
Cập nhật ngày: 4-10-2023
Thời gian qua, công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu luôn được giữ vững ổn định; chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và đồng bào dân tộc chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào cách mạng tại địa phương; góp phần bảo đảm ANTT, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Định hướng tư tưởng cán bộ, chiến sĩ làm công tác dân tộc, tôn giáo
Bạc Liêu là địa phương có đa dân tộc sinh sống. Tính đến tháng 12/2022, dân số toàn tỉnh là 923.814 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm hơn 90%, dân tộc Khmer chiếm hơn 08%, dân tộc Hoa và một số dân tộc khác chiếm gần 02%. Ngoài các hình thức tín ngưỡng dân gian, hiện trên địa bàn tỉnh có 07 tôn giáo chính.
Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh thường xuyên thăm,
chúc mừng Công an tỉnh nhân các dịp lễ, tết
Đại tá Lê Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: “Đảng ủy, Lãnh đạo Công an tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo; quán triệt Công an các đơn vị, địa phương phải chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trên địa bàn tỉnh; tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề bức xúc, nổi lên liên quan đến tôn giáo, dân tộc, không để hình thành “điểm nóng” về ANTT, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng để chống phá chính quyền”.
Đại tá Lê Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh và Hòa thượng Hữu Hinh,
Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, tặng quà cho
đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi
Xác định nhân tố con người là một trong những vấn đề quan trọng trong công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo. Thời gian qua, Đảng ủy, Lãnh đạo Công an tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng, nhất là cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thực hiện công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo. Nắm rõ mục đích, yêu cầu trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, dân tộc trong từng giai đoạn, tình hình cụ thể để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo; tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ được tiếp xúc, gặp gỡ với chức sắc, chức việc trong dân tộc, tôn giáo; quán triệt cán bộ, chiến sĩ tự rèn luyện, nâng cao trình độ, luôn bám sát cơ sở, thực sự sát dân, gần dân, am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc, tôn giáo; thường xuyên tổ chức hội ý để cán bộ, chiến sĩ trao đổi, chia sẻ những cách làm hay, hiệu quả, cũng như cùng nhau tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các mặt công tác dân tộc, tôn giáo tại địa phương.
Công an tỉnh cũng xây dựng và ra mắt mô hình “Tổ tuyên truyền,
phổ biến pháp luật trong Đạo Cao đài Tiên thiên” trên địa bàn tỉnh
Bên cạnh đó, Công an các đơn vị, địa phương cũng tập trung đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc và lực lượng CAND; chú trọng rèn luyện đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử của cán bộ, chiến sĩ. Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh tư thế, lễ tiết, kỷ luật, kỷ cương hành chính, tác phong làm việc, nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, chiến sĩ làm công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo, xây dựng nếp sống văn hóa vì Nhân dân phục vụ, tạo sự đồng thuận, tín nhiệm của chức sắc, chức việc, người có uy tín trong tôn giáo, dân tộc và quần chúng tín đồ, đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Bằng những biện pháp tích cực, chủ động, sáng tạo, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ làm công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được quần chúng nhân dân, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và đồng bào dân tộc tin tưởng, quý mến; công tác bảo đảm an ninh trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo luôn được giữ vững ổn định, phục vụ hiệu quả quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nâng cao uy tín của cán bộ, chiến sĩ làm công tác dân tộc, tôn giáo
Trước diễn biến của tình hình thế giới và trong nước, các thế lực thù địch, phần tử xấu tiếp tục chống phá, dự báo tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo. Do đó, theo chia sẻ của Đại tá Lê Thanh Hùng thì “Đảng ủy, Lãnh đạo Công an tỉnh sẽ thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để nâng cao hơn nữa uy tín của cán bộ, chiến sĩ làm công tác bảo đảm an ninh tôn giáo, dân tộc. Đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng, bởi lẽ lực lượng làm công tác này là người thường xuyên tiếp xúc với các chức sắc, chức việc, người có uy tín trong tôn giáo, dân tộc. Nếu cán bộ, chiến sĩ không có đủ uy tín thì sẽ rất khó trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ và đồng bào dân tộc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đồng hành cùng lực lượng Công an trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo đảm ANTT trên địa bàn”.
Với uy tín của mình, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã tự tin, bản lĩnh khi đến
các cơ sở thờ tự để tuyên truyền pháp luật cho chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo
Để nâng cao uy tín cá nhân đối với chức sắc, chức việc, người có uy tín trong tôn giáo, dân tộc, đòi hỏi từng cán bộ, chiến sĩ phải nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, dân tộc; phải am hiểu về phong tục, tập quán, giáo lý, giáo luật, tâm lý, đặc điểm của từng tôn giáo, dân tộc; phải thực sự “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, phải làm cho dân tin tưởng, quý trọng... Qua đó, mới có thể tuyên truyền, vận động được Nhân dân trong thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và đồng hành cùng chính quyền trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Cán bộ, chiến sĩ đã mạnh dạn tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo
đồng hành cùng lực lượng Công an trong thực hiện Đề án 06/CP
Cán bộ, chiến sĩ làm công tác bảo đảm an ninh tôn giáo, dân tộc phải giỏi về công tác tuyên truyền, thuyết phục. Từng cán bộ, chiến sĩ phải hiểu rõ đặc điểm tình hình tôn giáo, dân tộc trên địa bàn nói chung và âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc chống phá nói riêng; phân biệt hoạt động tín ngưỡng tôn giáo lành mạnh với thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng; đặc biệt, làm rõ âm mưu, thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc, kích động đối với chức sắc, người có uy tín trong dân tộc, tôn giáo, trong đồng bào dân tộc và quần chúng tín đồ.... Trên cơ sở đó, có biện pháp tuyên truyền, thuyết phục nhằm xây dựng cho mọi người tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và chủ động ngăn ngừa hiệu quả các biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác trong quần chúng nhân dân nói chung và trong đồng bào dân tộc, tôn giáo nói riêng.
Bằng kiến thức chuyên môn và sự am hiểu về phong tục, tập quán, cán bộ,
chiến sĩ đã tự tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến đông đảo đồng bào dân tộc
Song song đó, Đảng ủy, Lãnh đạo Công an tỉnh cũng tiếp tục quan tâm đào tạo, kiện toàn lực lượng làm công tác bảo đảm an ninh tôn giáo, dân tộc. Ưu tiên, bố trí cán bộ, chiến sĩ có trình độ, năng lực, uy tín; thường xuyên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về tôn giáo, dân tộc và phương thức, thủ đoạn hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá của các thế lực thù địch, phần tử xấu. Qua đó, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không chủ quan, lơ là, không lung lay, dao động trước những luận điệu xuyên tạc, tác động, lôi kéo của các thế lực thù địch.
Công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo là một nhiệm vụ khó khăn, đặc thù, do đó mỗi cán bộ, chiến sĩ phải không ngừng nâng nỗ lực, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và sự am hiểu kiến thức phong phú của đời sống xã hội; đồng thời, trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, từ đó trở thành những người chiến sĩ Công an thực sự bản lĩnh và uy tín trước quần chúng tín đồ và đồng bào dân tộc./.
Bạc Liêu là địa phương có đa dân tộc sinh sống. Tính đến tháng 12/2022, dân số toàn tỉnh là 923.814 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm hơn 90%, dân tộc Khmer chiếm hơn 08%, dân tộc Hoa và một số dân tộc khác chiếm gần 02%. Ngoài các hình thức tín ngưỡng dân gian, hiện trên địa bàn tỉnh có 07 tôn giáo chính.
Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh thường xuyên thăm,
chúc mừng Công an tỉnh nhân các dịp lễ, tết
Đại tá Lê Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: “Đảng ủy, Lãnh đạo Công an tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo; quán triệt Công an các đơn vị, địa phương phải chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trên địa bàn tỉnh; tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề bức xúc, nổi lên liên quan đến tôn giáo, dân tộc, không để hình thành “điểm nóng” về ANTT, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng để chống phá chính quyền”.
Đại tá Lê Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh và Hòa thượng Hữu Hinh,
Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, tặng quà cho
đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi
Xác định nhân tố con người là một trong những vấn đề quan trọng trong công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo. Thời gian qua, Đảng ủy, Lãnh đạo Công an tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng, nhất là cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thực hiện công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo. Nắm rõ mục đích, yêu cầu trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, dân tộc trong từng giai đoạn, tình hình cụ thể để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo; tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ được tiếp xúc, gặp gỡ với chức sắc, chức việc trong dân tộc, tôn giáo; quán triệt cán bộ, chiến sĩ tự rèn luyện, nâng cao trình độ, luôn bám sát cơ sở, thực sự sát dân, gần dân, am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc, tôn giáo; thường xuyên tổ chức hội ý để cán bộ, chiến sĩ trao đổi, chia sẻ những cách làm hay, hiệu quả, cũng như cùng nhau tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các mặt công tác dân tộc, tôn giáo tại địa phương.
Công an tỉnh cũng xây dựng và ra mắt mô hình “Tổ tuyên truyền,
phổ biến pháp luật trong Đạo Cao đài Tiên thiên” trên địa bàn tỉnh
Bên cạnh đó, Công an các đơn vị, địa phương cũng tập trung đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc và lực lượng CAND; chú trọng rèn luyện đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử của cán bộ, chiến sĩ. Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh tư thế, lễ tiết, kỷ luật, kỷ cương hành chính, tác phong làm việc, nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, chiến sĩ làm công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo, xây dựng nếp sống văn hóa vì Nhân dân phục vụ, tạo sự đồng thuận, tín nhiệm của chức sắc, chức việc, người có uy tín trong tôn giáo, dân tộc và quần chúng tín đồ, đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Bằng những biện pháp tích cực, chủ động, sáng tạo, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ làm công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được quần chúng nhân dân, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và đồng bào dân tộc tin tưởng, quý mến; công tác bảo đảm an ninh trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo luôn được giữ vững ổn định, phục vụ hiệu quả quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nâng cao uy tín của cán bộ, chiến sĩ làm công tác dân tộc, tôn giáo
Trước diễn biến của tình hình thế giới và trong nước, các thế lực thù địch, phần tử xấu tiếp tục chống phá, dự báo tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo. Do đó, theo chia sẻ của Đại tá Lê Thanh Hùng thì “Đảng ủy, Lãnh đạo Công an tỉnh sẽ thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để nâng cao hơn nữa uy tín của cán bộ, chiến sĩ làm công tác bảo đảm an ninh tôn giáo, dân tộc. Đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng, bởi lẽ lực lượng làm công tác này là người thường xuyên tiếp xúc với các chức sắc, chức việc, người có uy tín trong tôn giáo, dân tộc. Nếu cán bộ, chiến sĩ không có đủ uy tín thì sẽ rất khó trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ và đồng bào dân tộc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đồng hành cùng lực lượng Công an trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo đảm ANTT trên địa bàn”.
Với uy tín của mình, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã tự tin, bản lĩnh khi đến
các cơ sở thờ tự để tuyên truyền pháp luật cho chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo
Để nâng cao uy tín cá nhân đối với chức sắc, chức việc, người có uy tín trong tôn giáo, dân tộc, đòi hỏi từng cán bộ, chiến sĩ phải nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, dân tộc; phải am hiểu về phong tục, tập quán, giáo lý, giáo luật, tâm lý, đặc điểm của từng tôn giáo, dân tộc; phải thực sự “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, phải làm cho dân tin tưởng, quý trọng... Qua đó, mới có thể tuyên truyền, vận động được Nhân dân trong thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và đồng hành cùng chính quyền trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Cán bộ, chiến sĩ đã mạnh dạn tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo
đồng hành cùng lực lượng Công an trong thực hiện Đề án 06/CP
Cán bộ, chiến sĩ làm công tác bảo đảm an ninh tôn giáo, dân tộc phải giỏi về công tác tuyên truyền, thuyết phục. Từng cán bộ, chiến sĩ phải hiểu rõ đặc điểm tình hình tôn giáo, dân tộc trên địa bàn nói chung và âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc chống phá nói riêng; phân biệt hoạt động tín ngưỡng tôn giáo lành mạnh với thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng; đặc biệt, làm rõ âm mưu, thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc, kích động đối với chức sắc, người có uy tín trong dân tộc, tôn giáo, trong đồng bào dân tộc và quần chúng tín đồ.... Trên cơ sở đó, có biện pháp tuyên truyền, thuyết phục nhằm xây dựng cho mọi người tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và chủ động ngăn ngừa hiệu quả các biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác trong quần chúng nhân dân nói chung và trong đồng bào dân tộc, tôn giáo nói riêng.
Bằng kiến thức chuyên môn và sự am hiểu về phong tục, tập quán, cán bộ,
chiến sĩ đã tự tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến đông đảo đồng bào dân tộc
Song song đó, Đảng ủy, Lãnh đạo Công an tỉnh cũng tiếp tục quan tâm đào tạo, kiện toàn lực lượng làm công tác bảo đảm an ninh tôn giáo, dân tộc. Ưu tiên, bố trí cán bộ, chiến sĩ có trình độ, năng lực, uy tín; thường xuyên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về tôn giáo, dân tộc và phương thức, thủ đoạn hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá của các thế lực thù địch, phần tử xấu. Qua đó, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không chủ quan, lơ là, không lung lay, dao động trước những luận điệu xuyên tạc, tác động, lôi kéo của các thế lực thù địch.
Công tác bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo là một nhiệm vụ khó khăn, đặc thù, do đó mỗi cán bộ, chiến sĩ phải không ngừng nâng nỗ lực, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và sự am hiểu kiến thức phong phú của đời sống xã hội; đồng thời, trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, từ đó trở thành những người chiến sĩ Công an thực sự bản lĩnh và uy tín trước quần chúng tín đồ và đồng bào dân tộc./.
Trọng Nguyễn
Các tin khác
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 18830 Trong tuần: 39990 Trong tháng 190913 Tất cả: 17284475