Nhiều kết quả nổi bật trong công tác phòng cháy, chữa cháy 6 tháng đầu năm 2023
Cập nhật ngày: 4-07-2023
Xác định rõ công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội, thời gian qua, Công an tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp PCCC, nhất là làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về phòng ngừa cháy, nổ, góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của quần chúng Nhân dân trong công tác PCCC. Nhờ đó, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu không xảy ra các vụ cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản.
Triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ
Quán triệt thực hiện nghiêm Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới, Công an tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch, phương án triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng ngừa cháy, nổ trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Công an tỉnh đã phối hợp xây dựng 243 tổ liên gia an toàn PCCC và 445 điểm chữa cháy công cộng, qua đó tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của quần chúng Nhân dân trong công tác PCCC, hạn chế các nguy cơ cháy, nổ xảy ra trên địa bàn.
Cán bộ, chiến sĩ tham gia lớp huấn luyện cơ bản
về nghiệp vụ chữa cháy và CNCH năm 2023
Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng PCCC từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được chú trọng. Lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) Công an tỉnh thường xuyên được tập huấn các kỹ năng về sử dụng phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác PCCC; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng PCCC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu nhằm tổ chức chữa cháy kịp thời, hiệu quả khi có sự cố xảy ra. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Công an tỉnh đã tổ chức 50 lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC và CNCH với hơn 4.500 thành viên tham gia; củng cố, nâng chất 324 đội PCCC và CNCH cơ sở với gần 3.000 thành viên; xây dựng 46 phương án chữa cháy và 40 phương án CNCH; tổ chức thực tập 47 phương án chữa cháy và CNCH trên địa bàn tỉnh.
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về PCCC được thực đúng quy định, kịp thời phát hiện, khắc phục những tồn tại, thiếu sót, không để hình thành nguy cơ cháy, nổ. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Công an tỉnh tổ chức kiểm tra hơn 900 cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC, qua đó phát hiện 03 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính với số tiền 2,2 triệu đồng.
Đại tá Bùi Xuân Khởi, Phó Giám đốc Công an tỉnh trực tiếp
kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy tại các điểm chợ
Tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy
Công tác tuyên truyền về PCCC có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp người dân nhận biết được các biện pháp phòng, chống cháy, nổ và cách xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Thời gian qua, việc tuyên truyền các quy định của pháp luật về PCCC được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công tác PCCC của cán bộ, chiến sĩ và quần chúng Nhân dân. Công an tỉnh đã xây dựng gần 30 tin, bài, phóng sự tuyên truyền, cảnh báo về PCCC, tuyên truyền cá biệt hơn 2.000 lượt, tuyên truyền qua mạng xã hội gần 1.000 lượt, phát hơn 20.000 tờ rơi về công tác PCCC và CNCH.
Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH phát tờ rơi
tuyên truyền các quy định về PCCC cho người dân
Đặc biệt, quán triệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng PCCC cho hơn 140.000 hộ gia đình; vận động trang bị gần 100.000 bình chữa cháy. Đối với các điểm chữa cháy công cộng tại các khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, ngoài việc đảm bảo các trang thiết bị PCCC theo quy định, Công an tỉnh còn vận động người dân bố trí các bồn nước có dung tích từ 500 lít đến 1.000 lít đặt tại nhà dân và trang bị lăng, vòi, đầu nối... tại các khu dân cư để thuận tiện cho việc chữa cháy.
Đại tá Bùi Xuân Khởi, Phó Giám đốc Công an tỉnh nhấn mạnh: Công an các đơn vị, địa phương phải triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ, đặc biệt tại các khu dân cư, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh; thường xuyên kiểm tra, duy trì, củng cố các mô hình PCCC tại cơ sở như: Tổ liên gia an toàn PCCC, điểm chữa cháy công cộng…; tổ chức tập huấn kiến thức về PCCC cho các tổ, khu dân cư, nhất là các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ và kỹ năng vận hành các thiết bị máy móc để chữa cháy; vận động các hộ dân tự trang bị các bình chữa cháy xách tay tại nhà để phòng ngừa, xử lý khi có đám cháy phát sinh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của quần chúng Nhân dân trong công tác phòng ngừa cháy, nổ, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản của mình và những người xung quanh.
Bên cạnh sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, các ngành, thiết nghĩ mỗi người dân cần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn không để cháy, nổ xảy ra, giảm thiểu đến mức thấp nhất số vụ cháy gây thiệt hại về tính mạng và tài sản, góp phần giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương./.
Quán triệt thực hiện nghiêm Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới, Công an tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch, phương án triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng ngừa cháy, nổ trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Công an tỉnh đã phối hợp xây dựng 243 tổ liên gia an toàn PCCC và 445 điểm chữa cháy công cộng, qua đó tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của quần chúng Nhân dân trong công tác PCCC, hạn chế các nguy cơ cháy, nổ xảy ra trên địa bàn.
Cán bộ, chiến sĩ tham gia lớp huấn luyện cơ bản
về nghiệp vụ chữa cháy và CNCH năm 2023
Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng PCCC từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được chú trọng. Lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) Công an tỉnh thường xuyên được tập huấn các kỹ năng về sử dụng phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác PCCC; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng PCCC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu nhằm tổ chức chữa cháy kịp thời, hiệu quả khi có sự cố xảy ra. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Công an tỉnh đã tổ chức 50 lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC và CNCH với hơn 4.500 thành viên tham gia; củng cố, nâng chất 324 đội PCCC và CNCH cơ sở với gần 3.000 thành viên; xây dựng 46 phương án chữa cháy và 40 phương án CNCH; tổ chức thực tập 47 phương án chữa cháy và CNCH trên địa bàn tỉnh.
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về PCCC được thực đúng quy định, kịp thời phát hiện, khắc phục những tồn tại, thiếu sót, không để hình thành nguy cơ cháy, nổ. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Công an tỉnh tổ chức kiểm tra hơn 900 cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC, qua đó phát hiện 03 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính với số tiền 2,2 triệu đồng.
Đại tá Bùi Xuân Khởi, Phó Giám đốc Công an tỉnh trực tiếp
kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy tại các điểm chợ
Tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy
Công tác tuyên truyền về PCCC có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp người dân nhận biết được các biện pháp phòng, chống cháy, nổ và cách xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Thời gian qua, việc tuyên truyền các quy định của pháp luật về PCCC được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công tác PCCC của cán bộ, chiến sĩ và quần chúng Nhân dân. Công an tỉnh đã xây dựng gần 30 tin, bài, phóng sự tuyên truyền, cảnh báo về PCCC, tuyên truyền cá biệt hơn 2.000 lượt, tuyên truyền qua mạng xã hội gần 1.000 lượt, phát hơn 20.000 tờ rơi về công tác PCCC và CNCH.
Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH phát tờ rơi
tuyên truyền các quy định về PCCC cho người dân
Đặc biệt, quán triệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng PCCC cho hơn 140.000 hộ gia đình; vận động trang bị gần 100.000 bình chữa cháy. Đối với các điểm chữa cháy công cộng tại các khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, ngoài việc đảm bảo các trang thiết bị PCCC theo quy định, Công an tỉnh còn vận động người dân bố trí các bồn nước có dung tích từ 500 lít đến 1.000 lít đặt tại nhà dân và trang bị lăng, vòi, đầu nối... tại các khu dân cư để thuận tiện cho việc chữa cháy.
Đại tá Bùi Xuân Khởi, Phó Giám đốc Công an tỉnh nhấn mạnh: Công an các đơn vị, địa phương phải triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ, đặc biệt tại các khu dân cư, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh; thường xuyên kiểm tra, duy trì, củng cố các mô hình PCCC tại cơ sở như: Tổ liên gia an toàn PCCC, điểm chữa cháy công cộng…; tổ chức tập huấn kiến thức về PCCC cho các tổ, khu dân cư, nhất là các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ và kỹ năng vận hành các thiết bị máy móc để chữa cháy; vận động các hộ dân tự trang bị các bình chữa cháy xách tay tại nhà để phòng ngừa, xử lý khi có đám cháy phát sinh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của quần chúng Nhân dân trong công tác phòng ngừa cháy, nổ, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản của mình và những người xung quanh.
Bên cạnh sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, các ngành, thiết nghĩ mỗi người dân cần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn không để cháy, nổ xảy ra, giảm thiểu đến mức thấp nhất số vụ cháy gây thiệt hại về tính mạng và tài sản, góp phần giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương./.
Trọng Thức
Các tin khác
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 8588 Trong tuần: 32573 Trong tháng 284067 Tất cả: 17377627