Ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo đảm TTATGT
Cập nhật ngày: 12-11-2020
Trước đây, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo đảm TTATGT được quy định ở nhiều văn bản Luật khác nhau, các văn bản dưới Luật. Do đó, trong dự thảo Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sắp được Bộ Công an trình Quốc hội thông qua đã quy định việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý nhà nước về TTATGT với một số nội dung cụ thể như sau:
Quy định việc xây dựng, sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGT đường bộ; sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phục vụ kiểm soát TTATGT, phát hiện vi phạm hành chính về TTATGT.
Quy định xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trong công tác bảo đảm TTATGT đường bộ.
Quy định quản lý, vận hành các trung tâm chỉ huy giao thông.
Quy định việc kết nối dữ liệu thông tin giám sát hành trình, hệ thống camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải, hệ thống quản lý điều hành giao thông trên các tuyến đường cao tốc.
Quy định xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trong công tác bảo đảm TTATGT đường bộ.
Quy định quản lý, vận hành các trung tâm chỉ huy giao thông.
Quy định việc kết nối dữ liệu thông tin giám sát hành trình, hệ thống camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải, hệ thống quản lý điều hành giao thông trên các tuyến đường cao tốc.
Theo đó, dự thảo Luật bảo đảm TTATGT đường bộ quy định cơ sở pháp lý cho việc triển khai ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, quản lý sử dụng hệ thống giám sát, trung tâm chỉ huy giao thông, cơ sở dữ liệu dùng chung vào quản lý TTATGT đường bộ với các mục tiêu:
Một là, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TTATGT, phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới, tiếp thu kinh nghiệm quản lý TTATGT của các nước có nền giao thông văn minh, tiếp cận với nền giao thông văn minh và hiện đại.
Hai là, với hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung liên thông, sẽ giúp cho các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, tiết kiệm chi phí quản lý, công khai, minh bạch, cải cách hành chính, phục vụ người dân tốt hơn.
Ba là, Bộ Công an đã và đang triển khai xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường cao tốc, các tuyến Quốc lộ trọng điểm; nhiều địa phương cũng đã xây dựng hệ thống giám sát trên các tuyến giao thông của địa phương để giám sát tình hình TTATGT, phát hiện vi phạm giao thông, giám sát tình hình an ninh, trật tự, TTATXH, phòng chống tội phạm đạt hiệu quả rất cao.
Bốn là, với việc áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động quản lý TTATGT, phương thức tuần tra, kiểm soát truyền thống, từ dùng sức người trực tiếp kiểm soát, phát hiện vi phạm, sang sử dụng vận hành các hệ thống công nghệ, phương tiện thiết bị kỹ thuật để giám sát giao thông tốt hơn, từ đó sẽ từng bước tinh giản được biên chế lực lượng trực tiếp, cải cách hành chính, tiết kiệm chi phí, như các nước tiên tiến đã triển khai./.
Bích Ân
Các tin khác
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 11124 Trong tuần: 20597 Trong tháng 171519 Tất cả: 17265081