CÔNG AN BẠC LIÊU
Những quan điểm sai trái, chống phá việc công nhận quy chế kinh tế thị trường ở Việt Nam
Cập nhật ngày: 27-05-2024
Xem xét đề xuất chính thức của Việt Nam, ngày 8/5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần rất quan trọng để đánh giá, công nhận quy chế kinh tế thị trường (KTTT) đối với Việt Nam trong thời gian tới. Lợi dụng vào sự kiện này, một số chính khách, học giả thiếu thiện chí và không ít phần tử cơ hội, chống đối, phản động đã tung ra nhận định, đánh giá thiếu khách quan, thậm chí lôi kéo, xuyên tạc vấn đề này để chống phá Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Đánh giá thiếu căn cứ, lợi dụng để xuyên tạc chống phá

 Những ngày qua, một số chính khách, học giả Hoa Kỳ thiếu thiện chí đã có đánh giá không đúng về nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Phát biểu trên các trung tâm truyền thông phương Tây, hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Chris Smith phản đối cấp quy chế KTTT đối với Việt Nam. Ông này cho rằng, Việt Nam hiện không đáp ứng được với những tiêu chuẩn căn bản về quyền của người lao động. Nghị sĩ này cũng viện dẫn tiêu chuẩn của tổ chức Lao động quốc tế về công nhận quyền của người lao động, vu cáo “kinh tế của Việt Nam không phải là KTTT, nó bị Đảng Cộng sản Việt Nam bóp méo và nếu Mỹ công nhận KTTT thì sẽ rất lố bịch; Việt Nam có thành tích thất bại và đó là vì sao Mỹ cần đứng về phía người dân hay vì Nhà nước”. Từ đó, ông này kêu gọi chính quyền không cấp quy chế KTTT đối với Việt Nam. Trước sự kiện này, các thế lực thù địch, phản động tập trung tung ra những luận điệu xuyên tạc, sai trái đối với nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.

Các đối tượng này cho rằng Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào đầu tư và nhập khẩu của Trung Quốc và nhiều nước khác, từ đó miệt thị kinh tế Việt Nam “ốm yếu, đứng không vững”! . Bên cạnh đó, họ còn chỉ trích đề nghị Mỹ và các nước không công nhận KTTT ở Việt Nam vì “không thể có nền KTTT định hướng XHCN mà Việt Nam đang thực hiện”!

Các quan điểm, đánh giá về KTTT của Việt Nam nêu trên là những nhận định không có cơ sở khoa học, thực tiễn và không có tính xây dựng. Các chính khách, học giả này vì động cơ nào đó hoặc do không có thông tin đầy đủ, tiếp cận thông tin từ các báo cáo sai lệch của nhiều cá nhân, tổ chức phi chính phủ vốn có cái nhìn phiến diện, chống phá Việt Nam như tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), Ân xá quốc tế (AI), Freedom House (FH)… mà đánh giá không đúng thực tiễn nền KTTT ở Việt Nam.

Ngay sau sự kiện này, nhiều trung tâm truyền thông phương Tây như BBC, RFA, VOA... đã khai thác, tổ chức nhiều tuyến bài, chương trình dưới dạng hội luận, tập hợp nhiều thành phần là thành viên của các tổ chức phản động, học giả, luật sư chống đối để xuyên tạc về nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, tung video, bài viết sai trái lên Internet. Với mục đích nhắm vào nền tảng tư tưởng, xuyên tạc sai trái chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về KTTT, họ vu khống bản chất, xuyên tạc làm méo mó nền kinh tế, hình ảnh, đất nước, con người, thể chế chính trị, nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế. Từ đó lấy cớ gây sức ép để Mỹ và các nước không công nhận nền KTTT ở Việt Nam, tác động nhằm kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước.  

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 9/5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ: “Chúng tôi hoan nghênh Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần ngày 8/5 vừa qua. Đây là một bước quan trọng trong quá trình xem xét hồ sơ công nhận quy chế KTTT của Việt Nam”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, tại phiên điều trần, phía Việt Nam đã nêu rõ các lập luận, thông tin, số liệu khẳng định nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của quy chế KTTT, đồng thời nhấn mạnh việc nền kinh tế Việt Nam thậm chí còn làm tốt hơn so với nhiều nền kinh tế đã được công nhận quy chế KTTT.

“Việc Mỹ sớm công nhận quy chế KTTT của Việt Nam sẽ góp phần cụ thể hóa cam kết của lãnh đạo cấp cao 2 nước, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ, qua đó thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.

2-2.jpg -0
Nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của quy chế kinh tế thị trường.

Vận hành đầy đủ, đồng bộ theo kinh tế thị trường

Thực tiễn quá trình đổi mới gần 40 năm qua cho thấy, nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đã hội đủ các yếu tố của nền KTTT hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế. Đó là: Đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, tự do sản xuất, kinh doanh, lưu thông những hàng hóa mà pháp luật không cấm, các chủ thể kinh tế cạnh tranh bình đẳng, hệ thống các loại thị trường phát triển ngày càng đồng bộ; vai trò của nhà nước về quản lý kinh tế đã được đổi mới, quản lý bằng luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và sử dụng nguồn lực kinh tế của nhà nước, không can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế, khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường.

Trong điều kiện đó, các quy luật của KTTT được vận hành đồng bộ. Những vấn đề cơ bản của KTTT như sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào, các chủ thể kinh tế cạnh tranh, tồn tại và phát triển; giá cả hàng hóa cơ bản do thị trường quyết định. Thị trường đóng vai trò trực tiếp điều tiết sản xuất, phân phối, trao đổi, lưu thông, tiêu dùng, giá cả, tiền tệ, cung – cầu, điều tiết hoạt động của các chủ thể kinh tế, huy động và phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế.

Các yếu tố bảo đảm định hướng XHCN của nền KTTT gắn với vai trò quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo để hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phát triển nhanh, bền vững. Từ thực tiễn đó, tại phiên điều trần vừa qua, phía Việt Nam nêu rõ các lập luận, thông tin, số liệu khẳng định nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn đáp ứng tốt các tiêu chí của quy chế KTTT. Việc xem xét, công nhận Việt Nam là nền KTTT là yếu tố quan trọng tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Đánh giá về nền KTTT Việt Nam, luật sư Eric Emerson từ Công ty luật Steptoe LLP có trụ sở tại Washington (Mỹ) khẳng định, Việt Nam đã đáp ứng đủ 6 tiêu chí mà Bộ Thương mại Mỹ sử dụng để công nhận một nền KTTT. Việt Nam đã chứng minh hiệu quả hoạt động của mình trên các yếu tố theo luật định tốt hoặc thường tốt hơn các nền kinh tế đã được áp dụng quy chế KTTT. Là chính khách, học giả có nhiều năm gắn bó với Việt Nam, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius - Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN đánh giá: “Việt Nam đã là nền KTTT rồi. Việt Nam đáp ứng tốt các tiêu chí quan trọng như khả năng chuyển đổi của tiền tệ và sẵn sàng để được công nhận một cách chính xác. Doanh nghiệp Mỹ đầu tư mạnh tay vào Việt Nam vì nhận thấy tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế này”.

Trong quá trình đổi mới, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế hiện đại, cho tới nay, đã có 72 nước công nhận Việt Nam có nền KTTT, trong đó có các nền kinh tế lớn, hiện đại như Anh, Canada, Australia, Nhật Bản… Việt Nam tham gia 16 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và nhiều định chế kinh tế đa phương lớn như WTO, CTPPP... với hơn 60 đối tác trải rộng khắp toàn cầu.

Vì mục tiêu con người, tiến bộ xã hội sâu sắc

KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là một nội dung trọng tâm, được khẳng định một cách nhất quán, xuyên suốt, rõ ràng về mặt lý luận và thực tiễn xây dựng, vận hành. Đây là nền KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT có sự quản lý của nhà nước pháp quyền do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của KTTT vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc cơ bản và bản chất của CNXH, thể hiện trên cả ba mặt là sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Phát triển KTTT định hướng XHCN là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt nam, là thành quả lý luận, thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới.

Đảm bảo quyền con người, vì mục tiêu phát triển con người, tất cả vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng XHCN trong KTTT ở Việt Nam; gắn kinh tế với xã hội, đảm bảo sự phát triển của xã hội, vì mục tiêu phát triển con người. Điều đó thể hiện bản chất tốt đẹp, tính nhân văn của chế độ xã hội; thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”; “nền kinh tế, trong đó sự phát triển là thực sự vì con người chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người; cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội”.

Mỗi chính sách kinh tế được xây dựng, thực hiện đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội, mỗi chính sách xã hội nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế.

Nguồn: cand.com.vn


Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 4747
    Trong tuần: 4777
    Trong tháng 25993
    Tất cả: 16581171