CÔNG AN BẠC LIÊU
HRW lại “tung hoả mù” về quyền của người lao động tại Việt Nam
Cập nhật ngày: 21-05-2024
Nhắc đến tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), chúng ta "nhẵn mặt" với những thủ đoạn đưa ra thông tin sai trái, xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mức độ xuyên tạc và vu cáo của HRW ngày càng gia tăng với nhiều hình thức, điều đó không chỉ thể hiện qua phát ngôn của đại diện tổ chức này mà còn qua các báo cáo, thông cáo, thư kiến nghị... Ngày 8/5/2024, HRW tiếp tục đưa thông cáo cho rằng Việt Nam "phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động"!

Thông cáo của HRW đưa ra khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa có phiên điều trần công khai về hiện trạng thương mại với Việt Nam vào ngày 8/5. Thông cáo này lộ rõ ý đồ "tung hoả mù", tác động xấu tới dư luận khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ thực hiện phiên điều trần nói trên. Vì thế, trong thông cáo của HRW đã đưa ra những nhận định sai trái, thể hiện cách nhìn tiêu cực, xa rời thực tế. Ông John Sifton, Giám đốc vận động Ban Á Châu của HRW đã có những phát biểu rất lố bịch như: "Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn"; "Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình". 

bao-hiem.jpg -0
Cơ quan Bảo hiểm xã hội hướng dẫn người lao động làm các thủ tục về bảo hiểm.

Ông Sifton viện dẫn rằng: "Xét về văn bản pháp luật và thực tế thực thi, Việt Nam hiện không cho phép các công đoàn độc lập được đại diện cho người lao động. Chương 13 của Bộ luật Lao động Việt Nam có hiệu lực vào năm 2021 đưa ra quy định về "tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở" và Luật Công đoàn Việt Nam quy định về "công đoàn" cũng như "tổ chức đại diện người lao động", một thuật ngữ hiện diện trong cả hai bộ luật. Tuy nhiên, Luật Công đoàn Việt Nam chỉ cho phép có các "công đoàn" do chính phủ kiểm soát. Luật Lao động vẫn đòi hỏi phải có các văn bản hướng dẫn được ban hành mới có hiệu lực thực thi. Và ở Việt Nam không hề có các tổ chức đại diện cho người lao động ở cấp cơ sở"… Từ việc viện dẫn sai lệch trên, ông Sifton quy kết: "Lời tuyên bố tôn trọng quyền của người lao động của Việt Nam chỉ dựa trên các ngôn từ và lời hứa sáo rỗng, các văn bản luật pháp và quy định xa rời thực tế về hiện trạng quyền của người lao động ở quốc gia này"! 

Rõ ràng, việc lấy lý do "Ở Việt Nam không cho phép các công đoàn độc lập được đại diện cho người lao động" rồi quy kết hiện trạng quyền lợi người lao động không bảo đảm, chính quyền chỉ "hứa sáo rỗng", "văn bản xa rời thực tế" là sự đánh giá quy chụp nhằm lấy cớ vu cáo, gây sức ép tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong vấn đề đánh giá hiện trạng thương mại, quyền lợi người lao động ở Việt Nam.

HRW và những chiêu trò vu cáo, đánh lận bản chất

Tổ chức HRW được thành lập vào năm 1978 trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Human Rights Watch ban đầu được đặt tên là Helsinki Watch với mục đích giám sát Liên Xô bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên Xô thực hiện quy ước của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ các nhóm "bảo vệ" nhân quyền tại nước này. Năm 1988, Helsinki Watch hợp nhất với một số tổ chức quốc tế khác và đổi tên thành Tổ chức Theo dõi nhân quyền - Human Rights Watch (HRW). Hiện tại, HRW có trụ sở đặt tại New York, Hoa Kỳ.

Nhìn vào lịch sử của tổ chức HRW kể từ khi được thành lập cho đến nay có thể thấy, cho dù đã được đổi tên và mang danh nghĩa là tổ chức hoạt động về nhân quyền nhưng hoạt động của HRW vẫn đi theo mục đích cũ và ý đồ chính trị là đưa những thông tin sai sự thật về tình hình dân chủ, nhân quyền cũng như can thiệp vào nội bộ của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù là tổ chức mang tên gọi về nhân quyền nhưng các hoạt động của tổ chức trên thực chất lại là cái cớ để tổ chức này xuyên tạc, chống phá.

Mỗi khi Mỹ và phương Tây đưa ra những cáo buộc một quốc gia nào đó vi phạm dân chủ, nhân quyền thì HRW cũng tham gia dưới nhiều hình thức như: báo cáo, thông cáo, thư ngỏ… với thủ đoạn đổi trắng thay đen, bóp méo, xuyên tạc sự thật.

HRW cũng như một số tổ chức khác mang danh nhân quyền có trụ sở ở Mỹ, Đức, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan… thường sử dụng chiêu bài bảo vệ "dân chủ", "nhân quyền" nhằm khoét sâu mâu thuẫn về sắc tộc, xã hội, tôn giáo của quốc gia cũng như lợi dụng những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, yếu kém trong xã hội khác để lấy cớ chống phá, can thiệp. Từ đó, họ câu kết với những đối tượng đối lập, phần tử cơ hội chính trị ở trong nước tiến tới dụ dỗ, mua chuộc dưới chiêu bài hứa hẹn tạo ra chính phủ mới với những quyền lực được trao tay, ảo tưởng về một xã hội văn minh hơn.

Từ đó, hướng đến sự hỗn loạn và mất kiểm soát trong xã hội, gia tăng xung đột giữa người dân và chính phủ, kích động biểu tình đường phố, bạo loạn và thậm chí xung đột vũ trang gây thương vong cho dân thường. Đây không đơn thuần là lôi kéo, dụ dỗ người thiếu hiểu biết, thành phần bất mãn chính trị mà còn có sự tham gia của một số trí thức ảo tưởng về sức mạnh, được đưa ra nước ngoài huấn luyện đào tạo và được đầu tư về vật chất, tài chính để có điều kiện hoạt động gây dựng ngọn cờ chống đối ở trong nước.

Đây không phải chiêu trò mới nhưng hiện nay hoạt động của các tổ chức như HRW ngày càng quyết liệt, tinh vi và nguy hiểm. HRW chụp mũ các giá trị dân chủ, nhân quyền để gây bất ổn xã hội, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đưa Việt Nam đi vào quỹ đạo lệ thuộc, dần dần lật đổ chế độ chính trị hiện tại, đưa xã hội chuyển hướng sang con đường đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực vì quyền của người lao động

Lao động và việc làm là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp của Việt Nam qua các thời kỳ. Căn cứ Hiến pháp năm 2013, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản luật nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền lao động và việc làm. Có thể kể đến một số văn bản sau đây: Luật Việc làm năm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2014, Bộ luật Lao động năm 2019...

Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành hệ thống các văn bản luật tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ và minh bạch cho tổ chức và hoạt động của các tổ chức, đơn vị kinh tế, thông qua đó tạo công ăn, việc làm cho người lao động; các văn bản luật quy định về các biện pháp giải quyết tranh chấp về lao động, các biện pháp chế tài về hành chính, hình sự đối với những hành vi vi phạm quyền lao động và việc làm của công dân. Những văn bản pháp luật này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm quyền lao động và việc làm của công dân trên thực tiễn. Liên quan đến vấn đề an sinh xã hội, Đảng ta xác định: bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân với các chính sách phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân, bảo đảm trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế.

Sau gần 40 năm đổi mới, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thế giới, Việt Nam ngày càng nhận thức rõ tính tất yếu của việc cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, cụ thể là tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và kèm theo đó là việc cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn chung, trong đó có vấn đề quyền của người lao động. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), bao gồm 7 trong số 8 công ước cơ bản, trong đó có các công ước liên quan đến các lĩnh vực: thương lượng tập thể; phòng, chống phân biệt đối xử; lao động trẻ em và lao động cưỡng bức…

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đề ra hàng loạt các chương trình kinh tế - xã hội như: Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm với những hoạt động: thực hiện quỹ quốc gia tạo việc làm; thành lập các ngân hàng người nghèo; giao quyền sử dụng ruộng đất để khuyến khích trồng rừng, chương trình hỗ trợ đánh bắt xa bờ... Đồng thời, để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động, Nhà nước cũng ban hành một hệ thống chủ trương, chính sách thông thoáng thu hút sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài nhằm tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho những người trong độ tuổi lao động đều có thể thực hiện quyền lao động của mình.

Theo thống kê trong giai đoạn từ năm 2018-2020, tổ chức công đoàn đã triển khai rộng khắp chương trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn" ở nhiều tỉnh, thành phố. Đến năm 2023, 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; 100% người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời, không người dân nào bị đói, trên 90% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, được chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời; trên 90% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, phụng dưỡng, chăm sóc kịp thời. Phấn đấu mở rộng diện bao phủ tham gia bảo hiểm xã hội đến năm 2025 khoảng 45% người lao động tham gia, năm 2030 đạt 60%; bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân; đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia tiên phong về an sinh xã hội và việc làm thỏa đáng.

Một bước tiến nữa trong bảo đảm quyền con người lĩnh vực lao động là việc Việt Nam phê chuẩn Công ước 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức vào tháng 6/2020. Trong bối cảnh vấn đề lao động cưỡng bức trên thế giới được ILO cảnh báo là "khẩn cấp", nỗ lực này của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận và đánh giá tích cực. Bà Corrine Vargha, Trưởng ban Tiêu chuẩn Lao động quốc tế của ILO cho rằng, với việc phê chuẩn này, Việt Nam chứng tỏ cam kết mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh chống lại lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức.

Còn ông Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam thì khẳng định: "Đây là minh chứng cho thấy Chính phủ và các đối tác xã hội của Việt Nam đã và đang nỗ lực hết sức mình để có một khung khổ pháp lý tốt hơn nhằm mở đường cho Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao một cách bền vững". Những nỗ lực chủ động và tích cực của Việt Nam vì người lao động đã củng cố uy tín của đất nước trên trường quốc tế, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và hướng đến một xã hội công bằng, nơi các lợi ích của quá trình hội nhập và phát triển được chia sẻ một cách công bằng cho người lao động, những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Việc tổ chức HRW ngày 8/5/2024 cáo buộc Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động là sự vu cáo trắng trợn. Đáng nói, HRW chỉ trích điều này ngay sau khi đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 7/5/2024. Thực tiễn cho thấy, dù HRW hay một số tổ chức khác có hành động vu cáo Việt Nam dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền, lao động việc làm… thì chính những thành tựu sinh động nêu trên là minh chứng rõ nét nhất, bác bỏ mọi luận điệu vu cáo, xuyên tạc. 

Nguồn: cand.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 18755
    Trong tuần: 166
    Trong tháng 367894
    Tất cả: 17461458