CÔNG AN BẠC LIÊU
Nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch: "Thơ đẹp như một nỗi buồn"
Cập nhật ngày: 2-10-2020
"Tôi duyên nợ với thơ, tìm đến thơ như một lẽ tất yếu. Tôi muốn được trút bỏ mọi nỗi niềm và chỉ thơ mới chuyên chở hết. Tôi viết những xa xót đời mình, nhức buốt và trống trải. Chao ôi là buồn. Nhưng tôi đã tìm thấy trong thơ sự ngộ, như bàn tay nâng tâm hồn mình vực dậy". - Nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch

Một ngày đầu tháng 10, mùa Thu chạm vào Huế bằng cơn mưa nhẹ. Tôi trở lại Huế sau nhiều năm xa cách. Người tôi muốn tìm đến thăm là nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch - nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương. 
 

Vẫn gương mặt hiền lành, khắc khổ, đượm buồn và cái dáng cao gầy đã trở nên chậm chạp sau mấy lần tai biến. Ông cười hiền, nói rất chậm vì mệt, nhưng khi nhắc đến quê nhà và những người bạn văn chương xứ Nghệ, mắt ông sáng lên, ấm áp lạ kỳ...
 

Nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch thời trẻ.

-  Thưa nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch, ông có thể chia sẻ về cuộc sống sau khi ông rời vị trí Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương?
 

+ Tôi đã chọn cho mình một cuộc sống giản dị, khiêm nhường và kín đáo từ khi đang giữ chức Tổng biên tập. Tôi ăn chay trường, đi bộ và tập thiền. Có lẽ vì thế mà tôi sống lặng lẽ hơn, kín đáo, ít giao lưu. Nhưng bạn bè văn chương thì đông lắm và thân quý lắm. Nghỉ hưu rồi, tôi làm những việc mình thích, viết lách và đọc bạn bè nhiều lắm. 
 

Mấy năm nay, tôi bị tai biến 2 lần, rất nặng. Vừa rồi tôi phải đi điều trị một đợt khá lâu để hồi phục lại trí nhớ, tập nói. Hôm nay chia sẻ với bạn, tôi cũng đang rất mệt, hình như tôi đang tìm lại, lục lại trí nhớ về mình và những điều đã xảy ra với mình. Tuổi già và bệnh tật thật đáng sợ, tôi chỉ có một ước muốn là khôi phục lại trí nhớ để viết về những người bạn văn chương thân thiết của mình.
 

Hai cố nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và Ngô Minh là những người bạn lớn của ông và tôi cảm nhận được tình cảm sâu nặng, tình nghĩa của ông dành cho họ. Lúc sinh thời, hai nhà thơ ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với ông trong văn chương cũng như cuộc sống?
 

+ Anh Nguyễn Trọng Tạo là đồng hương với tôi, anh quê Diễn Châu, tôi quê Yên Thành, cách nhau có mấy chục cây số. Biết nhau và thân thiết khi anh vào Huế và làm ở Hội Nhà văn. Cùng làm với nhau một hội, cùng chia sẻ mọi vui buồn trong cuộc sống, tôi và anh thương quý nhau lắm. Tuy mỗi người một tính, anh phóng khoáng và tung tẩy, nhiều bạn bè và hay tụ tập, tôi kín đáo và lặng lẽ hơn, không thích giao du nhiều. 
 

Biết tính tôi, anh vẫn thường nói với bạn bè văn chương "Thạch sống nghiêm như tên vậy, dồn nén và chắt lọc, kiệm lời và đầy âu lo. Quý Thạch là phải hiểu tính Thạch bởi thế thơ Thạch là những nhịp thơ "đá vỡ", đó là những câu thơ khắc tạc vào đá, không thể tẩy xóa được". 
 

Nhớ lại, tôi càng thương quý anh bởi anh Tạo sống tình cảm, quan tâm và cư xử luôn đúng mực, tử tế với mọi người. Sau này, khi tôi làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, anh ra Hà Nội, càng ngày càng rực rỡ trên đất Bắc, nhưng không khi nào anh quên Huế, quên tôi và bạn bè. 
 

Có lần về Huế, anh tìm vào nhà lúc nửa đêm, gọi tôi dậy và ngồi với nhau đến sáng. Tôi không uống rượu nhưng tôi có thể ngồi nhìn anh uống thâu đêm, chỉ để nuốt những gan ruột mà anh thổ lộ. Thương như vậy đấy.
 

Còn với anh Ngô Minh, được làm việc cùng anh, tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Ngô Minh là một nhà thơ có ảnh hưởng lớn đối với bạn bè văn chương xứ Huế. Khác với anh Tạo, thơ Ngô Minh cũng tạo ra một giọng điệu riêng, giàu chất suy tưởng, chiêm nghiệm. Tạp chí Sông Hương từ ngày ấy sang trọng hơn, đẹp đẽ hơn là bởi có sự góp mặt của các bút tên tuổi như anh Tạo, anh Ngô Minh. 
 

Một điều cần phải nói nữa đó là chính các anh đã quy tụ được những cây bút tài hoa nổi tiếng trong cả nước và nước ngoài, làm cho sông Hương luôn sáng ngời, sang trọng. Tôi biết ơn 2 nhà thơ ấy không chỉ trong đời sống, văn chương mà họ đã sống đầy trách nhiệm, cống hiến cho văn chương nghệ thuật và với cả tờ tạp chí mang đậm dấu ấn của 2 anh nữa.
 

"Ai chết mùa thu/ Cây lá chịu tang vàng", "Mùa thu ơi/ Ta nhớ đến cằn khô đáy mắt/ Mùa thu còn trở lại/ Năm tháng đời người thì mãi mãi ra đi…", hẳn nhà thơ vẫn còn khắc khoải với những câu thơ ông viết? Sao ông viết thơ buồn như thế?
 

 
+  Cuộc đời tôi vốn không may mắn từ nhỏ, nói đúng hơn là tôi bất hạnh. Mọi thứ đều dang dở, đói khổ đã đành, nhưng cô đơn, đau khổ thì khủng khiếp lắm. Tôi lớn lên mà thiếu bàn tay cha mẹ, anh em, có thể nói là tôi đã đi đến tận cùng nỗi buồn từ thuở bé. Tôi sống lặng lẽ, yếu đuối và khép kín, cũng vì lẽ đó. 
 
Nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch và tác giả bài viết.

Và sau này, tôi duyên nợ với thơ, tìm đến thơ như một lẽ tất yếu. Tôi muốn được trút bỏ mọi nỗi niềm và chỉ thơ mới chuyên chở hết. Tôi viết những xa xót đời mình, nhức buốt và trống trải. Chao ôi là buồn. Nhưng tôi đã tìm thấy trong thơ sự ngộ, như bàn tay nâng tâm hồn mình vực dậy. 
 

Cuộc đời này, cũng như cuộc sống riêng từng con người bao giờ cũng có hai mặt: mặt nổi và mặt chìm. Mặt nổi thì đa phần giống nhau, "vỗ tay mừng công, cụng ly thành tích", nhưng mặt chìm là cõi riêng đau đớn của mỗi phận người. Người ta ai cũng có thể cười theo kiểu cười của kẻ khác, còn khóc thì phải khóc bằng nước mắt của chính mình. Thơ tôi hình như là nước mắt tôi.
 

Những bài thơ nước mắt ấy đã được hàng chục nhạc sĩ đồng cảm, phổ nhạc như Phú Quang, Ngọc Đại. Riêng nhạc sĩ Ngọc Đại đã phổ nhạc hơn hai chục bài thơ của tôi trong tập thơ "Dòng sông một bờ".
 

- Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về thơ ông rằng: "Nguyễn Khắc Thạch nói về nỗi buồn, nỗi cô đơn không chạy đâu thoát, những ám ảnh vò xé, những đòi hỏi nghiệt ngã, giọt nước mắt tái sinh, đến cả chút tủi thân đầy kiêu hãnh... thành nỗi buồn tận đáy, những khát vọng và vô vọng cắn xé linh hồn như những con sư tử...", ông có thấy đúng với mình không?
 

+ Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là người bạn thơ tri kỷ của tôi, anh ấy nhận xét về thơ tôi hay con người tôi thì như móc ruột gan ra mà nói. Hiểu sâu sắc lắm mới nói vậy đấy. Anh Tường nay đã yếu lắm, những người bạn thơ của tôi ở xứ Huế, xứ Nghệ thưa vắng dần, buồn không tả hết. 
 

Những người anh người bạn ấy đã sống cùng tôi ở một giai đoạn rực rỡ của sự nghiệp văn chương, ai cũng ghi đậm dấu ấn, riêng biệt và đầy thành tựu. Tôi may mắn được sống xứ này, được thỏa đam mê làm thơ cho mình, trải lòng mình với mọi vui buồn, đắng đót. 
 

Đời tôi vốn buồn, may có thơ làm bạn, có những người anh lớn dắt dìu. Ngoài nhận xét của anh Tường và nhiều bạn bè khác khi đọc tôi thì Thái Doãn Hiểu là người bạn có một phát hiện khác nữa. Anh Hiểu có nói là "…thơ Thạch là mạch thơ sám hối, trầm uất lung linh lan tỏa, giống như chúa Giê-su lê nặng cây thánh giá. Nhà thơ phơi trần góc khuất tâm linh, chiếu rọi ánh sáng lương tri lương năng để phục sinh mình. Nhà thơ phán xét sự vật đến tận cùng bản chất, can đảm "hôn xác chết", tự tin, lặng lẽ đối đầu với chúng...".
 

- Những ai yêu thích thơ ông đều có một cảm nhận chung rằng, yếu tố triết và thiền được Nguyễn Khắc Thạch khai thác tạo nên những hình tượng thơ mang tính hai mặt rất sâu sắc. Thơ ông đẹp như nỗi buồn. Trong bài thơ "Mưa hai mặt", ông viết "Hồn của mưa làm lạnh cơn mưa xác/ Khiến cơn mưa đồng lõa giọt buồn/ Để em thấy mưa là nước mắt.../ Để em thấy mưa là chia cắt/ Phía thành sông vẫn chảy rẽ chia bờ...". Hôm nay gặp ông trong cơn mưa xứ Huế, hẳn ông có buồn?
 

+  (cười) Nói không buồn là không đúng vì lòng tôi luôn trĩu nặng, luôn nghĩ ngợi về kiếp người, về phần đời đã qua, về tương lai phía trước mà mình thì già nua, đau ốm triền miên. Buồn lắm chứ, vì bạn bè văn chương cùng thời nay vắng bóng ít nhiều. Già yếu rồi nên không thể về quê được nữa, quê hương giờ chỉ ngự trị trong tim. 
 

Đời người rồi ai cũng trải qua thôi, càng ngẫm càng thấy sao mà đắng cay, xa xót. Mong muốn được làm những việc còn dang dở mà nghĩ không thấu, viết không được, bất lực rồi. Đành thôi mặc cho số phận run rủi, sống bằng này tôi không mong gì thêm nữa, dẫu biết lòng còn khao khát hiến dâng, vắt những dòng thơ khắc khoải. Như mưa đấy thôi, cứ giăng giăng đầy trời…

Nguồn cand.com.vn

 
Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 339
    Trong tuần: 451
    Trong tháng 376856
    Tất cả: 17470422