Sau đó, các đối tượng thực hiện cuộc gọi thoại thông báo tới số máy bản thân người dùng rằng họ sẽ bị cắt dịch vụ sau 1 hay 2 giờ và để giải quyết cần liên hệ tới số điện thoại “tổng đài” do đối tượng cung cấp. Trường hợp người dùng gọi lại số “tổng đài”, phía đầu dây bên kia yêu cầu người dùng cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân… để được hỗ trợ kỹ thuật.
Khi đã nắm được thông tin cá nhân của người dùng, ngay lập tức, bọn chúng hướng dẫn làm bước tiếp theo như thực hiện các cú pháp sang tên đổi chủ thông tin số điện thoại, cú pháp chuyển hướng cuộc gọi…
Đáng lưu ý, khi đã chiếm quyền nhận cuộc gọi thì đối tượng lừa đảo sẽ đăng nhập ứng dụng ví điện tử, tài khoản mạng xã hội… của người dùng và khai báo quên mật khẩu đăng nhập, chọn tính năng nhận cuộc gọi thông báo mã OTP. Từ đó, chúng dễ dàng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, tiền trong tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử. Liên quan đến tình trạng trên, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng đã ghi nhận, hàng loạt người dùng điện thoại di động phản ánh đã liên tục nhận được cuộc gọi đe dọa sẽ bị “khóa thuê bao điện thoại”.
Công an tỉnh Tây Ninh đề nghị, người dân khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, cần lưu lại bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) và phản ánh tới các tổng đài viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý. Bên cạnh đó, người dân cần cung cấp bằng chứng tới cơ quan Công an gần nhất để kịp thời phát hiện, xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.
Nguồn: cand.com.vn
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 8068 Trong tuần: 10 Trong tháng 136836 Tất cả: 17230393