Thông báo thủ đoạn hoạt động của tội phạm
Cập nhật ngày: 2-03-2017
Hiện nay, trện địa bàn tỉnh Bạc Liêu xảy ra một số vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hệ thống ngân hàng với một số thủ đoạn đã được phát hiện như:
1. Tạo tài khoản mạng xã hội (facebook, zalo...) rồi rao bán quần áo may sẵn, đồ điện tử hoặc tài sản có giá trị khác với giá thấp nhiều hơn so với thị trường để kích thích tâm lý ham rẻ của người dân. Khi có người liên hệ mua hàng thì yêu cầu chuyển tiền trước mới giao hàng. Sau khi đã nhận được tiền thì không chuyển hàng hóa, cắt liên lạc để chiếm đoạt tài sản.
2. Dùng biện pháp kỹ thuật chiếm quyền kiểm soát tài khoản trên mạng xã hội của người sử dụng, sau đó nhắn tin liên hệ với những người trong danh sách bạn bè nêu lý do khó khăn, đề nghị cho mượn tiền, nạp card điện thoại với giá trị lớn để chiếm đoạt.
3. Thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter... để làm quen kết bạn, sau một thời gian làm quen trên mạng xã hội (chưa gặp mặt trực tiếp vì lý do đang sinh sống ở nước ngoài) thì các đối tượng này đề nghị được gửi một số quà tặng có giá trị từ nước ngoài về, nhưng trong quá trình gửi quà thì đối tượng thông báo quà tặng đến cửa khẩu Việt Nam thì phải nộp một số khoản thuế, lệ phí hoặc bị Hải quan tạm giữ và cần một số tiền để quà tặng được vận chuyển đến người nhận, các đối tượng này cung cấp số tài khoản để họ nộp tiền vào (số tiền nộp vào thấp hơn giá trị quà tặng), vì mong muốn nhận được quà tặng có giá trị nên họ đã nộp tiền theo sự hướng dẫn của các đối tượng.
4. Các đối tượng sử dụng số điện thoại lạ gọi vào số điện thoại của người dân, xưng danh là cán bộ thuộc lực lượng Công an (thường là Cảnh sát ma túy, Cảnh sát hình sự hoặc Cảnh sát kinh tế) thông báo đang thụ lý vụ việc có liên quan đến họ và buộc họ phải chuyển tiền trong tài khoản của mình vào tài khoản ngân hàng của cơ quan điều tra (do các đối tượng cung cấp số tài khoản) để tạm giữ điều tra hoặc thanh toán các chi phí khác, nếu không có liên quan thì sẽ trả lại và căn dặn họ không được báo cho người thân, gia đình biết. Các đối tượng này đe dọa nếu không chuyển tiền sẽ bị bắt giữ ngay để xử lý. Những người dân lo lắng, hoảng sợ nên đã chuyển tiền vào số tài khoản do đối tượng cung cấp, sau đó thì phát hiện bị lừa đảo.
5. Các đối tượng giả mạo cán bộ ngân hàng gọi điện hoặc nhắn tin cho người bị hại thông báo khách hàng có giao dịch chuyển tiền vào tài khoản nhưng giao dịch bị treo và yêu cầu người bị hại cung cấp thông tin tên đăng nhập, mật khẩu dịch vụ internet banking và mã OTP để nhận tiền. Sau đó sử dụng chính những thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu và mã OTP của người bị hại đã cung cấp để thực hiện hành vi rút tiền có trong tài khoản của họ thông qua giao dịch internet banking.
Để phòng ngừa và kịp thời đấu tranh xử lý với hình thức phạm tội trên, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bạc Liêu xin thông báo và khuyến nghị các cơ quan, tổ chức và quần chúng nhân dân một số nội dung:
- Nhận diện chính xác những thủ đoạn nêu trên và những thủ đoạn khác để tránh bị chiếm đoạt tài sản.
- Khi trao đổi thông tin hoặc giao dịch mua bán trên mạng Internet thì cần sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để xác minh thông tin với phía đang giao dịch như: Tài khoản xã hội đã lập lâu chưa hay mới lập? Có nhiều người giao dịch giống mình không? Những phản hồi của người đã giao dịch trước đây có tích cực không? Nếu là người thân thì hỏi về những thông tin riêng biệt để xác định đúng là người thân...
- Không tiết lộ tên đăng nhập (username), mật khẩu truy cập, mã PIN của bất kỳ dịch vụ Ngân hàng điện tử, mã OTP, mã kích hoạt dịch vụ cho bất cứ ai qua bất kỳ kênh nào như điện thoại, email, mạng xã hội, ứng dụng, website, đường link lạ…
- Khuyến khích sử dụng dịch vụ mua bán trực tuyến bằng hình thức giao hàng mới thanh toán tiền (hình thức C.O.D) để tránh bị chiếm đoạt tài sản.
- Khi phát hiện dấu hiệu nghi vấn thì báo ngay cho cơ quan Công an địa phương hoặc báo cho Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bạc Liêu. Số điện thoại:
+ Đại tá Dương Trung Trực (Trưởng phòng): 0913.990.026
+ Thượng tá Nguyễn Thành Công (Phó trưởng phòng): 0918.036.464
+ Đại úy Hoàng Nam Dương (Đội trưởng Đội 5): 0917.071.978.
1. Tạo tài khoản mạng xã hội (facebook, zalo...) rồi rao bán quần áo may sẵn, đồ điện tử hoặc tài sản có giá trị khác với giá thấp nhiều hơn so với thị trường để kích thích tâm lý ham rẻ của người dân. Khi có người liên hệ mua hàng thì yêu cầu chuyển tiền trước mới giao hàng. Sau khi đã nhận được tiền thì không chuyển hàng hóa, cắt liên lạc để chiếm đoạt tài sản.
2. Dùng biện pháp kỹ thuật chiếm quyền kiểm soát tài khoản trên mạng xã hội của người sử dụng, sau đó nhắn tin liên hệ với những người trong danh sách bạn bè nêu lý do khó khăn, đề nghị cho mượn tiền, nạp card điện thoại với giá trị lớn để chiếm đoạt.
3. Thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter... để làm quen kết bạn, sau một thời gian làm quen trên mạng xã hội (chưa gặp mặt trực tiếp vì lý do đang sinh sống ở nước ngoài) thì các đối tượng này đề nghị được gửi một số quà tặng có giá trị từ nước ngoài về, nhưng trong quá trình gửi quà thì đối tượng thông báo quà tặng đến cửa khẩu Việt Nam thì phải nộp một số khoản thuế, lệ phí hoặc bị Hải quan tạm giữ và cần một số tiền để quà tặng được vận chuyển đến người nhận, các đối tượng này cung cấp số tài khoản để họ nộp tiền vào (số tiền nộp vào thấp hơn giá trị quà tặng), vì mong muốn nhận được quà tặng có giá trị nên họ đã nộp tiền theo sự hướng dẫn của các đối tượng.
4. Các đối tượng sử dụng số điện thoại lạ gọi vào số điện thoại của người dân, xưng danh là cán bộ thuộc lực lượng Công an (thường là Cảnh sát ma túy, Cảnh sát hình sự hoặc Cảnh sát kinh tế) thông báo đang thụ lý vụ việc có liên quan đến họ và buộc họ phải chuyển tiền trong tài khoản của mình vào tài khoản ngân hàng của cơ quan điều tra (do các đối tượng cung cấp số tài khoản) để tạm giữ điều tra hoặc thanh toán các chi phí khác, nếu không có liên quan thì sẽ trả lại và căn dặn họ không được báo cho người thân, gia đình biết. Các đối tượng này đe dọa nếu không chuyển tiền sẽ bị bắt giữ ngay để xử lý. Những người dân lo lắng, hoảng sợ nên đã chuyển tiền vào số tài khoản do đối tượng cung cấp, sau đó thì phát hiện bị lừa đảo.
5. Các đối tượng giả mạo cán bộ ngân hàng gọi điện hoặc nhắn tin cho người bị hại thông báo khách hàng có giao dịch chuyển tiền vào tài khoản nhưng giao dịch bị treo và yêu cầu người bị hại cung cấp thông tin tên đăng nhập, mật khẩu dịch vụ internet banking và mã OTP để nhận tiền. Sau đó sử dụng chính những thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu và mã OTP của người bị hại đã cung cấp để thực hiện hành vi rút tiền có trong tài khoản của họ thông qua giao dịch internet banking.
- Nhận diện chính xác những thủ đoạn nêu trên và những thủ đoạn khác để tránh bị chiếm đoạt tài sản.
- Khi trao đổi thông tin hoặc giao dịch mua bán trên mạng Internet thì cần sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để xác minh thông tin với phía đang giao dịch như: Tài khoản xã hội đã lập lâu chưa hay mới lập? Có nhiều người giao dịch giống mình không? Những phản hồi của người đã giao dịch trước đây có tích cực không? Nếu là người thân thì hỏi về những thông tin riêng biệt để xác định đúng là người thân...
- Không tiết lộ tên đăng nhập (username), mật khẩu truy cập, mã PIN của bất kỳ dịch vụ Ngân hàng điện tử, mã OTP, mã kích hoạt dịch vụ cho bất cứ ai qua bất kỳ kênh nào như điện thoại, email, mạng xã hội, ứng dụng, website, đường link lạ…
- Khuyến khích sử dụng dịch vụ mua bán trực tuyến bằng hình thức giao hàng mới thanh toán tiền (hình thức C.O.D) để tránh bị chiếm đoạt tài sản.
- Khi phát hiện dấu hiệu nghi vấn thì báo ngay cho cơ quan Công an địa phương hoặc báo cho Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bạc Liêu. Số điện thoại:
+ Đại tá Dương Trung Trực (Trưởng phòng): 0913.990.026
+ Thượng tá Nguyễn Thành Công (Phó trưởng phòng): 0918.036.464
+ Đại úy Hoàng Nam Dương (Đội trưởng Đội 5): 0917.071.978.
Các tin khác
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 7123 Trong tuần: 59682 Trong tháng 121815 Tất cả: 17215370