Trong thời gian qua, mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác chống lao, nhưng bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng chính trên toàn cầu. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,3 triệu người tử vong do lao, trong đó có khoảng 374.000 ca tử vong do đồng nhiễm lao/HIV. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia năm 2016. Đến nay, xu hướng dịch tễ bệnh lao trên toàn cầu đang có chiều hướng giảm với tỷ lệ mới mắc giảm trong khoảng thời gian dài, và có tốc độ giảm khoảng 1,5%/năm.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến bày tỏ, mặc dù kinh phí còn hạn hẹp nhưng với đội ngũ cán bộ chất lượng cao, năm qua, công tác phòng chống lao đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Phát huy những thành tựu đạt được, Thứ trưởng yêu cầu Bệnh viện Phổi Trung ương cần có những kế hoạch cụ thể, chi tiết để tiếp tục đạt được những kết quả cao trong phòng chống lao từ năm 2018-2020. Bên cạnh đó, các bệnh viện khác cũng cần phải quan tâm đến chương trình phòng chống lao quốc gia.
Theo chỉ số mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, ước tính tử vong do lao giảm liên tục trong những năm vừa qua từ 18.000 ca xuống 16.000 và đến năm nay là còn 13.000 ca. Lao mới mắc các thể giảm so với ước tính là 2,6%; lao/HIV dương tính mới mắc cũng giảm còn 4,2%. Đặc biệt, tỷ lệ lao đa kháng thuốc đối với bệnh nhân mắc mới không giảm nhưng tỷ lệ lao kháng thuốc điều trị lại thì tăng 26%, trong khi con số này năm 2015-2016 chỉ có 23%; HIV dương tính có số người nhiễm giảm còn 3%.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, chương trình đã đạt được một số mục tiêu về triển khai công tác chống lao tại 100% số quận huyện và xã phường, mạng lưới chống lao tiếp tục được mở rộng và củng cố, mở rộng triển khai hoạt động lao kháng đa thuốc (PMDT)… Tuy nhiên, theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Nguyễn Viết Nhung, công tác phòng chống lao vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Dịch tễ lao ở Việt Nam còn cao, xếp thứ 15 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới; PMDT chưa tầm soát hết các đối tượng nghi MDR; công tác chống lao trong trại giam còn nhiều khó khăn như thiếu nguồn nhân lực có chất lượng, chưa sử dụng hiệu quả trang thiết bị chẩn đoán và điều trị lao…
Năm 2017 là năm ghi dấu nhiều thành công của Chương trình Chống lao Quốc gia cả trong nước và Quốc tế với việc tổ chức thành công phiên họp Đối thoại chính sách về “Tăng cường công tác phòng chống lao và lao đa kháng thuốc trong khu vực APEC”. Chương trình cũng đã xây dựng thành công các bản đề xuất kế hoạch phòng chống lao và nhận được phê duyệt từ Quỹ Toàn cầu, Bộ Y tế và chương trình cũng được CDC Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính.
Nguồn nhandan.com.vn
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 14494 Trong tuần: 11 Trong tháng 210653 Tất cả: 16766745