Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng
Ở Việt Nam, có đến 5-20% dân số phải đối mặt với các vấn đề về đại tràng. Bệnh khá phổ biến là viêm đại tràng và dễ thành mãn tính.
Các dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng :
- Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi sau ăn, lúc chiều tối, thường xuyên kéo dài.
- Rối loạn phân, phân nát, không thành khuôn và thức ăn còn nguyên hình dạng không phân hủy hết.
- Đầy bụng, trướng hơi, căng cứng dọc khung đại tràng, trung tiện nhiều.
- Đau bụng: âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Thường quặn từng cơn và tạo cảm giác mót, muốn đi ngoài.
- Dị ứng đồ ăn: dễ đau bụng, trướng hơi, đi ngoài sau khi ăn những món nhiều dầu mỡ, chua cay, sử dụng các thức uống chứa cồn, gas
- Không cảm thấy ngon miệng khi ăn và hay mất ngủ.
Bệnh đại tràng nếu không kiên trì chữa dứt điểm bệnh sẽ trở thành mãn tính và có thể phát sinh biến chứng như giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, chảy máu nặng và ung thư đại trực tràng.
Dùng thuốc sai cách, bệnh trở thành mãn tính
Khi đau bụng đi ngoài nhiều lần, trướng bụng căng tức, chúng ta hay quen với cách dùng thuốc kháng sinh hoặc tiêu hóa để cầm ngay các triệu chứng. Khi thấy bệnh giảm rồi thì thôi uống thuốc. Tuy nhiên, hết triệu chứng khác với đã hết bệnh.
Thứ nhất, dùng kháng sinh hoặc men tiêu hóa không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều vấn đề bất ổn: uống không đủ liều dễ gây hiện tượng “lờn thuốc”, uống quá nhiều lại làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột vì kháng sinh đã tiêu diệt luôn các lợi khuẩn - vốn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hoá.
Thứ hai là dù triệu chứng bệnh đã hết nhưng những vết viêm, loét trên bề mặt niêm mạc đại tràng vẫn chưa lành. Không điều trị kịp thời, dứt điểm lại thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn mất vệ sinh và tạp chất có thể tích tụ lại nên có thể làm bùng phát viêm loét trầm trọng thêm. Đây chính là căn nguyên của bệnh viêm đại tràng mãn tính.
Hồi phục sức khoẻ đường tiêu hóa
Với trường hợp nhẹ, mới mắc bệnh cần thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là ăn chín, uống sôi, ăn phối hợp giữa đạm, đường, vitamin và hạn chế dầu mỡ. Tuyệt đối kiêng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia.
Cần thận trọng trong việc sử dụng kháng sinh và có thể dùng berberin cho an toàn, đặc biệt là cần phục hồi lại sức khoẻ đường tiêu hóa bằng việc tái tạo niêm mạc đại tràng bị tổn thương để tránh nguy cơ bệnh phát triển thành mãn tính.
Với các trường hợp mãn tính, cần đến các bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám, nội soi để kiểm tra các tổn thương (nếu có) để kịp thời chữa trị và phát hiện các biến chứng nguy hiểm hơn.
Bệnh nhân cũng cần chú trọng tăng sức đề kháng, miễn dịch, tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện có các lợi khuẩn phát triển.
Nguồn vietnamnet.vn
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 8013 Trong tuần: 19052 Trong tháng 270549 Tất cả: 17364107