CÔNG AN BẠC LIÊU
Bàn giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh thành sản phẩm quốc gia
Cập nhật ngày: 13-06-2017
LTS - Ngày 12-6, tại TP Tam Kỳ, Báo Nhân Dân phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh”. Hội thảo đã tập trung đánh giá thực trạng về nuôi trồng, nghiên cứu, phát triển cây sâm và đề xuất các chính sách đặc thù, giải pháp thiết thực phát triển sâm Ngọc Linh thành cây kinh tế mũi nhọn; phát triển các sản phẩm từ cây sâm Việt Nam thành hàng hóa có tính cạnh tranh, nhất là sau khi sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào danh mục sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.


Các đại biểu tại hội thảo. Ảnh: HUỲNH TRƯƠNG PHÁT

Đến dự, có đồng chí Nguyễn Ngọc Quang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam; đại diện các cơ quan quản lý, chính quyền hai tỉnh Quảng Nam, Kon Tum; các nhà khoa học và các doanh nghiệp đang nuôi trồng, nghiên cứu sâm Ngọc Linh. Các đồng chí: Phan Huy Hiền, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ; Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Y tế; Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì hội thảo.

Khôi phục, phát triển sâm Ngọc Linh

 

Cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam, sâm K5, sâm đốt trúc…) đã được sử dụng từ lâu trong dân gian như một vị thuốc giấu của đồng bào dân tộc Xơ Đăng. Sâm Ngọc Linh với 52 tổ hợp saponin, trong đó 26 hợp chất có cấu trúc đã biết (thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật Bản) và 26 saponin pammaran có cấu trúc mới không bắt gặp tại các loại sâm khác trên thế giới. Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen, nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất (khoảng 12 đến 15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax.

Ngoài ra, trong sâm Ngọc Linh còn có 14 a-xít béo, 16 a-xít a-min (trong đó có tám a-xít a-min không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng. Những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống ô-xy hóa, lão hóa, phòng, chống ung thư, bảo vệ tế bào gan. Nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: người bệnh ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp. Ngoài ra, sâm hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường…

Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền các địa phương đã quan tâm, đầu tư, nhưng đến nay việc bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của nó.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết, hội thảo được tổ chức rất kịp thời trong bối cảnh cây sâm Ngọc Linh vừa được Chính phủ phê duyệt bổ sung vào danh mục sản phẩm quốc gia và Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chỉ dẫn địa lý cho hai tỉnh Quảng Nam, Kon Tum. Mặc dù là loài cây dược liệu quý hiếm, giá trị kinh tế cao, nhưng các sản phẩm từ cây sâm chưa nhiều, giá trị gia tăng chưa cao. UBND tỉnh Quảng Nam xác định đầu tư phát triển cây sâm Ngọc Linh và các cây dược liệu quý hiếm khác là hướng đi chủ lực để người dân miền núi xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Nhưng khai thác như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề đang đặt ra.

Báo cáo tại hội thảo về thực trạng phát triển sâm Ngọc Linh, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam đã ban hành cơ chế khuyến khích, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, quy hoạch diện tích trồng sâm dưới tán rừng tại huyện Nam Trà My đến năm 2030 với diện tích 15 nghìn ha. Hiện nay, đã hình thành hai trạm bảo tồn, nuôi trồng, lưu giữ nguồn gien và phát triển sâm Ngọc Linh với diện tích gần 20 ha, gần 230 nghìn cây giống gốc, hằng năm sản xuất được từ 50 đến 60 nghìn cây sâm giống. Tỉnh có kế hoạch đầu tư mở rộng vườn giống gốc tại trạm này trong thời gian tới. Trên địa bàn huyện Nam Trà My, cũng đã có 53 chốt của người dân đầu tư trồng sâm Ngọc Linh với diện tích 110 ha, số lượng khoảng một triệu cây. Bên cạnh đó, có chín doanh nghiệp đăng ký đầu tư trồng sâm Ngọc Linh với diện tích hàng nghìn héc-ta. Đã có hơn 10 dạng sản phẩm chế biến từ cây sâm cung ứng ra thị trường.

Theo báo cáo của Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum Huỳnh Trung Kim, tỉnh quy hoạch 31.742 ha, trong đó, diện tích vùng lõi trồng sâm khoảng gần 10 nghìn ha trải rộng trên tám xã. Dự kiến đến năm 2020, diện tích trồng sâm trên địa bàn đạt 1.000 ha, sản lượng 190 tấn. Đến 2025, dự kiến trồng hết diện tích đất vùng lõi với quy mô công nghiệp, hằng năm khai thác 800 ha. Khi diện tích được mở rộng sẽ đưa cây sâm Ngọc Linh thành cây hàng hóa chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum và đa dạng hóa nhiều loại sản phẩm tinh chế từ cây sâm để phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tuy việc bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh, sản xuất các sản phẩm từ sâm đã có bước phát triển, nhưng kết quả còn hạn chế, chưa phát huy được thế mạnh của vùng. Hiện, các vùng quy hoạch chưa đủ cây giống để phát triển mở rộng; sản phẩm chế biến sâu từ cây sâm chưa nhiều, chủ yếu là sản phẩm thô. Tại hội thảo, đại diện UBND tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đều cho rằng, nguyên nhân là do việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất giống, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng giống chưa được quan tâm đúng mức. Việc nhân giống hiện nay chủ yếu theo phương pháp truyền thống; tỷ lệ nảy mầm, cây giống đạt tiêu chuẩn còn thấp, cản trở việc hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn. Quy trình trồng, chăm sóc, chế biến sau thu hoạch chưa được tiêu chuẩn hóa, ít có sự tham gia của các nhà khoa học mà mới chỉ dừng lại ở kinh nghiệm cá nhân. Chi phí đầu tư cho sản xuất sâm Ngọc Linh lớn (khoảng từ năm đến sáu tỷ đồng/ha) cho nên người trồng khó đầu tư. Trong khi đó, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến các sản phẩm sâm còn hạn chế, doanh nghiệp ít quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ chế biến, bảo quản, chưa phát huy hết công dụng, giá trị của cây sâm Ngọc Linh. Ngoài ra, tình trạng sản phẩm sâm giả tràn lan trên thị trường chưa được kiểm soát...

Theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Như Cường, sâm Ngọc Linh được bổ sung là sản phẩm quốc gia đã trở thành cú huých cho các địa phương và những khó khăn lâu nay trong phát triển sâm Ngọc Linh sẽ được giải quyết. Các kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp về xây dựng giống chuẩn sẽ được Cục Trồng trọt sớm nghiên cứu, thực hiện các phần việc trong thẩm quyền hoặc đề xuất lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện sản phẩm quốc gia cho cây sâm.

Thực tế, trong đầu tư trồng, sản xuất sâm, các doanh nghiệp cũng gặp nhiều vướng mắc. Kỹ sư Trương Thị Phương Lan, Trưởng phòng Kế hoạch Công ty TNHH Sâm Sâm (Quảng Nam) cho rằng, Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định hỗ trợ 15 triệu đồng/ha đối với doanh nghiệp đầu tư trồng tối thiểu 50 ha dược liệu. Quy định này thực tế không áp dụng được đối với doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh do tình trạng thiếu giống, không mở rộng được diện tích...

Dưới góc độ của nhà khoa học, Tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt (Viện Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thiên nhiên) nhận định, nguyên nhân cây sâm Ngọc Linh chậm phát triển là do ngành y tế thiếu kết hợp với các ngành liên quan, cho nên không có chiến lược phối hợp xây dựng sâm thành cây trồng chủ lực quốc gia; các đề tài, dự án cho cây sâm không liên tục; không tạo được chuỗi nghiên cứu, ứng dụng liên tiếp, vì thế không tạo được tiền đề cho phát triển kinh tế. Việc không chuyển hướng trồng sâm dưới dàn mái che cùng công nghệ tưới bón tiên tiến cũng là rào cản với sâm Ngọc Linh trong lộ trình phát triển thành cây chủ lực quốc gia...

Đề xuất nhiều giải pháp

Hội thảo đã tập trung bàn các giải pháp, chính sách đặc thù, thiết thực cho cây sâm Ngọc Linh. UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị các cơ quan chức năng cần điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách hỗ trợ trong việc bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh cho phù hợp tình hình thực tế, thúc đẩy phát triển theo hướng hàng hóa. Tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt đề xuất xây dựng một doanh nghiệp khoa học - công nghệ chuyên sản xuất, kinh doanh giống sâm Việt Nam, như thế sẽ bảo tồn được nguồn gien và cung ứng đủ cây giống để mở rộng vùng trồng. Đặc biệt, cần ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để trồng sâm dưới dàn mái che cùng với trồng dưới tán rừng như hiện nay. Ngoài ra, cần sớm có chính sách ưu đãi về giao đất, miễn giảm thuế, vay vốn để thu hút doanh nghiệp có năng lực đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu sâm tại hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.

Giám đốc Công ty TNHH Thái Hòa Tô Mạnh Cường mong muốn được ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong tạo giống, nuôi trồng, chế biến sâm Ngọc Linh. Để tạo bước đi mang tính đột phá, khắc phục những nhược điểm trồng sâm Ngọc Linh ngoài tự nhiên, cần nghiên cứu trồng sâm trong nhà kính, dưới mái che; tạo hành lang pháp lý bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất, kinh doanh chân chính trước nạn kinh doanh sâm giả.

Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) Hồ Quang Bửu đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu giống chuẩn, cung cấp số lượng lớn và có dự án mang tầm quốc gia trồng cây sâm ở những vùng có độ cao từ 1.000 m đến 2.400 m để có thể nhân rộng, phát triển cây sâm quý và đưa ra tiêu chuẩn quốc tế cho cây sâm để hướng đến xuất khẩu. Khi phát triển sâm thành sản phẩm quốc gia, cần có cơ chế cho các nhà khoa học nghiên cứu các sản phẩm sâm. Bên cạnh trồng sâm, cần quan tâm quảng bá cây sâm Ngọc Linh bằng nhiều hình thức khác nhau.

Tiến sĩ Trần Thị Liên (Viện Dược liệu, Bộ Y tế) đề xuất: Các địa phương tập trung xây dựng khu vực sản xuất giống tập trung, chất lượng cao theo quy trình của Viện Dược liệu đã nghiên cứu, với công suất từ hai đến ba triệu cây giống/năm, có vườn ươm lưu giữ cây giống từ 24 đến 36 tháng trước khi đưa ra trồng. Gieo hạt trong khay nhựa để nâng cao hệ số nhân giống và cung cấp những cây giống tốt, góp phần mở rộng diện tích trồng sâm tại hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum…

Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Bộ Y tế sẽ khẩn trương xây dựng và bổ sung các chính sách tạo điều kiện cho việc sản xuất, đăng ký lưu hành, thử nghiệm lâm sàng, đấu thầu, thanh toán bảo hiểm y tế đối với cây sâm và thuốc từ sâm Ngọc Linh; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng giống, loài sâm Ngọc Linh nhằm phát hiện giống, loài giả, không đạt tiêu chuẩn; xây dựng các đề tài khoa học về tiêu chuẩn chất lượng của giống sâm Ngọc Linh và các chế phẩm từ sâm Ngọc Linh để làm cơ sở trong quá trình phát triển sản phẩm và kiểm soát chất lượng sản phẩm; tăng cường tổ chức quảng bá sâm Ngọc Linh và các sản phẩm từ sâm…

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang cảm ơn Báo Nhân Dân đã có sáng kiến tổ chức hội thảo kịp thời, thiết thực. Các ý kiến tại hội thảo sẽ giúp cho địa phương thực hiện quy hoạch, phát triển sâm Ngọc Linh thật sự trở thành sản phẩm quốc gia. Quảng Nam đã có quy hoạch vùng sâm, nhưng khi bắt tay thực hiện quy hoạch thì còn nhiều lúng túng. Quảng Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp, để cùng hoàn thiện dần các cơ chế để phát triển cây sâm…

Phát biểu kết thúc hội thảo, đồng chí Phan Huy Hiền, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân cho biết, nhận thức vai trò quan trọng của phát triển dược liệu, các cơ quan truyền thông nói chung, Báo Nhân Dân nói riêng luôn quan tâm tuyên truyền, cổ vũ mạnh mẽ và thích đáng. Tại cuộc tọa đàm “Phát triển bền vững dược liệu” do Báo Nhân Dân và Bộ Y tế phối hợp tổ chức tháng 6-2016, nhiều vấn đề khó khăn, bất cập trong phát triển cây sâm Ngọc Linh đã được các đại biểu đặt ra. Hội thảo “Giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh” lần này là sự tiếp nối, bàn sâu hơn với mong muốn góp phần thúc đẩy phát triển cây sâm Ngọc Linh thành cây kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Đồng chí Phan Huy Hiền nhấn mạnh, ngày 5-6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung sâm Ngọc Linh vào danh mục sản phẩm quốc gia, khẳng định sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia đầu tiên trong lĩnh vực dược liệu, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh việc phát triển các sản phẩm từ cây sâm Ngọc Linh trở thành hàng hóa có tính cạnh tranh…, do vậy hội thảo do Báo Nhân Dân và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức nhằm bắt kịp chủ trương của Nhà nước về phát triển sâm Ngọc Linh. Từ kết quả của cuộc hội thảo, Báo Nhân Dân sẽ tiếp tục đồng hành cùng địa phương, ngành y tế tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo khác, góp phần tuyên truyền, thực hiện chủ trương phát triển dược liệu mà Chính phủ đã đề ra.

Nguồn nhandan.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 5384
    Trong tuần: 8243
    Trong tháng 516852
    Tất cả: 18061846