Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, nhưng phổ biến nhất dễ dẫn đến bệnh trĩ là do áp lực căng thẳng kéo dài hoặc ngồi lâu không vận động dẫn đến tăng áp lực trực tràng ruột.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ bao gồm: táo bón, tiêu chảy, nâng vật nặng, tư thế không đúng cách, ngồi kéo dài, mang thai, chế độ ăn ít chất xơ, giao hợp qua đường hậu môn, và thừa cân. Tổn thương gan và một số bệnh dị ứng thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân bệnh trĩ vì chúng làm thêm căng thẳng cho tĩnh mạch trực tràng.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ bệnh trĩ có 4 cấp độ. Bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2 được xem là nhẹ, người bệnh thường có các triệu chứng: đau và có khi chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.
Bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4 được xem là nặng. Búi trĩ bên trong (gọi là trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch gây nứt, áp-xe hậu môn, hoặc búi trĩ lòi ra bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.
Điều trị
Trong dân gian, có nhiều cách điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược dễ kiếm. Giản đơn nhất là rau diếp cá. Dễ nhận thấy tính mát của diếp cá có khả năng trị táo bón, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ.
Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học phát hiện nhiều công dụng khác của rau diếp cá: loại bỏ ký sinh trùng, kháng khuẩn, giảm khả năng bị ung thư.
Khi dùng rau diếp cá trị bệnh cần phải rất kiên trì thực hiện đều đặn và thường xuyên. Có thể ăn sống hoặc uống nước diếp cá.
Bên cạnh cách ăn sống rau diếp cá, có thể xay nhuyễn rau diếp cá để uống sẽ đem lại những tác dụng rất có lợi cho việc chữa bệnh trĩ.
Với cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá vô đơn giản trên công với một sự kiên trì, việc hạn chế nguy cơ phát triển bệnh trĩ và chữa khỏi khi mới bước vào giai đoạn đầu của bệnh là không khó.
Bạn có thể giã nhỏ diếp cá tươi, đồng thời bỏ muối vào nước pha loãng rồi rửa sạch vùng hậu môn, rồi đắp diếp cá lên hậu môn, chỗ những búi trĩ bị sa rồi băng lại. Mỗi ngày thực hiện 1 lần, thường xuyên và đều đặn.
Tuy nhiên, cần lưu ý không cho trẻ em dùng quá nhiều rau diếp cá sống. Diếp cá cần rửa và ngâm thật sạch trong nước muối mỗi khi sử dụng để không bị lây những ký sinh trùng gây bệnh.
Tốt nhất khi mắc bệnh cần thăm khám, chẩn đoán và theo dõi của bác sĩ. Với trường hợp bệnh nhẹ, ngoài việc sử dụng cách điều trị dân gian bằng thảo dược, có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi.
Trong trường hợp bệnh nặng, cần đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc hậu môn-trực tràng để khám và để chữa trị đúng cách. Có thể bác sĩ phải dùng đến phương pháp ngoại khoa đối với trĩ loại nặng là cắt, đốt, mổ trĩ, thắt búi trĩ…
Người bệnh không tìm cách tự chữa trị khi không biết tình trạng bệnh như thế nào. Trong điều trị bệnh, dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng. Nên ăn thức ăn mềm, lỏng, nhiều rau xanh, uống nhiều nước trong ngày để nhuận tràng, không ăn nhiều gia vị cay nóng, hạn chế các chất kích thích (rượu, bia,...).
Người bệnh trĩ cần tránh tình trạng táo bón làm gia tăng áp lực lên đại trực tràng, sẽ khiến bệnh trĩ ngày càng nặng hơn.
Theo: Vietnamnet.vn
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 18645 Trong tuần: 39805 Trong tháng 190728 Tất cả: 17284290