Không nên coi thường những vết thương nhỏ - Ảnh: HỮU THUẬN |
Cuối tháng 7-2016, chị Nguyễn Ngọc Xuân (26 tuổi, TP.HCM) đến bệnh viện để khám vết thương ở gót chân do mảnh ly thủy tinh vỡ đâm vào.
Nhiễm trùng nhiều lần
Chị Xuân kể: “Sau khi chích thuốc tê vùng lòng bàn chân, bác sĩ đã mất khoảng 10 phút để khoét vết thương rộng hơn. Nhưng cuối cùng cũng không thể biết chính xác là mảnh vỡ đã lấy được hay chưa do kích thước quá nhỏ, lại trong suốt, khó thấy bằng mắt thường”.
Sau đó chị Xuân được tiêm ngừa uốn ván, băng bó vết thương và tuân thủ lời dặn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng.
“Ban đầu tôi nghĩ không sao vì vết thương nhỏ. Cũng may là người nhà khuyên tôi nên đến bệnh viện kiểm tra, tiêm ngừa, nếu cứ để như vậy vết thương tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn bên ngoài rất dễ nhiễm trùng” - chị nói.
Cách đây nửa năm, Bệnh viện An Sinh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) từng tiếp nhận một nữ bệnh nhân bị mảnh tre đâm vào gót chân. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện sau khi đã nhiễm trùng nặng, vết thương chảy dịch gây đau nhức. Sau khi khám, bác sĩ làm tiểu phẫu để lấy ra mảnh tre dài 3cm.
Bệnh nhân này cho biết trước đây đã khám và tiêm ngừa ở một bệnh viện gần nơi ở nhưng chủ quan nên để vết thương nhiễm trùng nhiều lần.
Cần được tiêm ngừa uốn ván
Theo TS.BS Nguyễn Đình Phú - phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), vết thương nhỏ do dị vật đâm vào thường dính đất, cát, thậm chí có những dị vật ô nhiễm, nhiễm khuẩn. Người ta thường nói đó là vết thương nhỏ mà gây hậu quả lớn.
Bác sĩ Phú khuyến cáo nếu gặp rủi ro này, nên đến cơ sở y tế để chích ngừa uốn ván vì không biết trong dị vật có vi trùng gây uốn ván hay không. Sau đó phải lấy hết dị vật ra, chăm sóc vết thương tốt và dùng kháng sinh chống bội nhiễm. Quan trọng là chích ngừa huyết thanh phòng ngừa uốn ván.
Lý giải vì sao không nên xem thường các vết thương nhỏ, bác sĩ Phú cho biết nếu để nhiễm trùng thì “mức độ nhẹ là gây nhiễm trùng tại chỗ với các triệu chứng sưng phồng, nóng, đỏ vùng vết thương, tụ mủ.
Còn nguy cơ nặng là nhiễm trùng lan tỏa và nhiễm trùng yếm khí. Nghĩa là nhiễm trùng nhỏ tại chỗ, sau đó lan rộng ra đến gốc chi, rất nguy hiểm, ví dụ bị ở đầu ngón tay thì lan lên tới nách.
Nhiễm trùng yếm khí có nguy cơ hoại thư sinh hơi, khi vết thương không được làm sạch lại bị bịt kín miệng nên gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến tử vong”.
Theo bác sĩ Lê Vũ Bảo (Bệnh viện An Sinh), thông thường những trường hợp bị dị vật như gai nhọn, mảnh thủy tinh, dằm gỗ... đâm vào tay chân, người dân thường chủ quan vì nghĩ trầy xước đó không nghiêm trọng. Các dị vật có nguy cơ lưu lại trên da thịt bệnh nhân nhưng quá nhỏ nên chỉ có thể phát hiện bằng cảm giác chủ quan của bệnh nhân hoặc bàn tay của bác sĩ khi khám.
Bác sĩ Bảo nhấn mạnh: “Điều nguy hiểm nhất của những vết thương này là dễ gây nhiễm trùng uốn ván, việc điều trị rất vất vả và nguy cơ tử vong cao”.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng uốn ván là do vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vết thương. Theo bác sĩ Bảo, vi khuẩn này tồn tại dưới dạng bào tử, thường có trong đất, cát, không khí... Vì vậy, vết thương dù nhỏ nhưng nếu không được xử lý đúng cách, bào tử sẽ thoát ra ngoài thành vi khuẩn, gây nhiễm độc.
“Nhiều người thường lầm tưởng chỉ có giẫm phải đinh sắt, kim loại... mới bị uốn ván, nhưng thực tế những vết thương trầy xước nhỏ cũng dễ gây ra tình trạng này” - bác sĩ Bảo cho biết.
Khi bị dị vật gây trầy xước, người dân nên xử lý bằng cách rửa vết thương, xem dị vật còn trong vết thương hay không. Bác sĩ lưu ý mọi người không nên tự lấy kim khâu hoặc một số dụng cụ để lấy dị vật vì không đảm bảo vô trùng. Người dân nên đến bệnh viện kiểm tra, chích ngừa uốn ván. Sau khi vết thương được xử lý, nên giữ vệ sinh vết thương sạch sẽ để đề phòng các loại nhiễm trùng khác. |
Không nên coi thường những vết thương nhỏ - Ảnh: HỮU THUẬN |
Cuối tháng 7-2016, chị Nguyễn Ngọc Xuân (26 tuổi, TP.HCM) đến bệnh viện để khám vết thương ở gót chân do mảnh ly thủy tinh vỡ đâm vào.
Nhiễm trùng nhiều lần
Chị Xuân kể: “Sau khi chích thuốc tê vùng lòng bàn chân, bác sĩ đã mất khoảng 10 phút để khoét vết thương rộng hơn. Nhưng cuối cùng cũng không thể biết chính xác là mảnh vỡ đã lấy được hay chưa do kích thước quá nhỏ, lại trong suốt, khó thấy bằng mắt thường”.
Sau đó chị Xuân được tiêm ngừa uốn ván, băng bó vết thương và tuân thủ lời dặn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng.
“Ban đầu tôi nghĩ không sao vì vết thương nhỏ. Cũng may là người nhà khuyên tôi nên đến bệnh viện kiểm tra, tiêm ngừa, nếu cứ để như vậy vết thương tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn bên ngoài rất dễ nhiễm trùng” - chị nói.
Cách đây nửa năm, Bệnh viện An Sinh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) từng tiếp nhận một nữ bệnh nhân bị mảnh tre đâm vào gót chân. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện sau khi đã nhiễm trùng nặng, vết thương chảy dịch gây đau nhức. Sau khi khám, bác sĩ làm tiểu phẫu để lấy ra mảnh tre dài 3cm.
Bệnh nhân này cho biết trước đây đã khám và tiêm ngừa ở một bệnh viện gần nơi ở nhưng chủ quan nên để vết thương nhiễm trùng nhiều lần.
Cần được tiêm ngừa uốn ván
Theo TS.BS Nguyễn Đình Phú - phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), vết thương nhỏ do dị vật đâm vào thường dính đất, cát, thậm chí có những dị vật ô nhiễm, nhiễm khuẩn. Người ta thường nói đó là vết thương nhỏ mà gây hậu quả lớn.
Bác sĩ Phú khuyến cáo nếu gặp rủi ro này, nên đến cơ sở y tế để chích ngừa uốn ván vì không biết trong dị vật có vi trùng gây uốn ván hay không. Sau đó phải lấy hết dị vật ra, chăm sóc vết thương tốt và dùng kháng sinh chống bội nhiễm. Quan trọng là chích ngừa huyết thanh phòng ngừa uốn ván.
Lý giải vì sao không nên xem thường các vết thương nhỏ, bác sĩ Phú cho biết nếu để nhiễm trùng thì “mức độ nhẹ là gây nhiễm trùng tại chỗ với các triệu chứng sưng phồng, nóng, đỏ vùng vết thương, tụ mủ.
Còn nguy cơ nặng là nhiễm trùng lan tỏa và nhiễm trùng yếm khí. Nghĩa là nhiễm trùng nhỏ tại chỗ, sau đó lan rộng ra đến gốc chi, rất nguy hiểm, ví dụ bị ở đầu ngón tay thì lan lên tới nách.
Nhiễm trùng yếm khí có nguy cơ hoại thư sinh hơi, khi vết thương không được làm sạch lại bị bịt kín miệng nên gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến tử vong”.
Theo bác sĩ Lê Vũ Bảo (Bệnh viện An Sinh), thông thường những trường hợp bị dị vật như gai nhọn, mảnh thủy tinh, dằm gỗ... đâm vào tay chân, người dân thường chủ quan vì nghĩ trầy xước đó không nghiêm trọng. Các dị vật có nguy cơ lưu lại trên da thịt bệnh nhân nhưng quá nhỏ nên chỉ có thể phát hiện bằng cảm giác chủ quan của bệnh nhân hoặc bàn tay của bác sĩ khi khám.
Bác sĩ Bảo nhấn mạnh: “Điều nguy hiểm nhất của những vết thương này là dễ gây nhiễm trùng uốn ván, việc điều trị rất vất vả và nguy cơ tử vong cao”.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng uốn ván là do vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vết thương. Theo bác sĩ Bảo, vi khuẩn này tồn tại dưới dạng bào tử, thường có trong đất, cát, không khí... Vì vậy, vết thương dù nhỏ nhưng nếu không được xử lý đúng cách, bào tử sẽ thoát ra ngoài thành vi khuẩn, gây nhiễm độc.
“Nhiều người thường lầm tưởng chỉ có giẫm phải đinh sắt, kim loại... mới bị uốn ván, nhưng thực tế những vết thương trầy xước nhỏ cũng dễ gây ra tình trạng này” - bác sĩ Bảo cho biết.
Khi bị dị vật gây trầy xước, người dân nên xử lý bằng cách rửa vết thương, xem dị vật còn trong vết thương hay không. Bác sĩ lưu ý mọi người không nên tự lấy kim khâu hoặc một số dụng cụ để lấy dị vật vì không đảm bảo vô trùng. Người dân nên đến bệnh viện kiểm tra, chích ngừa uốn ván. Sau khi vết thương được xử lý, nên giữ vệ sinh vết thương sạch sẽ để đề phòng các loại nhiễm trùng khác. |
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 11362 Trong tuần: 32511 Trong tháng 183431 Tất cả: 17276994