Sơ chế: Loại bỏ các bộ phận gây mùi tanh
Khi mua cá về cần loại bỏ những bộ phận có mùi tanh như vây, ruột, mang, gân, vảy hoặc các chất nhớt nhầy trên thân cá, cả mang đen trong bụng cá, sau đó cắt khúc, rửa thật kỹ từ 2-3 lần.
Đối với cá chép, có một sợi gân trắng hai bên sườn làm cá có mùi tanh. Khi làm cá, bạn cắt sát mang một tí sẽ thấy đường gân đó lộ ra. Dùng tay lấy đường gân đó thì cá không còn mùi tanh nữa.
Khi sơ chế các loại cá da trơn bạn nên nấu một ít nước nóng đổ vào con cá rồi cạo sạch nhớt. Đảm bảo cá rất sạch mà không còn mùi tanh.
Ngâm rửa cá: Khử sạch mùi tanh với 4 cách khác nhau
Rửa cá vào nước vo gạo hoặc sữa tươi: Ngâm vào nước vo gạo hoặc sữa tươi trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo trước khi nấu. Cách làm này phù hợp với các loại thịt cá có bản lớn như phi lê như cá hồi, cá ngừ, cá thu...
Rửa cá bằng rượu hoặc gừng: Tác dụng của rượu, gừng đó là giúp cá hết mùi tanh, đảm bảo món ăn ngon hơn rất nhiều. Tuy nhiên nên cho một lượng nhỏ gừng để tránh làm ảnh hưởng đến mùi đặc trưng của một số loại thịt cá (điển hình như cá hồi).
Ngâm rửa với muối hột: Muối cũng giúp giảm mùi tanh của cá. Có thể dùng nước muối để rửa hoặc muối hạt sát lên cá. Như thế, khi nấu nướng, cá không còn mùi tanh. Riêng với các loại cá nước lợ, nước ngọt cho nhiều chất nhầy và có mùi rong như cá quả (cá trầu / cá lóc), cá trê, lươn, cá chạch... có thể chà sát với tro bếp hoặc cát cho bớt chất nhầy, rồi mới chà sát lại với muối hạt mới có thể làm giảm độ tanh từ chất nhầy này. Ngoài ra cần làm sạch phần ruột và bụng cá để làm giảm mùi tanh của rong và máu cá.
Ngâm với nước chanh tươi: Dùng chanh tươi vắt lấy nước, ngâm cá khoảng vài phút sau đó làm sạch như bình thường. Chú ý không nên ngâm cá quá lâu.
Tẩm ướp gia vị trước khi nấu
Lựa chọn gia vị phù hợp sẽ làm món cá trở nên hấp dẫn và không hề bị tanh.
Dùng thêm gia vị và hương liệu: Một số gia vị có mùi thơm như tiêu, hành, ớt, gừng, rau răm, rau cần... sẽ làm bớt mùi tanh cho cá. Chú ý gừng sống mới có tác dụng khử mùi tanh.
Dùng những chất tạo độ chua: Cho thêm khế, chanh, mẻ, giấm, me... nấu với cá sẽ làm bớt hoặc hết mùi tanh.
Chế biến
Nhớ chọn cá tươi để chế biến vì nếu cá ươn hay hay ướp nhiều tạp chất thì việc cá khi nấu lên bị nát là điều khó tránh khỏi.
Tuyệt đối không cho cá vào nấu chung với nước lạnh: Nếu bạn cho cá vào nồi nước lạnh nấu ngay từ đầu, cá sẽ rất nhanh chín, dẫn đến việc cá bị nát, ngoài ra, với cách làm này, cá sẽ bị tanh ngay do toàn bộ phần máu tanh và chất nhầy từ da cá và bụng cá đã hòa hoàn toàn vào nước.
Chiên cá trước khi nấu canh: Nghe có vẻ lạ nhưng sự thật là bạn có thể chiên cho cá chín hẳn trước rồi mới bỏ vào nước nấu thành canh. Việc làm này khá phổ biến, giúp cá trở nên ngon hơn, thấm đều gia vị và đặc biệt là không bị nát.
Để chế biến được những món ngon làm từ cá bạn nên chú ý từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khi nấu. Món ăn sẽ vô cùng hấp dẫn nếu cá được chế biến đúng cách và không có mùi tanh. Hãy cùng gia đình thưởng thức món ăn ngon từ cá nhé.
Theo: http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/am-thuc/lam-sao-de-nau-mon-canh-ca-ngon-va-khong-bi-nat-405896.html
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 52804 Trong tuần: 91557 Trong tháng 443241 Tất cả: 16999523