CÔNG AN BẠC LIÊU
Bột mì, jambon và rau: Vấn đề văn hóa từ chiếc bánh
Cập nhật ngày: 8-03-2017
Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia vốn trước giờ đã cơm không lành, canh không ngọt, những tranh cãi mới nhất liên quan tới một… chiếc bánh nướng.
 
Bột mì, jambon và rau: Vấn đề văn hóa từ chiếc bánh
 “lahmacun” hay “lamadjo” ? - Ảnh: youtube

Đó là một món bột mì nướng dẹt khá đơn giản, mà giống như các hòn đảo tranh chấp, có tên gọi riêng của từng nước: người Thổ Nhĩ Kỳ gọi nó là “lahmacun”, còn với dân Armenia thì nó là “lamadjo”.

Giữa tháng 10 vừa qua Armenia đã mở cả một chiến dịch quảng bá cho món bánh, trước mắt với hai nhà hàng được mở tại Nga. Cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng dữ dội bởi cho rằng món bánh thuộc bản quyền của họ.

Món ăn trên gồm đế bánh được làm bằng bột, bên trên phủ thịt băm, rau và các loại gia vị, ngon nhất khi được nướng bằng củi. Thậm chí đã có cả vài phim tài liệu sau đó được công chiếu trên truyền hình chỉ nhằm giải thích tại sao đây là món ăn thuộc về người Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhiều nước xí phần

Câu chuyện không hề buồn cười như thoạt tưởng, vụ tranh chấp bánh nướng này cũng không phải là lần đầu tiên Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ bị cuốn vào những căng thẳng ngoại giao quốc tế liên quan tới bột mì, jambon và rau.

Năm 2014, “cuộc khủng hoảng lavash” đã nổ ra khi Armenia trình hồ sơ xin Liên Hiệp Quốc công nhận bánh lavash của họ là “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”.

Không chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ, hàng loạt nước trong khu vực đã phản ứng gay gắt. Để rồi đầu năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Iran, Kyrgyzstan và Kazakhstan đều đã lần lượt trình tài liệu đòi UNESCO công nhận lavash là đặc sản của riêng họ!

Vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, dự kiến vào ngày 28-11 ở Ethiopia.

Trong khi cuộc chiến lavash chưa xong thì cuộc chiến lahmacun - lamadjo lại nổ ra. Thị trưởng thành phố Gaziantep ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, bà Fatma Sahin, nói bà sẽ quyết đòi lại bằng được bản quyền món lahmacun.

Bản thân nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thống nhất, khi đang diễn ra “nội chiến” giữa các thành phố Gaziantep, Adana và Sanliurfa, tất cả đều muốn nhận đó là đặc sản riêng.

Khủng hoảng ngoại giao bánh không chỉ diễn ra giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia. Vùng giáp Địa Trung Hải, Caucasus và Trung Á, vốn nổi tiếng với nền văn hóa lâu đời và ẩm thực đặc sắc, đã chứng kiến nhiều hơn một cuộc chiến ẩm thực.

Giữa Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn, ngoài những hòn đảo chưa được phân định, từ lâu cũng đã tranh cãi dữ dội về các món phômai halloumi (mà người Thổ gọi là hellim), bánh tráng miệng baklava, và rượu raki.

Năm 2014, người Síp gốc Hi Lạp đã thỉnh cầu Ủy ban châu Âu bảo vệ nguồn gốc của món halloumi, gây ra phản ứng dữ dội trong cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ trên đảo này.

Mỗi người một miếng?

Bột mì, jambon và rau: Vấn đề văn hóa từ chiếc bánh
Món lahmacun đơn giản nhưng nổi tiếng toàn cầu-istanbulfoood.com

Có thể thấy nhiều cuộc tranh chấp ẩm thực trong khu vực thường dính líu tới các quốc gia đã hoặc đang có quan hệ căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ.

Bahar Bakir, một nhà báo theo dõi “vấn đề lahmacun” được một thời gian, nhấn mạnh khía cạnh thương mại của cuộc tranh cãi: “Đăng ký bản quyền ẩm thực đã trở thành một cuộc khủng hoảng mới giữa các quốc gia. Những quốc gia đang tồn tại tranh chấp chính trị với các quốc gia khác sẽ có xu hướng nảy sinh thêm tranh chấp về ẩm thực. Cuộc chiến thương hiệu khốc liệt đang diễn ra trên toàn thế giới”.

Bakir giải thích cuộc chiến rất khó phân xử bởi các quốc gia này có rất nhiều di sản chung.

Những món ăn gây tranh cãi thực tế là những sản phẩm địa phương, có nghĩa là món ăn này thuộc quyền sở hữu chung. Tuy nhiên các quốc gia lại đua nhau đăng ký bản quyền, và quốc gia nào nhanh chân thì có quyền sở hữu. Thổ Nhĩ Kỳ có rất nhiều món ăn đã được đăng ký thương hiệu, đằng sau đó có những quốc gia khác chậm chân hơn. Và trong một khu vực căng thẳng về chính trị, điều trên sẽ dẫn tới những cuộc khủng hoảng khác” - Bakir phân tích.

Đó là một di sản lịch sử thời kỳ đế quốc Ottoman, chiến tranh, sáp nhập lãnh thổ dẫn đến xáo trộn về phân bổ dân số, chủng tộc và văn hóa, là điều bình thường.

Thương hiệu độc quyền phản ánh tinh thần dân tộc, nhưng ở một khu vực gắn bó chặt chẽ với nhau về văn hóa thì việc phân chia rạch ròi bản sắc ẩm thực và các truyền thống văn hóa khác không hề dễ dàng.

Murat Hayran, một đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên đại diện cho quốc gia trong các cuộc tranh tài quốc tế, nói với tờ Al Monitor rằng trong khu vực, những món ăn có tên giống nhau nhưng thường có thành phần và hương vị khác nhau - hay ngược lại, thành phần giống nhau nhưng tên khác nhau - là điều bình thường.

Có lần chúng tôi tham gia một sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ tại Hi Lạp, chúng tôi đã làm món lá nho nhồi, món tráng miệng baklava và bánh pudding sữa cháy - Hayran kể - Người Hi Lạp nói những món đó không phải của Thổ Nhĩ Kỳ mà là của họ”.

Cũng trong sự kiện đó, anh gặp rất nhiều bất ngờ khác: “Khi bước đi trên đường, tôi đã nghe thấy âm thanh kèn túi. Lúc đó tôi cảm thấy rất ngạc nhiên bởi hai nước không chỉ có ẩm thực giống nhau mà âm nhạc cũng giống nhau. Sau đó tôi vào ngồi trong một quán cà phê, một người đàn ông Hi Lạp đã mời tôi tới bàn của anh ta. Khi tôi cho anh ta biết tôi là người Thổ Nhĩ Kỳ, anh ta bắt đầu nói về thành phố Istanbul, sau đó tôi mới biết thậm chí chúng tôi có những người bạn chung!”.

Nghe thật giống một chuyện kể trong Zorba, con người hoan lạc!


Theo: tuoitre.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 2883
    Trong tuần: 44043
    Trong tháng 106174
    Tất cả: 17199725