CÔNG AN BẠC LIÊU
Cần sự vào cuộc đồng bộ để ngăn chặn “tín dụng đen” trực tuyến
Cập nhật ngày: 9-11-2020
Thời gian qua, dù lực lượng Công an và ngành Ngân hàng đã và đang quyết liệt ra quân đẩy lùi “tín dụng đen”, song vấn nạn này vẫn âm thầm phát triển, là nỗi ám ảnh kinh hoàng, thậm chí phải trả giá bằng cả mạng sống của những người lỡ sa chân “dính bẫy”.

Không chỉ “oanh tạc” nơi phố thị, “tín dụng đen” còn len lỏi đến tận nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, gieo bao cảnh nợ nần, đau thương, gây mất an ninh trật tự. Đáng chú ý, lợi dụng công nghệ, từ cách thức cho vay truyền thống, “tín dụng đen” còn biến tướng với hình thức cho vay qua mạng, qua các ứng dụng điện thoại di động (app), trong đó nhiều ứng dụng cho vay với mức lãi suất “cắt cổ” và thủ đoạn đòi nợ tàn khốc. 
 

Vậy, làm sao để tránh “bẫy” “tín dụng đen”, tiếp cận được vốn tín dụng chính thức của ngành ngân hàng? Chuyên mục Trò chuyện chủ nhật đã có cuộc trao đổi với ông Đào Minh Tú- Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về vấn đề này.  
 

PV: Thưa ông, vì sao “tín dụng đen” lãi suất cắt cổ mà nhiều người vẫn lao vào? Làm sao để nhận biết “tín dụng đen”?
 

Ông Đào Minh Tú: Để phân biệt “tín dụng đen” không khó. Có thể hiểu, “tín dụng đen” có 4 đặc điểm: Là hình thức cho vay hoặc đi vay dân sự, hoặc huy động vốn; lãi suất cho vay vượt quá lãi suất pháp luật quy định; được thực hiện bởi các cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính; việc thu hồi nợ, lãi thường gắn với các hành vi đòi nợ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật. 
 

Tôi nhấn mạnh 2 đặc điểm để nhận diện “tín dụng đen”: Thứ nhất là lãi suất cho vay vượt quá lãi suất pháp luật quy định. Điều 468 Bộ luật Dân sự quy định trần lãi suất cao nhất là 20% (trừ trường hợp quy định hợp pháp luật liên quan quy định khác). Nếu lãi suất cho vay vượt quá 20%/năm thì được coi là vi phạm. Dấu hiệu thứ 2 là việc thu hồi nợ, lãi thường gắn với các hành vi đòi nợ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật.
 

Thời gian qua, lực lượng Công an và ngành Ngân hàng đã có nhiều chương trình phối hợp để tuyên truyền. 
 

Tháng 3/2018, ngành Ngân hàng đã tổ chức hội nghị ngăn chặn “tín dụng đen” tại Gia Lai. Tháng 10-2020, NHNN cũng đã phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị của Bộ Công an như Cục Truyền thông CAND, Cục Cảnh sát hình sự tổ chức Hội nghị "Tuyên truyền mở rộng tín dụng ngân hàng, đấu tranh với hoạt động tín dụng đen và trao tặng an sinh xã hội” tại tỉnh Hoà Bình. 
 

Song song với đó, Bộ Công an cũng đã vào cuộc đồng bộ trên toàn quốc với nhiều biện pháp ngăn chặn, trấn áp quyết liệt; ngân hàng cũng đã triển khai nhiều mô hình tín dụng, các gói sản phẩm phù hợp để đưa vốn đến với người dân vùng sâu vùng xa, giúp bà con vay được vốn nhanh nhất.
 

PV: Thế nhưng “tín dụng đen” vẫn có đất phát triển. Phải chăng do việc tiếp cận vốn chính thức quá khó?
 

Ông Đào Minh Tú: Ở đây phải rạch ròi giữa 2 đối tượng. Đối tượng thứ nhất là những người có nhu cầu vay vốn thực sự để sản xuất kinh doanh hoặc vay tiêu dùng để trang trải cuộc sống, đặc biệt là những trường hợp đột xuất cần chi tiêu như ma chay, cưới hỏi, ốm đau đi viện hay con cái đi học… 
 

Đối tượng thứ 2 là những người vay tiền phục vụ mục đích chi tiêu không chính đáng như cờ bạc, lô đề, cá cược, hút chích… Với nhóm đối tượng thứ 2, tôi khẳng định luôn là không thuộc đối tượng phục vụ của ngành Ngân hàng. 
 

Còn với nhóm đối tượng thứ nhất, nhu cầu vay chính đáng phục vụ cuộc sống là rất cần thiết; Đảng, Chính phủ và ngân hàng cũng xác định sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu chính đáng này. NHNN không ngừng hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động cho vay, chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán trực tuyến. 
 

NHNN cũng chỉ đạo TCTD mở rộng, đa dạng các loại hình cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ôtô chuyên dụng, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng qua các kênh tín dụng chính thức.
 

Mạng lưới TCTD, các công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô phủ khắp các vùng miền được mở rộng và phát triển nhằm gia tăng tiếp cận dịch vụ đến người dân, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là người thu nhập thấp, người yếu thế trong xã hội, người chưa có tài khoản ngân hàng, qua đó góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”. 
 

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được tăng cường, cùng với việc chỉ đạo hệ thống ngân hàng quản lý cán bộ, nhân viên không tham gia các hoạt động liên quan đến “tín dụng đen”...
 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.
 

PV: Nhưng thưa ông, thực tế nhiều người dân vẫn e ngại và không biết khi cần vay vốn thì đến đâu, thủ tục như thế nào?
 

Ông Đào Minh Tú: Khi có ý định vay vốn, mong người dân hãy đến ngân hàng hỏi thủ tục, cách thức, lãi suất… Tức là người đi vay cần chủ động đến ngân hàng, vì thực tế, “tín dụng đen” đã làm việc này từ trước khi chui vào từng lối xóm, ngõ ngách để chào mời. 
 

Phía ngân hàng, tín dụng chính thức cũng sẽ chủ động đến với bà con - điều này sẽ thành chỉ thị của ngành Ngân hàng: tuyên truyền, tờ rơi để bà con nắm thông tin về các khoản vay. Ngành Ngân hàng đã cho thí điểm cách thức tiếp cận người dân này ở huyện Lạc Thủy - Hòa Bình và sẽ mở rộng phạm vi triển khai trên toàn quốc.
 

Còn về thủ tục, tùy vào từng mục đích vay, đối tượng vay, ngân hàng sẽ có hướng dẫn cụ thể. Hiện nay, Agribank đã triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng 5.000 tỷ đồng, theo đó khách hàng có nhu cầu vay vốn chính đáng được giải ngân ngay trong ngày với số tiền cho vay tối đa 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, Agribank cũng có chương trình cho vay thẻ thấu chi tại thị trường nông thôn (sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ).
 

PV: Ông có cảm nhận nhiều người nghèo vẫn “mặc cảm” nên không dám “gõ cửa” ngân hàng?
 

Ông Đào Minh Tú: Chỉ là một bộ phận nhỏ và tôi mong người dân hãy thay đổi suy nghĩ này. Hãy đến ngân hàng rồi mới biết họ đóng hay mở cửa chứ! Tôi đã đi thực tế nhiều địa phương, chứng kiến những mô hình hộ nông dân làm kinh tế giỏi, không những thoát nghèo, mà còn làm giàu, từ đó giúp những lao động khác có công ăn việc làm, mà họ bắt đầu chỉ với hai bàn tay trắng, đi vay chỉ 30-50 triệu đồng vốn từ ngân hàng chính sách. 
 

Ngành Ngân hàng sẵn sàng cho vay vốn ưu đãi để người dân thoát nghèo, nếu những đồng vốn tiếp tục được sử dụng hiệu quả như thế. Chúng tôi cam kết thủ tục đơn giản, thuận lợi, song với điều kiện thiện chí từ cả phía người vay: lần đầu thì phải chứng minh để quen biết, nhưng vay xong sẽ trả, sử dụng đúng mục đích, thì những lần sau, ngân hàng sẽ cho vay rất nhanh chóng. 
 

Ngoài ra, đề nghị các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở thôn xã nắm được cuộc sống của bà con, hỗ trợ giúp xác nhận thân nhân của bà con để xác nhận thông tin. Nếu tất cả cùng vào cuộc sẽ thành công trong việc tiếp cận tín dụng chính thức, đẩy lùi “tín dụng đen”.
 

Cũng xin thông tin thêm: đến 30-9-2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 8,69 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (là nơi dễ phát sinh hoạt động “tín dụng đen”) ước đạt 2,12 triệu tỷ đồng với 14,17 triệu khách hàng còn dư nợ, chiếm 24,67% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế. 
 

Chương trình cho vay tiêu dùng 5.000 tỷ đồng của Agribank, đến cuối tháng 9-2020 đã cho 408.898 lượt khách hàng vay vốn, doanh số cho vay đạt 18.645 tỷ đồng, dư nợ đạt 2.525 tỷ đồng. 
 

Bên cạnh nguồn vốn tín dụng thương mại, NHCSXH đang triển khai 20 chương trình tín dụng ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách với dư nợ đến cuối tháng 8-2020 đạt khoảng 221.515 tỷ đồng, với hơn 6,5 triệu lượt khách hàng còn dư nợ.
 

PV: Hiện nay, “tín dụng đen” còn biến tướng với hình thức cho vay qua app. NHNN có ý kiến gì về vấn đề này?
 

PTĐ Đào Minh Tú: Vay trực tuyến, vay ngang hàng (còn gọi là P2P Lending - Peer to Peer Lenging, thuộc lĩnh vực công nghệ và tư vấn tài chính - Fintech) là hình thức vay thông qua các ứng dụng di động giống như ứng dụng đặt xe Grab, Uber. 
 

Hình thức này hiện đang phát triển rất nhanh và rất khó kiểm soát ở Việt Nam, trong đó người vay không cần đến ngân hàng để làm việc mà thông qua các ứng dụng di động để tìm kiếm, kết nối giữa người có tiền cho vay và người có nhu cầu vay. Thủ tục cho vay đơn giản, số lượng tiền vay ít, lãi suất do hai bên tự thỏa thuận, điều kiện ràng buộc lỏng lẻo trong khi chưa có quy định về hình thức cho vay này. 
 

Do đó, nhiều đối tượng sử dụng hình thức này để hoạt động “tín dụng đen”. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cho vay được coi chỉ là sự thay đổi về hình thức việc tiếp cận, trao đổi và giao dịch cho vay, còn bản chất cũng không khác gì việc cho vay mặt đối mặt thông thường. 
 

Lãi suất của các hoạt động này vẫn phải tuân thủ quy định của Bộ luật Dân sự là dưới 20%. Tuy nhiên, một số đối tượng thu lãi suất rất cao, trên 100%/năm, hoặc lách quy định bằng cách thu thêm các khoản phí (thực chất là mức lãi suất thu thêm). Nếu cộng cả phí và lãi quy ra lãi suất có thể lên đến 1.400%/năm hoặc cao hơn. 
 

Để thuận tiện cho việc đòi nợ, các ứng dụng này yêu cầu người nợ phải cho phép truy cập vào danh bạ điện thoại, các tài khoản mạng xã hội, chụp ảnh nhận diện, ảnh CMND để khi người nợ chậm trả lãi thì người cho vay sẽ quay sang đòi nợ những người trong danh bạ hoặc gửi tin nhắn đe dọa, xúc phạm, bôi nhọ đến những người này, hoặc đăng trên các tài khoản mạng xã hội để gây áp lực, rồi có thể tiếp tục sử dụng các thủ đoạn đòi nợ theo kiểu “xã hội đen” như ném chất bẩn, chất thải, đặt vòng hoa, phun sơn... Nếu ứng dụng nào có những thủ đoạn như trên thì chính là các đối tượng hoạt động “tín dụng đen”.
 

Do vậy, khi đi vay người dân cần tìm hiểu kỹ các quy định về cho vay của các ứng dụng, lựa chọn ứng dụng cho vay uy tín, chấp hành đúng quy định về lãi suất (dưới 20%/năm), không có các hành vi đòi nợ theo kiểu “xã hội đen”, lăng mạ, xúc phạm, quấy rối người đi vay để tránh gặp phiền hà trong cuộc sống, cũng như tránh bị các đối tượng đưa vào vòng xoáy lãi mẹ đẻ lãi con.
 

PV: Thời gian qua, với sự ra quân quyết liệt của lực lượng Công an, cũng như chủ trương đẩy mạnh tín dụng chính thức của NHNN đã đạt được nhiều kết quả. Vậy, để đẩy lùi “tín dụng đen”, ngành Ngân hàng sẽ có những chủ trương gì trong thời gian tới, thưa ông?
 

Ông Đào Minh Tú: Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục đồng hành và triển khai quyết liệt các giải pháp để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng của người dân, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi “tín dụng đen”. 
 

NHNN chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán trực tuyến, gắn với cải cách thủ tục hành chính, đơn giản quy trình, thủ tục vay vốn để tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ khôi phục nền kinh tế sau giai đoạn COVID-19; kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình cho vay. NHNN, chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách về tín dụng và chuyển tải vốn đến người dân một cách hiệu quả nhất. 
 

Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông về các cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng đến mọi tầng lớp nhân dân, giúp người dân, doanh nghiệp hiểu về tín dụng từ các kênh cung cấp tín dụng chính thức. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các TCTD, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm liên quan đến “tín dụng đen”.
 

Để góp phần hạn chế “tín dụng đen”, nhất là tại địa bàn nông thôn, cần có sự tham gia đồng bộ của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội. Vì vậy, các Bộ, ngành liên quan tiếp tục phối hợp triển khai quyết liệt các giải pháp tăng cường nhận thức của người dân về phương thức, thủ đoạn, tác hại của “tín dụng đen”; đề ra các giải pháp đồng bộ trong công tác phát hiện, thu thập, củng cố chứng cứ và công tác đánh giá chứng cứ; có chế tài đủ sức răn đe đối với các đối tượng tham gia đường dây, có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” hoặc các đối tượng tham gia giới thiệu, tuyên truyền cho “tín dụng đen”.
 

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn:
cand.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 8920
    Trong tuần: 64
    Trong tháng 249313
    Tất cả: 17342887