CÔNG AN BẠC LIÊU
Một chủ đề gây tranh cãi tại châu Âu
Cập nhật ngày: 24-04-2023
Đó chính là điện hạt nhân. Sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022, nhiều quốc gia châu Âu đã tái khởi động các dự án điện hạt nhân. Trong khi đó, một số khác lại bảo lưu quan điểm cần chấm dứt kỷ nguyên nguồn năng lượng này vì lý do an toàn.

Minh chứng rõ ràng nhất cho cho thấy bức tranh đối lập về tương lai điện hạt nhân tại các nước châu Âu là việc nước Đức tuần trước chính thức đóng cửa ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng diễn ra gần như đồng thời với việc Phần Lan kích hoạt lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu sau 18 năm.

Một chủ đề gây tranh cãi tại châu Âu -0
Điện hạt nhân đang là chủ đề nóng trên các diễn đàn và tại xã hội các nước châu Âu.

Những người ủng hộ quyết định của Berlin cho rằng, đây là một thắng lợi của một cuộc đấu tranh rất dài nhằm loại bỏ cho nước Đức một nguy cơ an ninh thường trực về các sự cố trong các lò phản ứng hay hiểm họa môi trường từ rác thải hạt nhân. Cùng chung "chiến hào" với Đức còn có các nước như Italy, Luxemburg…

Ở phía ngược lại, những người phản đối cho rằng, nước đi của Chính phủ Đức là phi logic trong bối cảnh an ninh năng lượng không chỉ tại Đức mà còn tại cả châu Âu vốn đang trong tình trạng mong manh vì biến động địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraine, đồng thời việc Berlin loại bỏ một nguồn năng lượng đáng tin cậy, ổn định và ít ô nhiễm môi trường không phải là một thông điệp tích cực đối với các tham vọng trung hoà carbon của châu Âu.

Đối lập với Đức và các nước phản đối điện hạt nhân, trong phạm vi chiến lược công nghiệp và năng lượng của Pháp, điện hạt nhân vẫn tiếp tục đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Cho đến nay, với 57 nhà máy điện hạt nhân, Pháp vẫn là cường quốc điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Mặc dù gần một nửa trong số đó luôn trong tình trạng phải bảo dưỡng thường xuyên hay đối mặt với các vấn đề kỹ thuật phải tạm dừng hoạt động, paris vẫn xem điện hạt nhân là một trong những trụ cột quan trọng nhất trong chiến lược năng lượng của mình trong tương lai.

Điều này được thể hiện rõ trong chính sách công nghiệp mới của Pháp được công bố vào cuối năm 2021, khi đặt công nghệ hạt nhân dân sự là một trong những ưu tiên lớn nhất, với tham vọng chi 50 tỷ euro để hiện đại hoá một số nhà máy điện hạt nhân của nước này từ năm 2035, xây thêm ít nhất 6 lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ thế hệ mới, kèm theo lựa chọn xây thêm 8 lò sau đó. Mục tiêu của kế hoạch này không chỉ để phục vụ cho nhu cầu năng lượng trong nước mà còn hướng đến việc xuất khẩu điện và công nghệ lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới ra châu Âu và thế giới.

Với nước Pháp, điện hạt nhân không chỉ là giải pháp khả dĩ nhất để đạt được các tham vọng cắt giảm lượng rác thải khí carbon mà còn là tiền đề để sản xuất các loại năng lượng khác thân thiện với môi trường, như hydrogen xanh. Ngoài Pháp, các nước ủng hộ điện hạt nhân còn có Hà Lan, Bỉ, Ba Lan. Các nước này đều đang có kế hoạch mở rộng hệ thống điện hạt nhân, hoặc ít nhất là trì hoãn việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, như Bỉ.

Thực tế trên cho thấy, trong vấn đề điện hạt nhân, sẽ rất khó có các lựa chọn thống nhất cho toàn bộ Liên minh châu Âu (EU). Các nước sẽ đưa ra các lựa chọn phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia của riêng mình và cũng khó có khả năng EU áp đặt được một đường lối chung cho toàn khối.

Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là các quốc gia theo đuổi các chiến lược năng lượng khác nhau lại đang tranh giành lợi ích quyết liệt, với minh họa rõ nhất là Đức và Pháp. Trước khi diễn ra Thượng đỉnh EU cuối tháng 3/2023 tại Brussels, mâu thuẫn này đã suýt phá hỏng thượng đỉnh bởi vào thời điểm đó, trong khi Paris đang vận động quyết liệt cho Liên minh điện hạt nhân, nhằm đưa điện hạt nhân vào chương trình nghị sự trọng tâm của EU thì Berlin cũng bất ngờ đưa ra các quan điểm phản đối kế hoạch của châu Âu cấm bán toàn bộ xe ôtô mới chạy bằng động cơ đốt trong tại châu Âu kể từ năm 2035, với lí do là cần phải có ngoại lệ cho một loại xăng nhân tạo thân thiện với môi trường.

Giống như cuộc vận động của Pháp, Đức cũng vận động một số nước khác ủng hộ quan điểm này bởi đứng trên khía cạnh lợi ích của Đức, một cường quốc ôtô hàng đầu thế giới, việc cấm toàn bộ các xe chạy bằng động cơ đốt trong (tức xăng và diesel) sẽ triệt tiêu một thế mạnh lớn của ngành công nghiệp ôtô Đức, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Pháp đương nhiên chỉ trích gay gắt quan điểm này của Đức, cho rằng làm như thế sẽ phá vỡ tham vọng trung hoà carbon của châu Âu vào năm 2050.

Pháp có lý do của họ. Kế hoạch Công nghiệp Xanh là một kế hoạch hết sức tham vọng của EU nhằm đối trọng với "Đạo luật giảm lạm phát" (IRA) của chính quyền Mỹ, theo đó EU dự kiến chi đầu tư hàng trăm tỷ euro, với các điều kiện về nới lỏng thuế, trợ cấp cho các lĩnh vực công nghệ xanh qua đó bảo vệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của châu Âu trong các lĩnh vực công nghiệp chủ chốt.

Trước khi kế hoạch này được công bố chi tiết, Chính phủ Pháp đang vận động ráo riết trong nội bộ EU để đưa năng lượng hạt nhân góp mặt trong mọi chiến lược về năng lượng Xanh của EU. Hay nói cách khác, các quan chức chính phủ, các tập đoàn công nghiệp và tổ chức vận động hành lang của Pháp đang tìm mọi cách để năng lượng hạt nhân được đưa xếp vào vị trí trọng tâm trong kế hoạch nêu trên.

Mục đích của Paris là để sớm chiếm lấy phần to nhất của "miếng bánh" này bởi nếu năng lượng hạt nhân được xếp là năng lượng xanh và được nhấn mạnh trong Kế hoạch Công nghiệp Xanh của EU, nước Pháp sẽ có lợi thế vượt trội so với các nước khác trong EU trong việc cung cấp công nghệ điện hạt nhân, từ việc xây dựng các nhà máy mới cho đến việc bán điện cho các nước khác trong liên minh. Việc Pháp thuyết phục được 10 quốc gia EU tham gia Liên minh điện hạt nhân hồi cuối tháng 2/2023 được xem là một thắng lợi nhỏ đầu tiên trong nỗ lực này của Paris.

Hiện nay, Pháp-Đức đều không có dấu hiệu nhân nhượng nhau trong việc muốn đưa năng lượng của mình, với Pháp là điện hạt nhân còn Đức là xăng nhân tạo, thành chủ đề chính trong chính sách công nghiệp mới tại châu Âu và các tranh cãi sẽ càng khiến châu Âu khó tìm được một hướng đi thống nhất hơn.

Nguồn: cand.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 9201
    Trong tuần: 21
    Trong tháng 240082
    Tất cả: 16389396