CÔNG AN BẠC LIÊU
Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở thành lập trên cơ sở đồng thuận của người dân
Cập nhật ngày: 19-05-2023
Dự thảo luật gồm 5 chương, 31 điều, quy định kiện toàn thống nhất lực lượng bảo vệ dân phố, lực lượng Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ và các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng thành lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.

Chiều 18/5, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (QP & AN) của Quốc hội đã họp phiên toàn thể lần thứ 7 thẩm tra dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở. Trung tướng Lê Tấn Tới, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban QP  & AN chủ trì phiên họp. Dự phiên họp có: Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện các bộ, ngành chức năng, các thành viên Uỷ ban QP & AN; Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, đại diện cơ quan soạn thảo dự, báo cáo giải trình các vấn đề đại biểu nêu.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Trung tướng Lê Tấn Tới cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị và kết luận cuộc họp giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ đã có tờ trình về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.

“Tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với dự án luật này và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới. Bộ Công an cũng đã tiếp thu ý kiến, hoàn thiện hồ sơ dự án luật và có báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự án luật” – Chủ nhiệm Uỷ ban QP & AN nêu rõ.

p7.jpg -0
Chủ nhiệm Uỷ ban QP &AN Lê Tấn Tới phát biểu khai mạc phiên họp.

Báo cáo tóm tắt về đề nghị xây dựng luật và dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, Đại tá Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an cho biết, có 7 lý do để xây dựng luật này. Cụ thể, nhằm thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT gắn với kiện toàn lực lượng, tinh gọn đầu mối, giảm chi ngân sách, tăng cường công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở; điều chỉnh thay đổi về vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở sau khi được kiện toàn thành một lực lượng thống nhất. Kịp thời tạo cơ sở pháp lý để quy định cụ thể nhiệm vụ, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ được tiếp tục tham gia bảo vệ ANTT ở địa bàn cơ sở, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với lực lượng đã được tuyển dụng, huấn luyện và cống hiến, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp. Sắp xếp, bố trí lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở theo hướng thống nhất, kiện toàn, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quan hệ công tác, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ANTT ở địa bàn cơ sở. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, có hiệu lực pháp lý cao quy định về nhiệm vụ, hoạt động, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động của các lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.

quân.jpg -0
Đại tá Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp báo cáo đề nghị xây dựng dự án luật.

Đại tá Trần Nguyên Quân cho biết, dự thảo luật gồm 5 chương, 31 điều,  quy định kiện toàn thống nhất lực lượng bảo vệ dân phố, lực lượng Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ và các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng thành lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở và được bố trí theo mô hình tổ bảo vệ ANTT ở thôn, tổ dân phố đơn vị dân cư tương đương; lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được hưởng hỗ trợ thường xuyên hàng tháng, được hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế, được bố trí địa điểm, nơi làm việc, bồi dưỡng, huấn luyện, trang bị công cụ hỗ trợ, trang phục…

Trình bày báo cáo thẩm tra, Đại tá Vũ Huy Khánh, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban QP & AN cho biết, Uỷ ban QP & AN nhất trí sự cần thiết ban hành luật. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khách quan thì việc ban hành một đạo luật quy định về xây dựng, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là thật sự cần thiết. Việc xây dựng luật này phù hợp với sự chỉ đạo của Đảng, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp.  

p7_3.jpg -0
7.7.jpg -0
7.8.jpg -1
Các đại biểu phát biểu ý kiến.

“Uỷ ban QP & AN thấy rằng, dự án luật có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, hồ sơ về cơ bản đáp ứng yêu cầu, đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến. Đồng thời, Chính phủ đã có nhiều báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội khoá XIV và ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, thể hiện sự chu đáo, cầu thị của Chính phủ, Bộ Công an trong việc hoàn thiện dự án luật” – Đại tá Vũ Huy Khánh nêu rõ.

Tại phiên họp, các đại biểu đều thống nhất cần thiết ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở nhằm củng cố, duy trì lực lượng này ở cơ sở, tăng cường công tác bảo đảm ANTT ở địa bàn; thống nhất lực lượng ở cơ sở thành một lực lượng có đầu mối chỉ huy, tinh gọn bộ máy, giảm ngân sách… Nhiều đại biểu nêu ý kiến, cần ban hành luật này càng sớm càng tốt, giải quyết sớm những chồng chéo, vướng mắc trong công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở.

Thiếu tướng Vũ Thanh Chương, Giám đốc Công an TP Hải Phòng cho rằng, lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở rất cần thiết trong giải quyết các vấn đề ở cơ sở vì lực lượng này hỗ trợ chính quyền rất tốt, nhất là trong giải quyết các mâu thuẫn xảy ra ở cơ sở. “Không phải việc gì Công an, Quân đội cũng cần vào cuộc. Lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở này sẽ tạo sự mềm mại khi giải quyết các vấn đề, mâu thuẫn, tránh hiểu nhầm” – Thiếu tướng Vũ Thanh Chương cho biết.

7_5.jpg -0
Các đại biểu tại phiên họp.

Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban QP & AN cho biết, các lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở đã có từ khi Cách mạng ra đời. Nếu không có Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở thì các lực lượng này vẫn được điều chỉnh bằng các luật khác. “Mọi người dân đều có quyền tham gia bảo vệ ANTT ở nơi mình sinh sống. Nếu không có luật thì vẫn có các nhóm tự quản, tổ săn bắt cướp…hoạt động. Quan trọng là cần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, “đặt họ vào đường ray” để vận hành hiệu quả hơn” – Trung tướng Nguyễn Minh Đức cho biết.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho rằng, từ khi thành lập nước đến nay, các văn bản của Đảng ta đều xác định nhiệm vụ bảo đảm ANTT là của cả hệ thống chính trị. “Bảo vệ ANTQ là sự nghiệp của toàn dân thì phải có cơ chế, văn bản pháp quy phạm pháp luật xứng tầm để điều chỉnh, làm sao huy động tối đa quần chúng nhân dân tham gia vào sự nghiệp bảo vệ ANTQ” – Trung tướng Nguyễn Hải Trung nhấn mạnh.

Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban QP& AN cũng khẳng định, lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở là lực lượng đã có, đang có, có bề dày lịch sử. Chúng ta chỉ sắp xếp, tổ chức lại, có hỗ trợ hàng tháng để giữ chân họ, để họ đóng góp nhiều hơn, tốt hơn cho công tác bảo đảm ở địa phương. Công an là phải dựa vào dân, trong dân phải có lực lượng này vì họ ở cùng dân, gần dân nhất, nắm bắt mọi diễn biến, tình hình trong cộng đồng dân cư, họ là tai mắt của Công an, cũng là lực lượng thực hiện hiệu quả nhất việc chuyển tải chủ trương, chính sách của Nhà nước đến với người dân. 

p7.4.jpg -0
Thứ trưởng Lê Quốc Hùng tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu.

Phát biểu giải trình ý kiến các đại biểu, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng trân trọng cảm ơn lãnh đạo các bộ, ngành đã có quá trình đồng hành rất lâu dài với Bộ Công an trong quá trình xây dựng dự án luật này. “Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ Công an rất kiên trì lắng nghe, tiếp thu các ý kiến góp ý. Chúng tôi đã tổ chức hàng trăm hội thảo từ trung ương đến địa phương, lấy ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, báo chí và người dân. Các ý kiến đóng góp chúng tôi đều tiếp thu, giải trình tối đa” – Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cho biết.  

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cũng thông tin, Chính phủ đã có báo cáo số 145 ngày 26/4/2023 tiếp thu, giải trình ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự án luật này, trong đó, giải trình cụ thể các vấn đề quan trọng nhất của dự án luật. Cụ thể, đã làm rõ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, sự cần thiết ban hành luật. “Một thay đổi rất cơ bản về vị trí, chức năng, đó là đã quy định theo hướng, đây là lực lượng tại chỗ do chính quyền thành lập trên cơ sở đồng thuận của người dân, được ngân sách Nhà nước bảo đảm và có hỗ trợ từ nguồn lực khác. Đây cũng là nội dung tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và một số đại biểu” – Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cho biết và nhấn mạnh, bản chất của lực lượng này là luật hoá các lực lượng hiện nay đang có ở cơ sở, trong đó ưu tiên tuyển chọn từ 3 lực lượng là bảo vệ dân phố; đội trưởng, đội phó dân phòng; Công an xã bán chuyên trách. “Đây không phải gom các lực lượng trên lại mà họ là nguồn ưu tiên tuyển chọn khi luật hoá lực lượng  bảo vệ ANTT ở cơ sở” – Thứ trưởng Lê Quốc Hùng khẳng định.

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cũng giải trình rõ việc không tăng biên chế. Cụ thể, hiện nay, toàn quốc có khoảng 300 nghìn người tham gia hoạt động trong lực lượng bảo vệ dân phố; đội trưởng, đội phó dân phòng và Công an xã bán chuyên trách đang  được tiếp tục sử dụng. Theo luật này, sẽ kiện toàn, thống nhất thành lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở, ưu tiên tuyển chọn 300 nghìn người trên và bố trí thành tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở, tổ dân phố. “Với việc điều chỉnh theo hướng này không làm tăng số lượng người tham gia hoạt động, thậm chí có thể rút đi vì đây là lực lượng tự nguyện, họ có thể không tiếp tục tham gia nếu thay đổi nơi ở, nơi làm việc hoặc có nhu cầu khác” – Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cho biết.

Về ngân sách, việc bố trí lực lượng này không làm tăng ngân sách mà sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ hàng tháng cho họ. Mức kinh phí do địa phương tự cân đối mức chi trả khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội.  

Nguồn: cand.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 13350
    Trong tuần: 87094
    Trong tháng 510071
    Tất cả: 12141319