CÔNG AN BẠC LIÊU
Truyền thông chính sách phải "nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật"
Cập nhật ngày: 25-11-2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh điều này để nhằm mục tiêu giúp nhân dân và doanh nghiệp được hưởng thụ các thành quả.

Ý tưởng tốt mà truyền thông không tốt cũng không hiệu quả

Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến về Truyền thông chính sách "Nhận thức - Hành động - Nguồn lực", chiều 24/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công tác truyền thông có vai trò rất quan trọng, là chức năng của các cơ quan Chính phủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Vừa qua, chúng ta có làm một số việc, góp phần vào thành tựu chung của đất nước, trong đó có công tác truyền thông, tuy nhiên bên cạnh cái được, có cái chưa được. Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp thu các ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thực hiện công tác truyền thông chính sách tốt hơn thời gian tới.

Truyền thông chính sách phải
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị.

Thủ tướng cho rằng, nếu ý tưởng tốt mà truyền thông không tốt thì cuối cùng cũng không làm được, không có hiệu quả. Công tác truyền thông là "nói phải đi đôi với làm", nói mà không làm là suy thoái, nhưng "làm tốt mà không nói được" cũng là không tốt, vì không nói được vì sao tốt, vì sao hiệu quả để tổng kết, nhân rộng ra.

"Làm được, nói được phải thông qua công tác truyền thông, phản ánh dư luận về một số chính sách không phù hợp để các cơ quan chức năng kịp thời điều chỉnh. Chúng ta phải làm truyền thông từ lúc xây dựng, ban hành chính sách, kiểm tra chính sách, đánh giá tác động", Thủ tướng lưu ý. Đồng thời, làm tốt công tác truyền thông không phải chỉ có quyết tâm mà phải có phương pháp, cách làm, phù hợp tình hình, điều kiện, bối cảnh của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Chính sách ban hành phải được quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện, dựa trên nguyên tắc bám sát thực tiễn, tinh thần trách nhiệm, lấy thực tiễn làm thước đo. Chính phủ xác định công tác truyền thông chính sách có vai trò quan trọng để thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giáo dục chính sách pháp luật...

Truyền thông chính sách phải
Toàn cảnh hội nghị.

Thủ tướng chỉ rõ, vừa qua, nhận thức về công tác truyền thông ở các cấp, các ngành chưa chủ động; chưa chủ động cung cấp thông tin; chất liệu chưa chuẩn bị tốt, chưa đầy đủ, kịp thời nên hiệu quả truyền thông thấp. Tính tương tác hai chiều truyền thông chính sách còn hạn chế; việc lắng nghe ý kiến phản biện, trái chiều cần nhiều hơn, tôn trọng sự khác biệt. Một số chủ trương, chính sách đúng nhưng truyền thông chưa tốt, người dân chưa hiểu hết, khi thực hiện thì "chập chờn". Thủ tướng nêu thực tế và yêu cầu phải tuyên truyền bằng các biện pháp, số liệu cụ thể, không để xảy ra khủng hoảng truyền thông.

Dễ nghe, dễ làm, đi vào lòng dân

Thủ tướng khẳng định, thời gian tới, nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước giao Chính phủ, chính quyền các địa phương và các bộ, ngành hết sức nặng nề, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đang diễn biến phức tạp, lạm phát toàn cầu là sức ép lớn, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh thông tin… đang tác động tới nước ta. Do đó, công tác truyền thông phải làm tốt để xác định rõ các vấn đề này.

"Truyền thông chính sách là trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị của các cơ quan hành chính, cơ quan báo chí trong xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá để mọi chính sách đến với nhân dân theo tinh thần "dân là gốc", theo phương châm "Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm"; mọi chính sách phải đến được với người dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

Truyền thông chính sách phải
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Thủ tướng yêu cầu, phải làm truyền thông trước, trong, sau khi ban hành chính sách, đánh giá tác động chính sách. Tạo cơ chế, điều kiện để người dân, doanh nghiệp góp ý, phản biện chính sách. Một chính sách đưa ra phải lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động, nhất là người dân với tinh thần người dân là chủ thể, phát huy tinh thần sáng tạo, trách nhiệm của nhân dân. Thúc đẩy, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người dân trong chấp hành, tự giác tìm hiểu, học tập về chính sách.

Bên cạnh đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò tích cực của cơ quan báo chí trong truyền thông chính sách, gắn công tác này với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái; khuyến khích đổi mới sáng tạo về cách làm, "dễ nghe, dễ làm, dễ thực hiện, dễ giám sát, dễ đi vào thực tiễn, đi vào lòng dân, bảo đảm tính khoa học, thực tiễn". Công tác tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực. Truyền thông phải chủ động, bám sát thực tiễn, căn cứ tình hình cụ thể, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân.

Đầu tư con người, công cụ, phương tiện

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, nhận thức phải được nâng lên một bước, nhất là vị trí, vai trò của truyền thông chính sách. Tiếp đó là hành động phải quyết liệt, nỗ lực, cố gắng làm tốt để công tác truyền thông chính sách đến với người dân. "Đổi mới tư duy, cách làm, cách tiếp cận về truyền thông chính sách, sát với tình hình thực tiễn, điều kiện, khả năng, bối cảnh, đất nước, con người Việt Nam. Phát huy giá trị văn hoá của con người Việt Nam. Chủ động cung cấp thông tin trung thực, khách quan, sát thực", Thủ tướng nhấn mạnh.

Truyền thông chính sách phải
Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cùng với đó, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý; tăng cường quản lý nhà nước trong công tác truyền thông; tạo cảm hứng tích cực cho mọi người tham gia vào công tác truyền thông. Thủ tướng một lần nữa khẳng định, đây không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan báo chí, mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các địa phương. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành. Xuất phát từ thực tế, tôn trọng thực tế khách quan để phối hợp cung cấp chất liệu truyền thông, trên cơ sở đó làm tốt hơn.

Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới, để giúp Chính phủ xây dựng thành công chính sách, hoàn thiện chính sách, đánh giá chính sách và giám sát việc thực hiện, thi hành chính sách theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhau. Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Nâng cao sáng tạo, dân chủ trong thực hiện chính sách của các bộ ngành, địa phương. Minh bạch hoá các hoạt động chính sách...

Thủ tướng mong muốn các cơ quan truyền thông, các bộ, ngành làm tốt công tác truyền thông chính sách. Và muốn làm tốt phải có phương tiện, công cụ tốt. Do đó, cấp uỷ, chính quyền phải làm tốt việc này, đầu tư về con người, phương tiện, trang thiết bị; đổi mới cách tuyên truyền từng nội dung, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, hệ thống chính trị cơ sở, lực lượng Công an, Quân đội, Mặt trận Tổ quốc...

Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông và Văn phòng Chính phủ phối hợp hoàn thiện Chỉ thị về tăng cường công tác truyền thông chính sách, trình Thủ tướng ký ban hành, với tinh thần công tác truyền thông phải "nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật" để nhân dân, doanh nghiệp được hưởng thụ thành quả...

Báo chí chính thống vẫn là kênh chủ lực tuyên truyền chủ trương chính sách

Theo đồng chí Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) ở nước ta, công tác truyền thông các chủ trương, đường lối, chính sách luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Trong đó xác định rõ phương châm "truyền thông phải đi trước để thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả đối với những xu hướng thông tin sai lệch bản chất, không có lợi cho sự phát triển của đất nước".

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cho thấy nhiều vấn đề nảy sinh trong cách thức tổ chức bộ máy và đầu tư nguồn lực cho công tác này. Từ đó dẫn đến nhiều tình huống bị động, lúng túng trong việc chủ động cung cấp thông tin chính sách hoặc thực hiện chưa thật sự hiệu quả. "Không gian truyền thông giờ đây phức tạp, đa dạng hơn trước rất nhiều, đặc biệt là từ khi xuất hiện các phương thức truyền thông mới trên không gian mạng, thậm chí có lúc các nguồn thông tin không chính thống có xu hướng lấn át các kênh thông tin chính thống từ cơ quan nhà nước", đồng chí Nguyễn Thanh Lâm nêu thực tế.

Cần cấp bách thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của truyền thông chính sách -0
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm trình bày báo cáo tại hội nghị.

Từ đó, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho rằng, cần phải đánh giá lại cách thức tổ chức và thực hiện công tác truyền thông chính sách trong tình hình mới, trên cơ sở phát huy ưu thế sẵn có và học hỏi kinh nghiệm quốc tế để đạt sự đồng thuận về nhận thức, hành động và nguồn lực cho công tác này.

"Gần đây, nhiều vụ việc nổi cộm trên không gian báo chí, truyền thông (trong đó có vụ việc trở thành "sự cố truyền thông", ảnh hưởng lớn đến tâm lý xã hội, sản xuất kinh doanh, thậm chí trật tự an ninh...) có nguyên nhân xuất phát một phần từ sự thiếu kinh nghiệm xử lý truyền thông hiệu quả từ phía các cơ quan hành chính nhà nước. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa hình thành được đội ngũ cán bộ làm truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp, chưa thấy được tầm quan trọng của việc phải bố trí được nguồn lực phù hợp cho công tác này", đồng chí nêu rõ.

Đồng thời, ở nhiều địa phương và cá biệt ở một số bộ ngành hiện nay, công tác truyền thông không được quan tâm do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan.

Trong khi, báo chí chính thống vẫn là kênh chủ lực trong việc hỗ trợ tuyên truyền chủ trương chính sách, nhưng đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn. Lực lượng báo chí cách mạng của nước ta qua 97 năm hình thành và phát triển bao gồm 6 cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện của quốc gia, 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí và 64 đài phát thanh, truyền hình của các tỉnh, thành phố trực thuộc. Số lượng lao động trực tiếp làm báo trên toàn quốc hiện nay là hơn 60.000 người, trong đó gần 20.000 người được cấp thẻ nhà báo.

Kinh tế báo chí khó khăn do nguồn thu quảng cáo, dịch vụ giảm mạnh. Về thu hút quảng cáo, báo chí chính thống đang mất dần ưu thế so với các nền tảng mạng xã hội (toàn bộ hệ thống báo, đài và trang tin trong nước chỉ thu hút khoảng 40% tổng doanh thu quảng cáo trên toàn thị trường, còn lại 60% doanh thu thuộc về các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới). Báo chí truyền thống đang gặp khó khăn về nguồn lực đầu tư để thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để sản xuất và đưa nội dung báo chí lên chiếm lĩnh, lan tỏa rộng trên không gian mạng...

Kiến nghị "mũ" chi ngân sách nhà nước cho truyền thông chính sách

Từ thực trạng và bài học kinh nghiệm thực tiễn, Bộ TT&TT kiến nghị cần cấp bách thay đổi nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông chính sách như là một nhiệm vụ, một chức năng của cơ quan hành chính nhà nước, từ đó định hình bộ máy chuyên trách và hình thành vị trí việc làm phù hợp cho công tác truyền thông của cơ quan nhà nước.

"Cần khẳng định rõ rằng việc xây dựng vị trí việc làm và sắp xếp bộ máy phù hợp cho đội ngũ làm truyền thông chính sách sẽ không làm tăng biên chế, không tăng bộ máy" - Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh.

Trước mắt, Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường công tác truyền thông chính sách để làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương hình thành bộ phận/đơn vị thực hiện chức năng nhiệm vụ tham mưu truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp, tăng cường bố trí kinh phí cho công tác này.

Bên cạnh đó, phải có công cụ đo lường, đánh giá được hiệu quả truyền thông chính sách qua các phương thức khác nhau (báo chí, thông tin cơ sở, truyền thông xã hội, cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước....) để thấy rằng có cách làm hiệu quả, không hiệu quả.

"Nhà nước có chính sách và nguồn lực hỗ trợ các cơ quan báo chí đổi mới công nghệ, chuyển đổi số để chiếm lĩnh và dẫn dắt thông tin trên không gian mạng, trở thành dòng chảy chính, tích cực để dẫn dắt dư luận, truyền thông chính sách hiệu quả. Hiện nay làm báo cũng chính là làm công nghệ, cần có nền tảng công nghệ để làm báo trên không gian số", đồng chí Nguyễn Thanh Lâm đề cập.

Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng kiến nghị có "mũ" chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho công tác truyền thông chính sách. Cần tăng cường đặt hàng, giao nhiệm vụ từ nguồn NSNN cho các cơ quan báo chí chủ lực này. Hàng năm, các cơ quan chủ quản cần xác định nhiệm vụ xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, trên cơ sở đó ưu tiên bố trí nguồn kinh phí NSNN theo phân cấp cho hoạt động truyền thông chính sách.

Trong đó cố gắng đảm bảo nguồn kinh phí cho truyền thông chính sách đảm bảo ít nhất 10 - 20 % số lượng tác phẩm báo chí có nội dung truyền thông về chính sách, tùy thuộc từng thời điểm, yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí...


Nguồn: cand.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 1414
    Trong tuần: 786
    Trong tháng 130177
    Tất cả: 17223732