Sự cần thiết của 04 dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 5
Cập nhật ngày: 20-04-2023
Thực hiện kế hoạch của Chính phủ, Bộ Công an được giao chủ trì soạn thảo 04 dự án luật quan trọng trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ V, gồm: (1) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; (2) Luật căn cước công dân (sửa đổi); (3) Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; (4) Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Việc xây dựng các dự án luật trên là thật sự cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tạo cơ sở phục vụ tốt cho quần chúng Nhân dân.
Quyết tâm xây dựng lực lượng Công an Bạc Liêu chính quy, tinh nhuệ, hiện đại
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND) đã kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, việc xây dựng, ban hành Luật nhằm thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quy định hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân Công an; quy định thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn đối với sĩ quan Công an nhân dân có thành tích đặc biệt xuất sắc đạt được trong chiến đấu và công tác; quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan CAND.
Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đã kịp thời quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về căn cước công dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính; phù hợp với tiến trình hội nhập và hợp tác quốc tế; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, công sức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của Nhân dân; thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Bạc Liêu làm thủ tục căn cước cho người dân
Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Đồng thời, việc ban hành Luật với mục đích kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng tổ chức cơ sở, giảm chi ngân sách nhà nước; xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn trong xây dựng, hoạt động, quản lý, sử dụng các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở.
Trao quà động viên lực lượng bảo vệ dân phố nhân Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là sự cụ thể hóa Hiến pháp để giải quyết những vấn đề thực tiễn về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới, thể hiện quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ. Việc ban hành Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ với mục tiêu xây dựng thói quen, ý thức tự giác và hình thành văn hóa giao thông hiện đại, đề cao bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền con người khi tham gia giao thông; phát triển hạ tầng giao thông, quản lý vận tải, thích ứng với sự thay đổi, phát triển nhanh của kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật, hướng tới phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, vận tải hiện đại, đồng bộ, chất lượng./.
Trọng Thức
Các tin khác
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 11943 Trong tuần: 62487 Trong tháng 25350 Tất cả: 16174661