Hội thảo bình luận khoa học cuốn sách “Chủ quyền không gian mạng - Yêu cầu thời đại và nghĩa vụ quốc gia”
Cập nhật ngày: 4-12-2022
Ngày 02/12, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội thảo trực tuyến bình luận khoa học cuốn sách “Chủ quyền không gian mạng - Yêu cầu thời đại và nghĩa vụ quốc gia” do Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm Chủ biên.
Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo còn có lãnh đạo các Cục, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an; các học viện, trường CAND và Công an các đơn vị, địa phương cùng đông đảo các tướng lĩnh, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý luận thực tiễn trong và ngoài lực lượng CAND.
Tại điểm cầu Công an Bạc Liêu, Đại tá Trương Công Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì hội thảo.
Tại điểm cầu Công an Bạc Liêu, Đại tá Trương Công Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo tại điểm cầu Công an tỉnh Bạc Liêu
Cuốn sách “Chủ quyền không gian mạng - Yêu cầu thời đại và nghĩa vụ quốc gia” gồm 3 chương, với 319 trang của Bộ trưởng Tô Lâm đã phân tích, luận giải sâu sắc những vấn đề mang tính nhận thức về không gian mạng và pháp luật cũng như áp dụng luật pháp quốc tế bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; nghĩa vụ quốc gia về bảo vệ chủ quyền không gian mạng. Trong cuốn sách này, đồng chí Bộ trưởng đã cập nhật và thông tin nhiều vấn đề hết sức quan trọng về những thách thức thời đại từ không gian mạng, về kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới về bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng mà các cơ quan chức năng của Việt Nam có thể tham khảo.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet và các mạng xã hội đã và đang tạo ra không gian chiến lược mới - “không gian mạng” với nhiều thời cơ, vận hội nhưng cũng lắm thách thức đặt ra đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, các loại đối tượng thường xuyên lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hoạt động phạm tội, do đó, vấn đề bảo vệ chủ quyền không gian mạng không những là nhiệm vụ cấp bách mà còn thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trong những năm qua, với vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, Đảng uỷ Công an Trung ương, Lãnh đạo Bộ Công an luôn quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương làm tốt công tác bảo đảm an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Lực lượng CAND đã và đang tập trung xây dựng, kiện toàn lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh mạng, tích cực xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh mạng, phát hiện và ngăn chặn các âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng không gian mạng để chống phá Đảng, Nhà nước cũng như các vụ việc phạm tội và vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các mặt công tác bảo đảm an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng còn gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định.
Trên cơ sở yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn đặt ra hiện nay, Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã biên soạn và xuất bản cuốn sách “Chủ quyền không gian mạng - Yêu cầu thời đại và nghĩa vụ quốc gia”. Đây là công trình khoa học có sự nghiên cứu tổng thể và toàn diện về không gian mạng, bảo đảm an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Thảo luận tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích, qua đó làm nổi bật hơn các vấn đề đã được đồng chí Bộ trưởng đề cập trong cuốn sách cũng như các vấn đề mới khác có liên quan, nhất là về cơ sở chính trị, pháp luật quốc tế và thực tiễn của bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; tuyên truyền, đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Phân tích, làm rõ hơn bối cảnh quốc tế và trong nước, qua đó nhận diện rõ thời cơ, thách thức liên quan đến sự phát triển của không gian mạng; thực trạng và trách nhiệm, nghĩa vụ, cách thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng trong giai đoạn hiện nay, qua đó thấy được giá trị của cuốn sách đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet và các mạng xã hội đã và đang tạo ra không gian chiến lược mới - “không gian mạng” với nhiều thời cơ, vận hội nhưng cũng lắm thách thức đặt ra đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, các loại đối tượng thường xuyên lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hoạt động phạm tội, do đó, vấn đề bảo vệ chủ quyền không gian mạng không những là nhiệm vụ cấp bách mà còn thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trong những năm qua, với vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, Đảng uỷ Công an Trung ương, Lãnh đạo Bộ Công an luôn quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương làm tốt công tác bảo đảm an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Lực lượng CAND đã và đang tập trung xây dựng, kiện toàn lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh mạng, tích cực xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh mạng, phát hiện và ngăn chặn các âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng không gian mạng để chống phá Đảng, Nhà nước cũng như các vụ việc phạm tội và vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các mặt công tác bảo đảm an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng còn gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định.
Trên cơ sở yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn đặt ra hiện nay, Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã biên soạn và xuất bản cuốn sách “Chủ quyền không gian mạng - Yêu cầu thời đại và nghĩa vụ quốc gia”. Đây là công trình khoa học có sự nghiên cứu tổng thể và toàn diện về không gian mạng, bảo đảm an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Thảo luận tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích, qua đó làm nổi bật hơn các vấn đề đã được đồng chí Bộ trưởng đề cập trong cuốn sách cũng như các vấn đề mới khác có liên quan, nhất là về cơ sở chính trị, pháp luật quốc tế và thực tiễn của bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; tuyên truyền, đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Phân tích, làm rõ hơn bối cảnh quốc tế và trong nước, qua đó nhận diện rõ thời cơ, thách thức liên quan đến sự phát triển của không gian mạng; thực trạng và trách nhiệm, nghĩa vụ, cách thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng trong giai đoạn hiện nay, qua đó thấy được giá trị của cuốn sách đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại hội thảo (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an)
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ trân trọng cảm ơn những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học đến tham dự và có tham luận gửi tới hội thảo; khẳng định những giá trị lớn cả về lý luận và thực tiễn mà cuốn sách mang lại. Đồng chí Thứ trưởng đề nghị Học viện Chính trị CAND và các đơn vị tham mưu, phối hợp tổ chức hội thảo cần ghi nhận toàn bộ những ý kiến tham luận tại hội thảo; thông qua đó phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương có liên quan tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nhằm lan tỏa rộng rãi hơn nữa nội dung cuốn sách của Bộ trưởng Tô Lâm đến cán bộ, chiến sĩ lực lượng CAND. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân trong việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về bảo đảm an ninh mạng, tham gia tích cực công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Tham mưu với Bộ Công an trao đổi với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đưa nội dung về không gian mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng vào nội dung học tập trong trường phổ thông và giáo dục đại học. Đồng thời, đưa nội dung này vào trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng các hệ học của các học viện, trường CAND. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, kiện toàn, nâng cao hơn nữa năng lực của lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an; tăng cường đầu tư kinh phí, phương tiện hiện đại để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng trong tình hình mới; góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12, ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.
Tham mưu với Bộ Công an trao đổi với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đưa nội dung về không gian mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng vào nội dung học tập trong trường phổ thông và giáo dục đại học. Đồng thời, đưa nội dung này vào trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng các hệ học của các học viện, trường CAND. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, kiện toàn, nâng cao hơn nữa năng lực của lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an; tăng cường đầu tư kinh phí, phương tiện hiện đại để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng trong tình hình mới; góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12, ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.
Phương Thảo
Các tin khác
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 12476 Trong tuần: 40479 Trong tháng 185741 Tất cả: 16335043