Cảnh giác với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”
Cập nhật ngày: 23-08-2022
Nhẹ dạ, cả tin vào một tương lai tốt đẹp với lời hứa “việc nhẹ, lương cao”, không ít người dân đã phải vỡ mộng và đang phải trải qua những ngày tháng cơ cực, bị vắt kiệt sức lao động trên “đất khách, quê người”. Con đường trở về quê hương còn đó nhiều khó khăn.
Công an Phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai thăm hỏi gia đình nạn nhân
Mong con được trở về nhà
Thời gian qua, mặc dù lực lượng Công an và chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền về thủ đoạn lừa đảo “việc nhẹ, lương cao” nhưng vẫn có nhiều người sập bẫy. Điển hình như trường hợp của em T.V.H (18 tuổi, ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu). Đang có việc làm ổn định tại quê nhà, nhưng do thu nhập không cao nên H. đã lên mạng xã hội để tìm việc làm. Qua ứng dụng zalo, H. làm quen và được một người giới thiệu có chỗ tuyển lao động với mức lương cao nhưng công việc rất nhàn nhã. Do nhẹ dạ, cả tin, H. đã nghe theo lời dụ dỗ của đối tượng và chấp nhận đi làm việc. Đến hẹn, T.V.H được đối tượng cho xe đến tận nhà để đón đi làm. Tuy nhiên, khi lên xe, H. mới vỡ mộng khi điểm đến không phải là các khu công nghiệp ở Sài Gòn như đã hứa mà là sang Campuchia làm việc. Sau khi biết mình bị lừa, H. cố tìm cách liên lạc với gia đình thì bị các đối tượng khống chế, cướp điện thoại để không thể liên lạc được với mọi người.
Theo như lời kể của H. qua điện thoại về gia đình, sau khi qua Campuchia, H. bị đưa vào làm việc tại các cơ sở như: đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo... bị cưỡng ép lao động từ 12 - 16 giờ/ngày, không cho ra khỏi cơ sở. Nếu không thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng thì sẽ bị nhốt, đánh đập, bỏ đói... và yêu cầu gọi điện thoại về cho gia đình nộp vào tài khoản bọn chúng với số tiền rất lớn (khoảng 100 triệu đồng).
Cũng theo lời H kể, nhiều trường hợp bỏ trốn khi chưa có tiền chuộc đã bị các đối tượng sử dụng lao động đánh đập, ngược đãi rất dã man hoặc bán sang các cơ sở khác. Hiện H. vẫn chưa được về với gia đình. Anh T.T.H (cha của H.) lo lắng: “Nghe con bỏ nhà đi lao động đã lo lắng lắm rồi, giờ thêm nghe tin con bị bắt sang Campuchia lao động, gia đình tôi cứ như ngồi trên đống lửa, chỉ mong sao con trở về nhà được khỏe mạnh, an toàn là tôi mừng lắm. Giờ chỉ mong lực lượng chức năng sớm tìm gặp và giải thoát cho con tôi trở về”.
Vay tiền để chuộc con về
Không khí ảm đạm như bao trùm lấy căn nhà nhỏ của chị L.T.T (phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai) kể từ ngày chị nhận được tin nhắn của con báo rằng bị kẻ xấu lừa bán sang Campuchia lao động. Dù sự việc đã xảy ra khá lâu nhưng mỗi khi nhắc lại giọng của chị như nghẹn đi và những giọt nước mắt như chực trào rơi trên khuôn mặt khắc khoải của người mẹ vì nhớ, lo lắng cho con. Chị T. kể, do kinh tế gia đình khó khăn nên em L.H.P (18 tuổi) phải nghỉ học và đi lao động từ rất sớm. Từ sau Tết, em xin mẹ cho mình lên TP. Hồ Chí Minh làm công nhân, kiếm tiền gửi về giúp gia đình. Làm được một thời gian thì em quen một người bạn và được người này giới thiệu có quen một trang trại gà ở dưới Long An, làm việc nhẹ nhưng lương thì cao gấp vài lần chỗ làm hiện tại. Nghe bạn rủ rê, P. nhận lời chuyển xuống Long An để nhận việc. Nào ngờ, thay vì chở P. về Long An, các đối tượng lại chở thẳng sang Campuchia, đồng thời cho biết nếu muốn được về nước phải nói gia đình chuyển tiền chuộc với số tiền gần 100 triệu đồng. Vì quá lo lắng, chị T. đã chạy vạy, vay mượn khắp nơi để có đủ tiền gửi sang cứu con. Thế nhưng, đã một tháng trôi qua, P. vẫn chưa được thả tự do dù đã được trao tiền “giải cứu”. Trao đổi với chúng tôi qua videocall Zalo, em P. cho biết: “Từ bữa mẹ gửi tiền sang, em không bị bắt phải làm việc 12 giờ/ngày như trước nữa. Họ đưa em vào nhốt chung với 17 người khác cũng bị lừa sang đây giống em. Hàng ngày, họ chỉ cho chúng em ăn 2 bữa cơm và không cho bất cứ ai ra vào. Giờ em cũng không biết mình đang ở đâu và cũng không biết khi nào mới được về nhà. Em lo lắm”.
Những vụ việc trên là hồi chuông cảnh báo để mọi người dân cần hết sức cảnh giác với chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ, lương cao” hoặc lời mời gọi đi lao động tại Camphuchia. Khi phát hiện có các dấu hiệu lừa đảo, cần nhanh chóng trình báo đến cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết./.
Thời gian qua, mặc dù lực lượng Công an và chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền về thủ đoạn lừa đảo “việc nhẹ, lương cao” nhưng vẫn có nhiều người sập bẫy. Điển hình như trường hợp của em T.V.H (18 tuổi, ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu). Đang có việc làm ổn định tại quê nhà, nhưng do thu nhập không cao nên H. đã lên mạng xã hội để tìm việc làm. Qua ứng dụng zalo, H. làm quen và được một người giới thiệu có chỗ tuyển lao động với mức lương cao nhưng công việc rất nhàn nhã. Do nhẹ dạ, cả tin, H. đã nghe theo lời dụ dỗ của đối tượng và chấp nhận đi làm việc. Đến hẹn, T.V.H được đối tượng cho xe đến tận nhà để đón đi làm. Tuy nhiên, khi lên xe, H. mới vỡ mộng khi điểm đến không phải là các khu công nghiệp ở Sài Gòn như đã hứa mà là sang Campuchia làm việc. Sau khi biết mình bị lừa, H. cố tìm cách liên lạc với gia đình thì bị các đối tượng khống chế, cướp điện thoại để không thể liên lạc được với mọi người.
Theo như lời kể của H. qua điện thoại về gia đình, sau khi qua Campuchia, H. bị đưa vào làm việc tại các cơ sở như: đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo... bị cưỡng ép lao động từ 12 - 16 giờ/ngày, không cho ra khỏi cơ sở. Nếu không thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng thì sẽ bị nhốt, đánh đập, bỏ đói... và yêu cầu gọi điện thoại về cho gia đình nộp vào tài khoản bọn chúng với số tiền rất lớn (khoảng 100 triệu đồng).
Cũng theo lời H kể, nhiều trường hợp bỏ trốn khi chưa có tiền chuộc đã bị các đối tượng sử dụng lao động đánh đập, ngược đãi rất dã man hoặc bán sang các cơ sở khác. Hiện H. vẫn chưa được về với gia đình. Anh T.T.H (cha của H.) lo lắng: “Nghe con bỏ nhà đi lao động đã lo lắng lắm rồi, giờ thêm nghe tin con bị bắt sang Campuchia lao động, gia đình tôi cứ như ngồi trên đống lửa, chỉ mong sao con trở về nhà được khỏe mạnh, an toàn là tôi mừng lắm. Giờ chỉ mong lực lượng chức năng sớm tìm gặp và giải thoát cho con tôi trở về”.
Vay tiền để chuộc con về
Không khí ảm đạm như bao trùm lấy căn nhà nhỏ của chị L.T.T (phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai) kể từ ngày chị nhận được tin nhắn của con báo rằng bị kẻ xấu lừa bán sang Campuchia lao động. Dù sự việc đã xảy ra khá lâu nhưng mỗi khi nhắc lại giọng của chị như nghẹn đi và những giọt nước mắt như chực trào rơi trên khuôn mặt khắc khoải của người mẹ vì nhớ, lo lắng cho con. Chị T. kể, do kinh tế gia đình khó khăn nên em L.H.P (18 tuổi) phải nghỉ học và đi lao động từ rất sớm. Từ sau Tết, em xin mẹ cho mình lên TP. Hồ Chí Minh làm công nhân, kiếm tiền gửi về giúp gia đình. Làm được một thời gian thì em quen một người bạn và được người này giới thiệu có quen một trang trại gà ở dưới Long An, làm việc nhẹ nhưng lương thì cao gấp vài lần chỗ làm hiện tại. Nghe bạn rủ rê, P. nhận lời chuyển xuống Long An để nhận việc. Nào ngờ, thay vì chở P. về Long An, các đối tượng lại chở thẳng sang Campuchia, đồng thời cho biết nếu muốn được về nước phải nói gia đình chuyển tiền chuộc với số tiền gần 100 triệu đồng. Vì quá lo lắng, chị T. đã chạy vạy, vay mượn khắp nơi để có đủ tiền gửi sang cứu con. Thế nhưng, đã một tháng trôi qua, P. vẫn chưa được thả tự do dù đã được trao tiền “giải cứu”. Trao đổi với chúng tôi qua videocall Zalo, em P. cho biết: “Từ bữa mẹ gửi tiền sang, em không bị bắt phải làm việc 12 giờ/ngày như trước nữa. Họ đưa em vào nhốt chung với 17 người khác cũng bị lừa sang đây giống em. Hàng ngày, họ chỉ cho chúng em ăn 2 bữa cơm và không cho bất cứ ai ra vào. Giờ em cũng không biết mình đang ở đâu và cũng không biết khi nào mới được về nhà. Em lo lắm”.
Những vụ việc trên là hồi chuông cảnh báo để mọi người dân cần hết sức cảnh giác với chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ, lương cao” hoặc lời mời gọi đi lao động tại Camphuchia. Khi phát hiện có các dấu hiệu lừa đảo, cần nhanh chóng trình báo đến cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết./.
Hải Linh
Các tin khác
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 1777 Trong tuần: 17 Trong tháng 243768 Tất cả: 16393087