Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022
Cập nhật ngày: 1-01-2022
Sáng ngày 31/12/2021, tại Hà Nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2022, và hội ý nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu. Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, dự và phát biểu chỉ đạo.
Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến kết nối đến điểm cầu Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại điểm cầu Công an tỉnh Bạc Liêu, Đại tá Nguyễn Văn Hận, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra, dự và chủ trì hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Công an tỉnh Bạc Liêu
Trong năm 2021, Cục Cảnh sát Kinh tế đã chủ động trong việc nắm, phân tích, dự báo, nhận diện những nhóm vấn đề nổi lên làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển, kinh tế xã hội… Để nâng cao hiệu quả công tác, đơn vị đã ban hành nhiều kế hoạch và điện chỉ đạo, hướng dẫn hệ lực lượng phòng, chống tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; phân cấp cho địa phương; triển khai các đoàn kiểm tra, hướng dẫn… Thời gian qua, toàn lực lượng đã khởi tố 3.871 vụ (tăng 14,7%) với hơn 5.000 bị can (tăng 25.9%). Với phương châm “Lấy phòng ngừa là cơ bản, chiến lược, lâu dài”, Cục Cảnh sát Kinh tế là đơn vị đầu tiên triển khai chuyển hướng công tác điều tra cơ bản địa bàn cụ thể sang lĩnh vực xuyên suốt, tập trung nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ cơ bản. Từ kết quả của đơn vị, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo các cục nghiệp vụ chuyển hướng triển khai công tác điều tra cơ bản theo lĩnh vực xuyên suốt để đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, chủ động nhận diện kịp thời các vấn đề nóng, nhạy cảm, phức tạp, các hành vi vi phạm pháp luật; xác định khâu đột phá, đánh trúng, điều tra làm rõ nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế, buôn lậu trong những lĩnh vực nhạy cảm, gây bức xúc trong dư luận, có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh, tạo sự lan tỏa với phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, khẳng định sự chủ động trong công tác nắm và kiểm soát tình hình.
Công tác thu hồi tài sản được chú trọng, nhất là cảm hóa, động viên nhiều đối tượng khai nhận, khắc phục hậu quả, tỷ lệ thu hồi cao (riêng án tham nhũng đạt 92%)…
Tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2021, đơn vị đã có 66 lượt tập thể, 226 lượt cá nhân được các cấp khen thưởng. 10 năm liên tiếp (2012-2021), Cục Cảnh sát Kinh tế vinh dự được nhận Cờ thi đua của Chính phủ vì những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
Tại hội nghị, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc đã trao 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất tặng tập thể Phòng 9 Cục Cảnh sát Kinh tế; đồng thời, trao Huân chương Chiến công hạng Nhì và hạng Ba cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Cũng tại hội nghị, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc đã trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc.
Bên cạnh đó, chủ động nhận diện kịp thời các vấn đề nóng, nhạy cảm, phức tạp, các hành vi vi phạm pháp luật; xác định khâu đột phá, đánh trúng, điều tra làm rõ nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế, buôn lậu trong những lĩnh vực nhạy cảm, gây bức xúc trong dư luận, có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh, tạo sự lan tỏa với phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, khẳng định sự chủ động trong công tác nắm và kiểm soát tình hình.
Công tác thu hồi tài sản được chú trọng, nhất là cảm hóa, động viên nhiều đối tượng khai nhận, khắc phục hậu quả, tỷ lệ thu hồi cao (riêng án tham nhũng đạt 92%)…
Tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2021, đơn vị đã có 66 lượt tập thể, 226 lượt cá nhân được các cấp khen thưởng. 10 năm liên tiếp (2012-2021), Cục Cảnh sát Kinh tế vinh dự được nhận Cờ thi đua của Chính phủ vì những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
Tại hội nghị, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc đã trao 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất tặng tập thể Phòng 9 Cục Cảnh sát Kinh tế; đồng thời, trao Huân chương Chiến công hạng Nhì và hạng Ba cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Cũng tại hội nghị, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc đã trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc ghi nhận, biểu dương những kết quả, thành tích mà Cục Cảnh sát Kinh tế đã đạt được. Thống nhất với phương hướng, trọng tâm đột phá, nhiệm vụ công tác năm 2022, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng Cảnh sát Kinh tế trong công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự. Trong đó, Cục Cảnh sát Kinh tế sẽ là một trong các đơn vị trong lực lượng CAND đi đầu đảm bảo an ninh, trật tự.
Quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về nhiệm vụ công tác năm 2022. Chủ động dự báo sớm, đánh giá đúng tình hình, những vấn đề nổi lên để làm tốt công tác tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước và Bộ Công an các chủ trương, chính sách, giải pháp phòng, chống tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu...Chỉ ra một số mặt còn hạn chế, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc yêu cầu lực lượng Cảnh sát Kinh tế cần đánh giá, rút kinh nghiệm, làm rõ nguyên nhân và đặc biệt là đề ra các giải pháp, biện pháp giải quyết dứt điểm.
Bên cạnh đó, công tác nghiệp vụ cơ bản phải tiếp tục được đẩy mạnh, xuyên suốt, thường xuyên với nhận thức đầy đủ. “Làm công tác Công an mà không làm công tác nghiệp vụ cơ bản thì không phải là Công an. Làm công tác nghiệp vụ cơ bản mà không điều tra cơ bản thì không phải là công tác nghiệp vụ cơ bản…”, đồng chí Thứ trưởng nhấn mạnh. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, lực lượng Cảnh sát Kinh tế cần tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế… nhằm xây dựng các kế hoạch, phương án phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, nhất là tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu./.
Quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về nhiệm vụ công tác năm 2022. Chủ động dự báo sớm, đánh giá đúng tình hình, những vấn đề nổi lên để làm tốt công tác tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước và Bộ Công an các chủ trương, chính sách, giải pháp phòng, chống tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu...Chỉ ra một số mặt còn hạn chế, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc yêu cầu lực lượng Cảnh sát Kinh tế cần đánh giá, rút kinh nghiệm, làm rõ nguyên nhân và đặc biệt là đề ra các giải pháp, biện pháp giải quyết dứt điểm.
Bên cạnh đó, công tác nghiệp vụ cơ bản phải tiếp tục được đẩy mạnh, xuyên suốt, thường xuyên với nhận thức đầy đủ. “Làm công tác Công an mà không làm công tác nghiệp vụ cơ bản thì không phải là Công an. Làm công tác nghiệp vụ cơ bản mà không điều tra cơ bản thì không phải là công tác nghiệp vụ cơ bản…”, đồng chí Thứ trưởng nhấn mạnh. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, lực lượng Cảnh sát Kinh tế cần tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế… nhằm xây dựng các kế hoạch, phương án phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, nhất là tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu./.
Hoàng Dịnh
Các tin khác
-
Untitled Document -
-
-
Đang online: 1 Hôm nay: 896 Trong tuần: 15263 Trong tháng 63653 Tất cả: 17608541