CÔNG AN BẠC LIÊU
Suy diễn thẻ căn cước gắn chíp để phá hoại chính sách mới của Nhà nước
Cập nhật ngày: 17-09-2020
Theo đề xuất của Bộ Công an, thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thực hiện trong thời gian tới. Song trước và sau khi chủ trương này được phê duyệt, một số đối tượng đã lên diễn đàn mạng xã hội công kích, đưa ra những suy đoán vô căn cứ nhằm gieo rắc hoài nghi trong dư luận, nào là gắn chíp điện tử vào thẻ CCCD để "theo dõi công dân", nào là "vi phạm đời tư cá nhân"...

Trước đó, chiêu bài chống phá kiểu này cũng đã được đưa ra khi Nhà nước khuyến cáo người dân cài đặt Bluezone để tăng hiệu quả phòng chống dịch COVID-19.
 

Ngay sau khi Bộ Công an đề xuất Thủ tướng Chính phủ về phương án gắn chíp điện tử vào thẻ CCCD khi người dân có nhu cầu cấp mới, một số đối tượng sử dụng trang Facebook (fb) cá nhân, hoặc có bài viết, bình luận trên những diễn đàn mạng xã hội để chống phá quyết liệt chủ trương này.
 

Tại fb của một người tự xưng là luật sư, tên là N.M.C viết: ..."việc gắn chíp thẻ CCCD khác nào gắn chíp điện tử cho chính người mang thẻ! Muốn biết người này đi những đâu? Vào lúc nào? Cùng với những ai? Chỉ cần ngồi tra định vị là biết ngay chi tiết...". N.M.C còn so sánh gắn chíp điện tử vào thẻ CCCD như cách mà "các nông trại lớn chăn thả cừu, bò, lợn, ngựa thường gắn chíp để tiện chăn dắt".
 

Hoặc cũng giống với cách "ở một số nước tiên tiến thường gắn chíp điện tử cho các phạm nhân thi hành án phạt tù tại gia...". Mặc dù, ngay sau khi viết "status" (trạng thái) này, chính một người bạn của N.M.C trên fb đã có ý kiến bình luận giải thích để C hiểu rằng, không thể dùng chíp gắn trên động vật để sử dụng trong thẻ CCCD được vì những lý do kỹ thuật, nhưng C cố tình không hiểu, không chịu xóa dòng trạng thái của mình. Fb của N.M.C có tới hàng nghìn người theo dõi, điều đó thể hiện sự thiếu trách nhiệm khi đưa thông tin sai sự thật trên không gian mạng của một người được coi là "am hiểu" pháp luật như luật sư C!
 

Trên YouTube, đối tượng T.V.Đ còn làm một video clip, phát ngôn đả phá chủ trương gắn chíp điện tử vào thẻ CCCD bằng cách suy diễn vô căn cứ. T.V.Đ cho rằng chủ trương gắn chíp điện tử vào thẻ CCCD là "bắt chước" cách làm của một quốc gia láng giềng nhằm quản lý, theo dõi công dân. Với cách lập luận theo kiểu "thuyết âm mưu", Đ còn quy chụp các camera giao thông lắp trên đường là camera có chức năng "nhận diện khuôn mặt" để theo dõi công dân!
 

T.V.Đ không biết hay cố tình không biết, CCCD điện tử đã áp dụng trên thế giới từ thập niên 90 và đến nay đã có khoảng 70 quốc gia sử dụng. Hoàn toàn không giống như giọng điệu xuyên tạc của Đ cho rằng, chỉ có một vài quốc gia "kém dân chủ" mới sử dụng!
 

Thực ra, những đối tượng như N.M.C hay T.V.Đ không quan tâm đến đúng, sai khi đưa thông tin lên mạng xã hội bởi mục đích cuối cùng của các đối tượng này là tìm mọi cách để chống phá các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Xin nhắc lại rằng, cũng bằng cách này, một số đối tượng tự xưng là "đấu tranh cho dân chủ" đã mạnh mồm gào thét trên mạng xã hội, vận động tẩy chay khuyến cáo cài đặt phần mềm Bluezon vì cho rằng phần mềm này cũng là phần mềm viết ra để theo dõi công dân... Việc làm của họ đã đi ngược lại nỗ lực của ngành y tế và nhân dân khi tình hình dịch bệnh lúc đó đang có những diễn biến mới phức tạp.
 

Phải khẳng định rằng, gắn chíp điện tử thay vì mã vạch vào thẻ CCCD là áp dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật vào thực tế đời sống xã hội. Trước đây chúng ta chưa triển khai bởi chưa có điều kiện, nay các doanh nghiệp trong nước đã làm chủ được công nghệ với giá thành rẻ, là thời điểm thích hợp để triển khai.
 

Việc áp dụng thẻ CCCD điện tử cũng nhằm thực hiện chủ trương Chính phủ điện tử. Mục đích nhằm tạo ra nhiều tiện ích cho người dân khi thực hiện các giao dịch hành chính, không phải mang nhiều loại giấy tờ tới các cơ quan hành chính như trước đây. CCCD điện tử đảm bảo độ bảo mật cao, lưu trữ được nhiều trường thông tin hơn và có thể tích hợp thêm các thông tin của các bộ, ngành khác về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe…
 

Sử dụng thẻ CCCD điện tử, có thể phòng tránh được việc các loại giấy tờ bị giả mạo, nếu không may bị mất thẻ CCCD kẻ gian cũng không sử dụng được, không giống như chứng minh nhân dân trước đây.
 

Ngành Công an khẳng định, chíp điện tử gắn vào thẻ CCCD không theo dõi được công dân. Trả lời trước báo chí, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã nói rõ điều đó, vì loại chíp gắn trên căn cước công dân không có chức năng định vị. Hơn nữa, chúng ta đã có hệ thống pháp luật đảm bảo các quyền cơ bản của công dân. Nếu bất cứ một ngành nào, cơ quan nào làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước sự giám sát của nhân dân.
 

Tại sao khi sử dụng thẻ ngân hàng có gắn chíp điện tử, điện thoại thông minh có phần mềm định vị... chúng ta đều không nghĩ tới là mình sẽ bị theo dõi, bị mất quyền riêng tư? Nay lợi dụng chủ trương áp dụng khoa học kỹ thuật gắn chíp điện tử vào CCCD phục vụ tiện ích của người dân và xã hội thì một số đối tượng lại thổi phồng, xuyên tạc, vu khống? Bởi động cơ của những đối tượng này là gieo rắc hoài nghi để phá hoại chủ trương, chính sách mới của Nhà nước, chia rẽ, làm mất ổn định xã hội.
 

Chúng tôi cho rằng, bất cứ một chủ trương, chính sách mới được ban hành rất cần sự góp ý, phản biện của xã hội, của người dân, của các cơ quan, tổ chức nhằm làm sáng tỏ sự cần thiết và làm minh bạch hơn một số vấn đề mà người dân quan tâm... Song việc góp ý, phản biện phải trên tinh thần xây dựng chứ không phải lợi dụng việc góp ý, phản biện để phá hoại, "chụp mũ" bằng những suy diễn thiếu cơ sở khoa học.



Nguồn: cand.com.vn

Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 84
    Trong tuần: 128239
    Trong tháng 480010
    Tất cả: 17036357