CÔNG AN BẠC LIÊU
Toan tính về một vùng nhận diện phòng không phi pháp
Cập nhật ngày: 17-07-2020
Sau hàng loạt hành động đơn phương, trái với luật pháp quốc tế trên Biển Đông, Trung Quốc còn đang đe dọa thành lập một vùng Nhận diện phòng không (ADIZ) để kiểm soát vùng trời.

Các báo cáo về kế hoạch của Trung Quốc tuyên bố ADIZ đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông từ cuối tháng 5 và biện pháp khiêu khích này được cho là giống như những gì nước này đã làm trên biển Hoa Đông nhằm củng cố yêu sách của mình.

Âm mưu mới

Mối quan tâm về khả năng Trung Quốc thành lập ADIZ gia tăng mạnh mẽ vào tháng 6 khi các chiến đấu cơ Trung Quốc liên tiếp xâm nhập vào ADIZ của Đài Loan 5 lần trong 10 ngày - một động thái chưa từng có tiền lệ. Đáng chú ý, việc máy bay quân sự Trung Quốc áp sát Đài Loan diễn ra sau khi chiếc máy bay vận tải quân sự C-40A thuộc hải quân Mỹ nhận được sự cho phép và bay vào không phận Đài Loan ngày 9/6. 

 
Trước đó, vào ngày 31/5, tờ South China Morning Post đã dẫn nguồn tin từ quân đội Trung Quốc cho hay, Bắc Kinh đang lên kế hoạch thiết lập ADIZ ở Biển Đông. ADIZ được Trung Quốc đề xuất bao trùm cả quần đảo Đông Sa (Pratas) ở phía Bắc Biển Đông, và cả 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cũng theo nguồn tin này, Trung Quốc chỉ đang chờ thời điểm công bố.
Hình ảnh từ vệ tinh của Công ty ImageSat International (Israel) và tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á tại CSIS cho thấy Trung Quốc đã triển khai trái phép máy bay tuần tra chống ngầm KQ-200 tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tờ The Economist dẫn lời một cựu giảng viên Học viện hải quân Đài Loan tại Cao Hùng cho biết, việc thiết lập ADIZ trên Biển Đông đã được giới chức Trung Quốc "nhăm nhe" từ năm 2010, cùng thời điểm nước này thông báo với Nhật Bản về việc cân nhắc thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông. 

Xây dựng và phát triển trái phép các đảo nhân tạo, đặc biệt là các đường băng và hệ thống radar được xây dựng trên các đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam diễn ra nhiều năm qua là một phần kế hoạch ADIZ của Bắc Kinh. 

Và một khi các máy bay chiến đấu của quân đội Trung Quốc được đưa đến, chúng có thể tham gia cùng máy bay cảnh báo sớm và chống ngầm để thực hiện các hoạt động tuần tra ADIZ.

Không có cơ sở pháp luật quốc tế

Thực tế, ADIZ là không phận trên một khu vực, ở đó việc giám sát và kiểm soát máy bay qua lại được thực hiện vì lợi ích an ninh quốc gia của nước tuyên bố ADIZ. Điều đó có thể có nghĩa là các máy bay dân sự sẽ cần báo cáo sự hiện diện của họ với kiểm soát không lưu Trung Quốc, và có khả năng bị chặn nếu không làm. Trong khi nhiều quốc gia đưa ra ADIZ, khái niệm này không được xác định hoặc quy định bởi bất kỳ điều ước hoặc cơ quan quốc tế nào. 

Trung Quốc đã thiết lập ADIZ đầu tiên vào năm 2013 trên biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Khi đó, Mỹ đã cấp tốc cho 2 oanh tạc cơ bay ngang vùng này mà không hề xin phép, mục đích là chứng tỏ Mỹ không quan tâm gì đến quyết định về ADIZ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc định thiết lập ADIZ trên Biển Đông lại đi ngược với trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc, cũng như cản trở tự do hàng hải và hàng không. 

Tướng Charles Brown, người sắp kế nhiệm Tướng David Lee Goldfein làm Tham mưu trưởng Không quân Mỹ bày tỏ: “Nó tác động đến tất cả các quốc gia và nó thực sự chống lại một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, ảnh hưởng đến việc bay, đi tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế". 

Giám đốc Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Trung Quốc có trụ sở tại Alabama (Mỹ), ông Brendan Mulvaney thì cho rằng, tuyên bố thành lập ADIZ trên Biển Đông sẽ làm gia tăng căng thẳng quan hệ với Mỹ và gây ra những rạn nứt không thể khắc phục trong quan hệ với các nước láng giềng. 

"Một ADIZ mới có thể mang lại một số lợi ích chiến lược khiêm tốn cho Trung Quốc bằng cách kiểm soát một khía cạnh khác của Biển Đông. Nhưng một tuyên bố như vậy về Biển Đông - vốn là trọng tâm của một cuộc tranh chấp lãnh thổ 6 chiều, dường như khó hiểu đối với vùng biển, đảo và rạn san hô trên đại dương - sẽ củng cố nhận thức rằng Trung Quốc đang viết ra các quy tắc riêng bất chấp luật pháp quốc tế. Đây sẽ là một ví dụ khác về việc Trung Quốc coi thường luật pháp quốc tế, không tuân theo trật tự thế giới và các chuẩn mực quốc tế hiện nay", ông Brendan Mulvaney nhấn mạnh.

Đồng ý với quan điểm này, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hồi cuối tháng 6 khẳng định: "Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ với toàn bộ Biển Đông, điều đó đồng nghĩa họ đã cướp lấy một vùng biển rộng lớn vốn luôn rộng mở cho các hoạt động đánh bắt cá và tự do đi lại. Nếu Trung Quốc vẫn nhất quyết hành động, nguy cơ xảy ra các tính toán sai lầm trên biển sẽ lên cao, dẫn tới các căng thẳng leo thang trong khu vực". 

Ông Delfin Lorenzana khẳng định, Trung Quốc cũng sẽ vi phạm quyền của các nước liên quan đến những vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà nước này đã ký kết. 

“UNCLOS cung cấp một khuôn khổ cho việc quản lý các đại dương. Nhiều quốc gia sẽ coi ADIZ này là bất hợp pháp và vi phạm luật pháp quốc tế”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana nói. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cũng lên tiếng về các hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông, gọi những hoạt động của Bắc Kinh trong khu vực chiến lược quan trọng này là "vô cùng đáng báo động".

Gậy ông đập lưng ông

Phân tích kỹ hơn, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ nêu rõ: “Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ chuốc lấy hậu quả rất lớn về mặt pháp lý nếu đưa ra một sự vận dụng, giải thích mà cố tình bất chấp tất cả những nguyên tắc luật pháp quốc tế có liên quan hoạt động hàng không, trong lúc Trung Quốc vẫn đang là thành viên của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Tôi cho rằng, tuyên bố đó về ADIZ nếu đưa ra sẽ bị vô hiệu hóa, bởi vì các nước lớn có một nền hàng không mạnh chắc chắn sẽ có những biện pháp để không chấp hành tất cả những điều phi lý mà Trung Quốc đưa ra". 

Trong trường hợp Trung Quốc vẫn cố tình thiết lập ADIZ một cách bất hợp pháp để bảo vệ yêu sách phi lý của mình trên Biển Đông, thì theo TS Trần Công Trục, hành động này càng làm cho quốc tế nhận rõ hơn âm mưu, bản chất hoạt động của Trung Quốc và nước này sẽ rơi vào thế yếu về mặt pháp lý, về mặt chính trị cũng như ngoại giao và đặc biệt về mặt an ninh quốc phòng. 

“Trong trường hợp ấy, Trung Quốc có thể bị "gậy ông đập lưng ông", vừa không đạt được những bài bản đã tính toán của họ trên Biển Đông, khu vực, kể cả vùng trời ở trên đó, lại vừa bị thua thiệt, đuối lý, bất lợi và mất uy tín", TS Trần Công Trục nhấn mạnh.

Nói thêm về khía cạnh quan hệ ngoại giao trong vấn đề này, học giả Peter Layton, Đại học Griffith, Australia thì nhận định, trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở Mỹ và các nước phương Tây, Trung Quốc đang muốn tranh thủ để giễu võ, giương oai trong khu vực. 

Tuy nhiên, những động thái của Mỹ như cử tàu chiến, máy bay chiến đấu và tàu sân bay tới Biển Đông, tập trận chung với Philippines khiến Bắc Kinh hơi chùn, nhất là vào thời điểm quan hệ hai nước khá căng thẳng. Cho nên, Trung Quốc cũng sẽ cân nhắc nhiều hơn tới quan điểm của Mỹ trong vấn đề này. 

Còn theo Giám đốc cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) Greg Poling, những hành động vừa qua của Bắc Kinh ở Biển Đông là sự tiếp nối cách tiếp cận hung hăng hơn để khẳng định các yêu sách lãnh thổ nhưng nó đang gây ra sự phẫn nộ hơn bao giờ hết của các nước láng giềng Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, một tuyên bố về ADIZ sẽ gây tổn hại nghiêm trọng trong quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á.

Đưa ra gợi ý về việc các nước trong khu vực cần làm gì để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình nếu Trung Quốc công bố ADIZ trên Biển Đông, TS Trần Công Trục cho rằng, các nước trong khu vực phải bám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình và thông tin kịp thời, đầy đủ để công chúng hiểu rõ bản chất ADIZ của Trung Quốc là cái gì cũng như mối liên hệ của nó đối với vấn đề an ninh quốc gia; chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và chủ quyền bầu trời phía trên đến đâu. 

Bên cạnh đó, các nước trong khu vực cũng phải tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, yêu cầu các tổ chức, trong đó có Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) phải có thái độ rõ ràng, lên tiếng phản đối bởi việc này ảnh hưởng chồng lấn lên phạm vi của vùng thông báo bay (FIR) đã giao cho các quốc gia. 

“Việc này là đơn phương và vô lý ở trên bầu trời quốc tế, cũng như ở vùng bầu trời mà máy bay của các nước có quyền tự do bay nên các nước cần không đếm xỉa và không thực hiện. Nếu có một lý do trắng trợn nào đó mà Trung Quốc cố tình phá rối, xâm phạm lợi ích kinh tế thì phải có những tuyên bố bảo lưu cần thiết không để cho Trung Quốc lợi dụng chuyện này mà giành lấy sự công nhận trên thực tế yêu sách phi lý của họ”, TS Trần Công Trục nói.

Theo: cand.com.vn
Các tin khác
  • Untitled Document
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
    ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ
  • Tin ảnh

  • 

  • 
    Đang online: 1
    Hôm nay: 15053
    Trong tuần: 52107
    Trong tháng 102614
    Tất cả: 16251924