Trong bối cảnh nhiều nước phương Tây sắp đánh dấu hai năm đại dịch bùng phát, một số cuộc biểu tình tương tự đã lan rộng sang Australia và New Zealand cũng như Pháp.
Các cuộc biểu tình tự phát được khởi động hồi cuối tháng Một với tên là “Đoàn xe tự do” bắt đầu di chuyển từ miền Tây Canada và đi đến Ottawa. Khi đến thành phố này hôm 28/1, đoàn xe đã làm tắc nghẽn hoàn toàn giao thông tại trung tâm.
Ngày 29/1, hàng nghìn người biểu tình và người ủng hộ đã tràn ra đường cũng như trước tòa nhà Quốc hội Canada.
Khởi đầu là một cuộc biểu tình nhằm chống lại việc các tài xế xe tải vận chuyển hàng hóa qua biên giới với Mỹ được yêu cầu bắt buộc tiêm chủng, phong trào này đã lan rộng.
Những người lái xe biểu tình đã chặn đường tiếp cận một khu vực trung tâm của thành phố Ottawa, nơi đươc cảnh sát thành phố gọi là “Vùng Đỏ”, đồng thời là nơi đặt trụ sở nhiều cơ quan và doanh nghiệp lớn, bảo tàng, cao ốc văn phòng…
Dù số lượng người biểu tình ở thủ đô Canada đã giảm xuống còn vài nghìn người, nhưng cảnh sát ước tính hơn bốn trăm xe tải và các phương tiện khác vẫn đậu ở giữa các con đường, ngã tư, hoặc thậm chí là ngay sát các phương tiện của cảnh sát thiết lập tại “Vùng Đỏ”.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jens Psaki ngày 9/2 kêu gọi người dân ở cả Mỹ và Canada “hiểu tác động từ sự tắc nghẽn này - tác động tiềm ẩn - đối với người lao động, đối với chuỗi cung ứng”.
Washington đang làm việc với các nhà chức trách tại Canada để định tuyến lại giao thông đến Cầu Blue Water, nối cảng Huron ở Michigan (Mỹ) với Sarnia ở Ontario (Canada), trong bối cảnh lo ngại các cuộc biểu tình có thể trở thành bạo lực.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada Tiff Macklem đã kêu gọi đưa ra một giải pháp nhanh chóng bởi “sự tắc nghẽn kéo dài tại các điểm nhập cảnh quan trọng vào Canada có thể có những tác động to lớn đến kinh tế”.
Nguồn cand.com.vn