CÔNG AN BẠC LIÊU
Đại biểu lo lắng điệp khúc "được mùa mất giá"
Cập nhật ngày: 8-06-2022, lượt xem: 63
Khẳng định sản xuất nông nghiệp là cứu cánh cho nền kinh tế trong điều kiện, tình huống khó khăn, ở ta nông nghiệp phát triển nhưng thu nhập và đời sống người dân chưa cao, điệp khúc "được mùa mất giá", ùn ứ nông sản chưa có hồi kết..., ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (NN&PTNT) Lê Minh Hoan có giải pháp căn cơ nào, đặc biệt để thu hút doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

Chiều 7/6, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan ngồi "ghế nóng" giải đáp thắc mắc của các đại biểu Quốc hội.

Phát biểu mở đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung và hoạt động chất vấn trả lời chất vấn nói riêng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của nhân dân và cử tri, đề nghị các đại biểu Quốc hội, các vị Bộ trưởng, trưởng ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát hiện tượng khách quan, lắng nghe hơi thở của cuộc sống để có một phiên chất vấn, trả lời chất vấn sôi nổi, thực chất, mang tính xây dựng và hiệu quả cao nhất; tiết kiệm và sử dụng tối đa thời gian kỳ họp dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.

Đại biểu lo lắng điệp khúc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu mở đầu phiên chất vấn.

"Nhân dân và cử tri cả nước đang chờ đợi câu trả lời thẳng thắn và trách nhiệm của các vị Bộ trưởng" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Đề cập tình trạng giá cả phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến người nông dân gặp khó khăn, "lấy công làm lãi", ĐBQH Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) cho rằng, đây là bài toán cấp thiết đối với ngành nông nghiệp, Bộ trưởng có giải pháp gì để hỗ trợ nông dân yên tâm sản xuất?

ĐBQH Hoàng Anh Công (Thái nguyên) bày tỏ lo lắng của cử tri về vấn đề ùn tăc nông sản xuất khẩu khu vực phía Bắc. "Một trong những nguyên nhân là chính sách nhập khẩu của Trung Quốc. Bộ trưởng cho biết giải pháp để nâng cao chất lượng hàng nông sản, xây dựng nền xuất khẩu bền vững", đại biểu chất vấn.

ĐBQH Dương Văn Phước (Quảng Nam) băn khoăn giải pháp xử lý nghiêm tình trạng phân bón giả khi thời gian qua người nông dân khổ sở gánh chịu nạn phân bón giả, "đã nghèo còn đeo thêm khổ"? Cần làm gì để thương hiệu nông sản Việt Nam được khẳng định trong thời gian tới?

Đại biểu lo lắng điệp khúc
ĐBQH Dương Khắc Mai.

 ĐBQH Lê Thị Song An (Long An) cho rằng, tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân khó khăn, giá vật tư, phân bón tăng 200% trong khi nông sản không tiêu thụ được; nông dân sản xuất không có lãi, nhiều diện tích đất trồng thanh long người dân phá bỏ, nhiều diện tích đất sản xuất bỏ hoang không sử dụng. Với vai trò "Tư lệnh" ngành Nông nghiệp, Bộ trưởng có giải pháp gì?

Trả lời những câu hỏi nêu trên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ chia sẻ với bà con nông dân và các doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 và vấn đề ùn ứ nông sản, giá vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi... đầu vào của nông nghiệp tăng cao trong bối cảnh thị trường bị đứt gãy. Ông gửi lời cảm ơn 14 triệu nông dân Việt Nam đã rất năng động, linh hoạt góp phần vào kết quả xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nước ta đạt 48,6 tỷ USD trong năm 2021.

Đại biểu lo lắng điệp khúc
Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn.

Về giải pháp đối với câu chuyện nguyên liệu, theo ông, ngay khi có tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, ùn ứ xuất khẩu nông sản, Bộ đã làm việc với Bộ Công thương, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vào cuộc, làm sao hạn chế thấp nhất thiệt hại cho nông dân. "Việt Nam là quốc gia nông nghiệp nhưng phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu như phân, thuốc. Đây là vấn đề Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ NN&PTNT, làm sao phải nâng cao tính tự chủ của ngành nông nghiệp", ông nói và cho biết, Bộ đã đã tổ chức nhiều cuộc họp với hiệp hội, ngành hàng.

Liên quan đến thị trường, ùn ứ nông sản, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, ngoài yếu tố dịch bệnh COVID-19, thị trường Trung Quốc ngày càng khó tính hơn, có thực trạng nhiều năm đã quen rằng đây là thị trường dễ tính. "Trong khi họ yêu cầu cao hơn, chúng ta lại chậm thay đổi, chậm thông tin cho người dân biết. Trong này có trách nhiệm của các bộ, ngành, trong đó có trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp", ông thừa nhận.

Đại biểu lo lắng điệp khúc
Toàn cảnh hội trường.

Bộ trưởng chia sẻ, với 14 triệu hộ nông dân luôn phải đổi mặt với những rủi ro, đồng thời khẳng định chúng ta tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại thị trường, tổ chức lại các hiệp hội, ngành hàng để chuyển dần sang xuất khẩu chính ngạch. "Để một ngày nào đó hàng hóa của chúng ta chuẩn hóa, đưa sâu vào thị trường nội địa Trung Quốc", ông cho biết, hàng năm có hàng ngàn thông tin thay đổi về biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường, chúng ta không cưỡng lại được mà phải đáp ứng, thích nghi bằng cách chuẩn hóa chất lượng sản phẩm.

Về vấn đề "được mùa mất giá", theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, đây là quy luật kinh tế và chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, chính quy lại ngành hàng, phân bổ thị trường... Ông khẳng định không thoái thác trách nhiệm, nhưng ngành Nông nghiệp có tính liên ngành rất cao, có tính hệ thống trên dưới, trong ngoài, vận hành theo kinh tế thị trường.

"Do vậy, không thể bằng một mệnh lệnh hành chính là có thể thay đổi được. Bộ Nông nghiệp nhận trách nhiệm Thủ tướng Chính phủ giao và sẽ sớm cùng các cơ quan làm việc này", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết và thông tin, hiện Bộ NN&PTNT đã giao các viện nghiên cứu chuẩn hóa lại quy trình sản xuất, trồng trọt để giảm chi phí đầu vào...


Nguồn: cand.com.vn

 


Các tin khác