Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu tham gia thảo luận tại tổ về Luật Phòng, chống tham nhũng
Chiều ngày 31/5, tham gia thảo luận tại tổ. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu tham gia ý kiến về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái
Giải trình về vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là các tài sản phát sinh từ 300 triệu trở lên, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng theo chỉ đạo của Trung ương, điều 38, mở rộng đối tượng kê khai tài sản đến các cán bộ đảng viên, và có 4 phương thức kê khai là kê khai lần đầu, kê khai bổ sung, kê khai hàng năm và kê khai công tác cán bộ. Trong năm có khoản giao dịch phát sinh từ 300 triệu trở lên là phải kê khai.
Ông Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểu thảo luận tại tổ
“Điều 38 theo chỉ đạo của Trung ương mở rộng đối tượng đến các đảng viên, có 4 phương thức kê khai. Cán bộ, công chức lần đầu kê khai. Thứ 2 là kê khai bổ sung, các tài sản phát sinh 300 triệu. Trong năm có khoản giao dịch 300 triệu trở lên là phải kê khai, các khoản có nghi ngơ. Thứ 3 là kê khai hàng năm. Thứ 4 là kê khai công tác cán bộ. Khắc phục được, đảm bảo được tài sản kê khai, cơ quan kiểm soát tài sản nắm bắt được.
Đối với những người làm việc trong lĩnh vực nhạy cảm cũng phải kê khai hàng năm. Kê khai xác minh trước khi bổ nhiệm. Nếu kê khai không trung thực thì cơ quan kiểm soát tài sản tiến hành xác minh. Có tính toán rất cẩn thận.”
Ông Tạ Văn Hạ Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu
Cho rằng trách nhiệm của cơ quan, trách nhiệm của người đứng đầu, trách nghiệm của doanh nghiệp về tổ chức phòng chống tham nhũng… nằm rải rác trong các chương của dự thảo, đại biểu Tạ Văn Hạ đề nghị nên quy vào 1 chương trách nhiệm riêng.
“Bố cục trách nhiệm rải rác ở các chương… Trách nhiệm của cơ quan, trách nhiệm người đứng đầu… chương 7 có trách nhiệm xã hội… Điều 39 có cả trách nhiệm của doanh nghiệp về tổ chức phòng chống tham nhũng. Nên quy vào 1 chương trách nhiệm riêng, và phần đạo đức không nên đưa vào luật phòng chống tham nhũng vì không khoa học, nên bỏ đạo đức nghề nghiệp và đạo đức kinh doanh… nghề nào cũng có đạo đức riêng.”
Về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị không quy định trách nhiệm của các cơ quan Đảng trong kiểm soát tài sản, thu nhập của đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; mọi trường hợp phải được thực hiện theo quy định của pháp luật./.
Nguồn: Truyền hình Quốc hội